Nghiên cứu vệ tinh: ĐCSTQ báo cáo GDP sai lệch gần 1/3 trong 20 năm qua

Chia sẻ Facebook
03/11/2022 09:32:48

Một báo cáo mới cho thấy Trung Quốc có thể đã thổi phồng tăng trưởng GDP quá mức gần 1/3 trong 20 năm qua.

Một báo cáo mới của Đại học Chicago sử dụng hình ảnh vệ tinh vào ban đêm làm chỉ báo hoạt động kinh tế cho thấy các nhà độc tài đã phóng đại mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 35%. Trong khi đó, Trung Quốc, (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) có thể đã thổi phồng tăng trưởng quá mức gần 1/3 trong 20 năm qua. Theo phân tích, ĐCSTQ cũng không tin tưởng vào dữ liệu công khai của mình.

(Nguồn: Sean K/ Shutterstock)

Độ sáng của đèn vào ban đêm đo lường nền kinh tế: ĐCSTQ phóng đại GDP lên gần 1/3


Tháng trước, các học giả của Đại học Chicago đã công bố một nghiên cứu có tiêu đề “Chúng ta nên tin tưởng bao nhiêu vào ước tính tăng trưởng GDP của nhà độc tài?”. Hình ảnh vệ tinh hiển thị độ sáng của đèn vào ban đêm đã trở thành một đại diện cho hoạt động kinh tế.

“Mọi người đều muốn vẽ ra một viễn cảnh ‘tốt đẹp’. Nhưng điểm khác biệt chính là các quốc gia dân chủ có một mạng lưới kiểm tra và cân bằng có thể kiềm chế hành vi này ở một mức độ nào đó.”


Sau khi so sánh mức tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua độ sáng của đèn vào ban đêm trên ảnh vệ tinh với dữ liệu GDP chính thức, ông Martinez nhận thấy rằng 2 quốc gia có mức độ dân chủ khác nhau có mức độ tăng sáng của đèn vào ban đêm tương tự nhau, các quốc gia dân chủ hơn báo cáo tốc độ tăng trưởng GDP tương đối thấp.


Nghiên cứu của ông đã xem xét dữ liệu GDP và dữ liệu vệ tinh trong gần 20 năm tính đến năm 2013 của 184 quốc gia và thấy một mô hình rõ ràng: các chế độ độc tài đã phóng đại quá mức tăng trưởng GDP của họ.


Sau khi so sánh sự khác biệt giữa các chế độ dân chủ và độc tài, ông nói với VOA : “Phạm vi sai lệch dao động từ 30% đến 35%. Điều này có nghĩa là lấy ví dụ, thực tế tăng trưởng 1%, nhưng chính quyền độc tài báo cáo 1,3%.”


Mô hình của ông Martinez cũng cho thấy trong 20 năm qua, Bắc Kinh có thể đã phóng đại mức tăng trưởng GDP của mình lên gần 1/3, và nền kinh tế Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với những gì họ tuyên bố.


Còn ở các quốc gia dân chủ, ông Martinez cho biết dữ liệu có thể sẽ được truyền thông xem xét kỹ lưỡng, các câu hỏi do phe đối lập trong cơ quan lập pháp đặt ra và trong nhiều trường hợp, người dân có quyền tự do yêu cầu tiết lộ. Nhưng ở các quốc gia phi dân chủ, những điều này hầu như không có.


Một ví dụ phổ biến là hình ảnh vệ tinh vào ban đêm của bán đảo Triều Tiên. Phần lớn đất nước Hàn Quốc dân chủ ‘đèn đuốc sáng choang’. Triều Tiên dưới thời nhà độc tài Kim Jong-un, với nền kinh tế chỉ bằng 1/60 quy mô của Hàn Quốc, chủ yếu là bóng tối trên ảnh vệ tinh, và sự khác biệt về độ sáng khiến biên giới giữa hai nước trở nên rõ ràng.

Ông Martinez giải thích:

“Khi nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng, đèn đường, nhà cửa, công nghiệp sẽ ngày càng nhiều hơn.”

Một báo cáo mới của Đại học Chicago sử dụng hình ảnh vệ tinh vào ban đêm làm chỉ báo hoạt động kinh tế cho thấy các nhà độc tài đã phóng đại mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 35%. (Ảnh chụp màn hình website)

Học giả: Số lượng ánh sáng vào ban đêm sẽ phản ánh hoạt động kinh tế của các quốc gia khác nhau


Về vấn đề này, ông Tô Tử Vân (Su Tzu-Yun), Giám đốc Viện Chiến lược và Tài nguyên thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Quốc gia Đài Loan, nói với The Epoch Times hôm 1/11, rằng việc quan sát các hình ảnh vệ tinh vào ban đêm là một chỉ số phụ trợ. Lượng đèn chiếu sáng vào ban đêm sẽ phản ánh tình trạng hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia. Nếu các hoạt động kinh tế thường xuyên và thịnh vượng hơn, tất nhiên ánh sáng vào ban đêm sẽ dày đặc hơn và độ sáng sẽ cao hơn, đây là một chỉ số rất trực quan.


Ông lấy ví dụ vào đầu năm 2020, trước khi đại dịch Vũ Hán bùng phát, ĐCSTQ đã che giấu nó. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học Mỹ cũng đã chứng minh qua các bức ảnh vệ tinh vào ban đêm rằng trước khi dịch bùng phát, các bệnh viện xung quanh Vũ Hán có rất nhiều xe cộ ra vào ban đêm, thậm chí tắc đường. Lưu lượng giao thông bất thường này cho thấy khả năng bùng phát dịch trên diện rộng. Sức khỏe cộng đồng có thể được quan sát qua hình ảnh vệ tinh vào ban đêm, hoạt động kinh tế cũng như thế.


Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Vương Hách (Wang He) nói với Epoch Times rằng do các nước độc tài kiểm soát dữ liệu kinh tế, nên ngoại giới rất khó có được các số liệu này một cách có hệ thống, do đó mới nghĩ ra một số biện pháp phụ trợ. Các biện pháp này bao gồm sử dụng so sánh độ sáng của ánh sáng ban đêm để suy ra tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế và quy mô kinh tế. Cách tiếp cận này về tổng thể có thể kiểm chứng qua lại giữa số liệu kinh tế hiện có và ước tính của ngoại giới.

ĐCSTQ cũng không tin tưởng vào dữ liệu công khai của mình


Ông Vương Hách cho biết không chỉ Mỹ mà một số học giả ở Hồng Kông cũng đã thực hiện nghiên cứu tương tự. ĐCSTQ cũng có một số cơ quan nghiên cứu thực hiện nghiên cứu nội bộ về GDP thực tế, tất nhiên những báo cáo này sẽ không được công bố ra bên ngoài.

Ông nói:

“Nội bộ ĐCSTQ cũng không tin tưởng vào dữ liệu công khai của mình. Khi họ đưa ra các quyết sách kinh tế, cũng cần một số dữ liệu tương đối khách quan. Các cơ quan khác nhau và các tổ chức ở các lĩnh vực khác nhau thực hiện các nghiên cứu liên quan để làm tài liệu tham khảo cho việc ra quyết định kinh tế.”


Hiện nay nhiều người cho rằng có sự chênh lệch lớn giữa các số liệu chính thức và tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế. Ông Vương Hách lấy ví dụ vào năm 2019, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump nói rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể là âm. Vào thời điểm đó, một số nhà kinh tế Trung Quốc cũng công khai rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức vài phần trăm, thậm chí là âm. Điều này hoàn toàn trái ngược với dữ liệu chính thức mà chính quyền ĐCSTQ công bố.

Ông Vương Hách nói:

“Con số là từ chính phủ đưa ra, chính phủ đưa ra các con số, GDP của Trung Quốc thường là một trò đùa. Tổng GDP do các tỉnh công bố lớn hơn nhiều so với tổng GDP do nhà nước công bố. Sau này, ĐCSTQ tiến hành cải cách, quốc gia thống nhất công bố dữ liệu GDP, các tỉnh không được tự công bố, điều này rất vô lý.”

“Khi đó, trong giới học thuật và nghiên cứu có câu nói, Trung Quốc là thiên đường cho các nhà báo, nhưng lại là sa mạc cho các nhà thống kê và kinh tế. Bạn sẽ rất khổ sở khi đến đó vì không tìm được nguồn gốc con số chính xác nó đến từ đâu và có thể xác minh nó ở đâu.”

“Sau khi ĐCSTQ công bố các chỉ số kinh tế cho tháng 1 và tháng 2 năm nay, họ nói rằng năm nay đã có một khởi đầu tốt đẹp và vượt quá mong đợi. Kết quả là nhà kinh tế Thẩm Kiến Quang (Shen Jianguang) của JD.com ngay lập tức đăng một viết, nói rằng một danh mục trong báo cáo kinh tế mâu thuẫn với danh mục phân loại cụ thể ở bên dưới. Bài viết của ông nhanh chóng bị xóa.”


Ngoài ra, trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, Cục Thống kê Quốc gia của ĐCSTQ đã hoãn công bố số liệu tăng trưởng quý 3 và không đưa ra lời giải thích. Số liệu được công bố sau khi kết thúc Đại hội 20, và nói rằng mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái là 3,9% vượt quá kỳ vọng của các nhà phân tích.


Ông Vương Hách nói rằng Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc có hai dữ liệu, một từ Caixin và một là từ Cục Thống kê Quốc gia. Số liệu của Cục Thống kê chủ yếu dựa trên các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp lớn, từ số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Trung Quốc ‘quốc tiến dân lùi’ (doanh nghiệp nhà nước tiến lên và doanh nghiệp tư nhân đang thoái lui), lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước tăng lên, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Đài Loan và doanh nghiệp tư nhân đều giảm.


Ông nói rằng PMI Caixin đã ở dưới mức thịnh vượng và suy giảm trong cả ba quý. Tốc độ tăng trưởng GDP 3,9% đến từ đâu? Mọi người đều tỏ ra nghi ngờ. Những ví dụ như thế này có rất nhiều trong những năm qua.

Dữ liệu kinh tế của ĐCSTQ là không đúng sự thật, ngoại giới vẫn luôn nghi ngờ


ĐCSTQ đã làm sai lệch dữ liệu kinh tế trong nhiều năm và ngoại giới vẫn luôn chỉ trích.


Tờ The Economist đưa tin vào năm 2019, một bài luận văn do nhà kinh tế học Tạ Trường Thái (Chang Tai Hsieh) từ Đại học Chicago và 3 học giả từ Đại học Trung văn Hồng Kông đã chỉ ra, dữ liệu kinh tế do ĐCSTQ công bố, bao gồm cả xuất khẩu công nghiệp và lượng đầu tư, từ lâu đã có sự pha trộn theo quán tính. Do đó, họ suy đoán rằng từ năm 2008 đến năm 2016, số liệu tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc đã bị thổi phồng lên trung bình 2 điểm phần trăm. Cộng dồn, các số liệu chính thức trong năm 2016 đã bị phóng đại quá 16%, tương đương hơn 1.500 tỷ USD.


Đối với kết quả nghiên cứu này, Đài Á Châu Tự Do đưa tin vào ngày 10/3 cùng năm, theo đó, học giả kinh tế Tần Vĩ Bình (Qin Weiping) cư trú tại Mỹ nói rằng đã có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về việc làm sai lệch số liệu kinh tế của Trung Quốc: “Tôi nghĩ rằng nó ít nhất là 30% đến 40%.”


Một báo cáo năm 2019 của Viện Brookings cũng cho thấy rằng ĐCSTQ đã thổi phồng tăng trưởng kinh tế khoảng 2% mỗi năm và quy mô kinh tế thực của Trung Quốc nhỏ hơn 12% so với tuyên bố chính thức.


Theo Hạ Tùng, Dịch Như / Epoch Times

Chuyên gia: Công nhân Foxconn TQ tháo chạy vì ‘Zero COVID’ giống cảnh chạy nạn đói năm 1942 Nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu - Hà Nam (Trung Quốc) gia công iPhone cho Apple đang chứng kiến cảnh làn sóng công nhân tháo chạy.

Chia sẻ Facebook