Nghiên cứu: Thiếu ngủ khiến con người trở nên ích kỷ – Các biện pháp khắc phục
Nghiên cứu: Thiếu ngủ khiến con người trở nên ích kỷ – Các biện pháp khắc phục
Theo CNN, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley, đã thực hiện 3 nghiên cứu về mối liên hệ giữa thiếu ngủ và tính ích kỷ.
Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cơ sở dữ liệu về các khoản quyên góp từ thiện trên khắp Hoa Kỳ từ năm 2001 đến năm 2016. Họ phát hiện ra rằng mọi người đã quyên góp ít hơn 10% sau khi triển khai Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) (quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm một khoảng thời gian, thường là 1 giờ), mức giảm chưa từng thấy ở các tiểu bang không triển khai.
Trong nghiên cứu thứ 2, các nhà nghiên cứu đã thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) não của 24 người đã trải qua một đêm ngon giấc và một đêm mất ngủ. Ngủ giấc ở đây là ngủ đủ 8 tiếng.
Trong nghiên cứu thứ 3, các nhà nghiên cứu đã theo dõi giấc ngủ của hơn 100 người trực tuyến trong 3 hoặc 4 đêm. Sau đó, yêu cầu họ tự đánh giá bằng bảng câu hỏi, bao gồm họ ngủ bao nhiêu tiếng vào ban đêm, thức dậy bao nhiêu lần, khi nào thức dậy v.v.
Kết quả cho thấy, khi những người tham gia này ngủ không ngon giấc vào ban đêm, họ ít sẵn sàng giúp đỡ người khác hơn.
Vậy làm thế nào để có một giấc ngủ ngon? Tờ Huffington Post chia sẻ các phương pháp được cung cấp bởi một số chuyên gia:
1. Tránh sử dụng các sản phẩm 3C trước khi đi ngủ
Ánh sáng xanh từ các sản phẩm 3C như TV, máy tính, điện thoại di động sẽ ức chế melatonin cần thiết cho giấc ngủ của con người, khiến con người không thể đi vào giấc ngủ và não bộ không được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Bác sĩ tâm thần người Mỹ Sasha Hamdani đồng thời là chuyên gia về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), cho biết khi mọi người nhìn thấy điều gì đó thú vị hoặc hấp dẫn trên mạng xã hội hoặc trên TV, não sẽ tiết nhiều chất dẫn truyền thần kinh dopamine.
Bác sĩ Hamdani cho biết
: “Khi bộ não của bạn bận rộn và hoạt động tích cực, nó sẽ ít có khả năng ngừng hoạt động (nghỉ ngơi) hơn”.
2. Nghĩ về thiên nhiên
Ông Jeffrey Durmer là một huấn luyện viên giấc ngủ và bác sĩ y học về giấc ngủ của đội cử tạ Olympic Hoa Kỳ. Ông cho biết thiên nhiên có thể làm giảm căng thẳng, vì vậy suy nghĩ về hoạt động ngoài trời có thể giúp mọi người ngủ ngon.
Ông gợi ý rằng, trước khi đi ngủ, hãy nghĩ về một hồ nước lấp lánh hoặc một chú chim hót líu lo. Nếu điều đó không hiệu quả, hãy dành một chút thời gian trên ban công hoặc sân thượng của bạn trước khi đi ngủ, để sự tĩnh lặng đọng lại trong trái tim bạn thay vì ánh sáng và tiếng ồn.
3. Xây dựng thói quen đi ngủ vào một giờ cố định
Chuyên gia về giấc ngủ Carley Prendergast nói rằng nhịp điệu giấc ngủ rất quan trọng để có một giấc ngủ ngon. Mọi người nên tập thói quen đi ngủ vào một giờ nhất định. Bởi vì, điều này giúp hình thành đồng hồ sinh học cho cơ thể.
Cô ấy khuyên bạn nên tham gia vào các hoạt động thoải mái vào buổi tối để giúp ngủ ngon, chẳng hạn như tắm nước nóng, chăm sóc da hoặc đọc sách.
4. Thiền định
Ngoài ra, để có một giấc ngủ an lành, bạn cũng có thể thử thiền định, hay còn gọi là tịnh tâm.
Với tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn thần kinh và não bộ, thiền định được xem là phương pháp tốt trong việc chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ. Thiền định giải phóng bộ não khỏi những căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, đồng thời hướng tới cuộc sống cân bằng, lạc quan.
Ngày nay, rất nhiều người nổi tiếng như David Lynch, Richard Davidson và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã công bố những lợi ích tuyệt vời của thiền định: tăng sự tập trung, chống lại căng thẳng, tăng cường sức khoẻ và khởi lên lòng nhân ái.
Các bài tập thiền định thường nhẹ nhàng, đơn giản và an toàn, vì vậy mà phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây .
Ngữ Yên (t/h)
20 cách để sống lâu và trọn vẹn hơn, theo các nghiên cứu 20 phương pháp dễ thực hiện và hoàn toàn miễn phí đã được kiểm chứng này sẽ giúp bạn có một cuộc sống lâu dài và trọn vẹn.