Ngoài ăn uống và tập luyện, đây cũng là thói quen khiến mỡ nội tạng ở bụng "tăng chóng mặt"

Chia sẻ Facebook
17/11/2022 00:08:19

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ ngủ 4 giờ một đêm có thể làm tăng tổng lượng mỡ bụng của bạn lên 9%.

Chất béo nội tạng được lưu trữ sâu trong bụng, có nhiệm vụ bảo vệ và cách ly các cơ quan quan trọng của chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta cần một lượng mỡ nội tạng nhất định, nhưng quá nhiều lại có thể trở thành gây hại. Trên thực tế, việc dư thừa chất béo hay mỡ nội tạng có liên quan đến các tình trạng sức khỏe như tăng nguy cơ phát triển tiểu đường, ung thư và bệnh tim.

Hầu hết chúng ta đều biết rằng, giống như mỡ dưới da, mỡ nội tạng cũng có thể được hình thành từ những gì chúng ta ăn và thói quen tập thể dục ra sao. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia thì những thói quen khác trong cuộc sống của mỗi người cũng góp phần hình thành mỡ nội tạng, bao gồm cả thời gian ngủ.

Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tăng 11% mỡ nội tạng trong bụng

"Điều rõ ràng nhất bạn có thể làm để giảm mỡ nội tạng là giảm cân. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu kế hoạch tập luyện hay là ăn uống thì có một điều rất đơn giản và dễ dàng mà bạn có thể làm được luôn để 'trục xuất' mỡ nội tạng là đi ngủ sớm hơn"!

"Cắt giảm thời gian ngủ có liên quan trực tiếp đến việc tăng chỉ số khối cơ thể (BMI), tăng tỷ lệ mỡ cơ thể và mỡ nội tạng. Trên thực tế, một nghiên cứu của các chuyên gia y tế tại Trung tâm y tế Mayo Clinic, được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tăng 11% mỡ nội tạng ở bụng"

Trong nghiên cứu, 12 người khỏe mạnh tham gia được chia thành 2 nhóm, một nhóm ngủ 4 giờ/đêm và nhóm còn lại ngủ tới 9 giờ/đêm. Thời gian nghiên cứu kéo dài 2 tuần. Kết quả cuối cùng cho thấy, nhóm ngủ 4 giờ/đêm không chỉ thấy mỡ bụng nội tạng tăng 11% trong thời gian đó, mà tổng lượng mỡ bụng của họ còn tăng 9%.

Điều này là do những người trong nhóm thiếu ngủ ăn trung bình nhiều hơn 300 calo mỗi ngày so với những người khác.

"Một nghiên cứu khác so sánh những người ngủ 8 giờ/đêm với người chỉ ngủ 5,5 giờ/đêm, trong khoảng thời gian 14 ngày. Kết quả cho thấy những người thiếu ngủ có hiệu quả giảm cân kém hơn 50% so với người ngủ đủ giấc, và họ cũng cảm thấy cơn đói tăng lên".

"Thời lượng giấc ngủ của con người góp phần duy trì khối lượng cơ thể. Theo đó, ngủ đủ giấc có thể tăng hiệu quả của việc ăn uống và cơ chế trao đổi chất để giảm cân".

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bà đưa ra lời khuyên:

- Nên tiếp xúc với ánh sáng ban ngày nhiều hơn vào mỗi buổi sáng.

- Tạo một môi trường thân thiện với giấc ngủ.

- Tuân thủ lịch trình ngủ, theo đó đi ngủ và thức dậy ở cùng thời điểm vào mọi ngày.

- Chỉ uống cà phê buổi sáng, tránh uống buổi chiều và tối.

Làm sao để nhận biết mỡ nội tạng?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), những người thừa cân, béo phì thường có lượng mỡ nội tạng cao. Chúng ta không thể nhìn thấy hay cảm nhận được mỡ nội tạng vì chúng nằm sâu bên trong cơ thể nên cách nhanh nhất để ước lượng mỡ nội tạng là dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Người thừa cân sẽ có chỉ số BMI từ 25-29,9. BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì.

Tuy nhiên, một số trường hợp dù BMI cao nhưng không phải là thừa cân hay béo phì, chẳng hạn như những người tập gym.

Do đó, có một cách khác để ước tính lượng mỡ nội tạng là đo chu vi vòng bụng. Theo khuyến cáo của Trường Y khoa Harvard (Mỹ), người có mỡ nội tạng nhiều sẽ có chu vi vòng bụng lớn hơn 101cm với đàn ông và 89cm với phụ nữ.


Theo Express.co.uk, Insider, Sciencedirect

Chia sẻ Facebook