Ngô là thực phẩm cực tốt, chống cả ung thư nhưng không phải ai ăn cũng lợi

Chia sẻ Facebook
20/05/2023 07:07:20

Ngô dù bổ dưỡng nhưng nhất định phải ăn đúng cách mới có thể hấp thụ mọi dinh dưỡng tuyệt vời của nó, bằng không sẽ khiến sức khỏe bạn trở nên trầm trọng hơn.

Những lợi ích tuyệt vời của bắp ngô bạn cần biết


Giảm mức cholesterol: Theo Thanh Niên , ngô rất giàu chất xơ, nó giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể. Ngô cũng có khả năng điều chỉnh insulin, làm cho nó trở thành một thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.


Giảm nguy cơ thiếu máu: Ngô chứa các vi chất dinh dưỡng như vitamin B12, a xít folic và sắt hỗ trợ việc sản sinh các tế bào hồng cầu trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ thiếu máu, theo LatestLY.


Tăng năng lượng hiệu quả: Nếu bạn sống một lối sống năng động, làm công việc văn phòng và tập thể dục mỗi ngày, bạn có thể ăn ngô vì nó giúp làm tăng mức năng lượng. Loại thực phẩm này chứa các carbohydrate phức hợp, có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa và có thể cung cấp năng lượng trong thời gian lâu hơn, theo LatestLY.


Phòng ngừa ung thư: Ngô chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm mức cholesterol, nhờ đó giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Một hợp chất được tìm thấy trong ngô có tên gọi beta-cryptoxanthin giúp tăng cường sức khỏe phổi, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, theo trang tin Mindblowing.


Tốt cho phụ nữ mang thai: Sự hiện diện của a xít folic, zeaxanthin và a xít gây bệnh trong ngô có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vì vậy, thai phụ có thể ăn ngô để bảo vệ em bé khỏi thoái hóa cơ bắp và vấn đề sinh lý.


Tăng cường sức khỏe làn da: Ngô chứa vitamin C và một chất chống ô xy hóa gọi là lycopene, có thể thúc đẩy việc sản xuất collagen và cải thiện độ đàn hồi của da, theo LatestLY.


Tốt cho mắt: Trong ngô có lutein và zeaxanthin. Nhiều nghiên cứu cho thấy hai chất này giúp ngăn ngừa hoặc kìm hãm sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh về mắt thường gặp.


Tốt cho não: Ngô là một nguồn cung cấp đáng kể thiamin (Vitamin B1), vốn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng não. Nó cũng giúp tổng hợp acetylcholine, từ đó dẫn đến việc cải thiện trí nhớ, theo Latestly.

Ngô giàu vitamin. Ảnh minh họa.

Những người không nên ăn ngô


Người tiêu hóa kém: Thông tin trên Lao Động những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thậm chí có khi còn gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa.


Người thiếu canxi, sắt: Ngô có chứa axit phytic và chất xơ, kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.


Khả năng miễn dịch kém: Ăn nhiều chất xơ sẽ làm cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại đến chức năng của xương, tim, máu…, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.


Người già và trẻ nhỏ: Người già chức năng tiêu hóa suy yếu, còn trẻ nhỏ chưa hoàn thiện vì thế việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ có trong các loại lương thực này tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.


Bệnh nhân tiểu đường: Ngô chứa hàm lượng tinh bột cao, carbohydrate trong ngô có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, do đó không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.


Bệnh nhân viêm đại tràng: Ngô là thực phẩm khó tiêu hóa, khi ăn vào có thể gây tổn thương hơn nữa cho các vết loét đại tràng. Ngô cũng rất giàu cellulose, khi người viêm đại tràng ăn ngô sẽ khiến thành ruột bị cọ xát.

Vậy ăn bao nhiêu ngô là đủ?

Nếu bạn không muốn mắc thêm bệnh và khiến bệnh cơ thể nặng hơn, hãy ăn điều độ. Đối với ngô, khẩu phần cho một người lớn, khỏe mạnh ăn mỗi ngày là nửa cốc, tương đương với một bắp ngô bình thường, quy ra riêng hạt ngô là khoảng 1 lạng.

Theo các chuyên gia, ngô là thực phẩm rất thích hợp để ăn sáng vì lúc này nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao, lượng cellulose có trong ngô có tác dụng kích hoạt đường tiêu hóa hoạt động.


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook