Nghiên cứu: Phong tỏa rất có thể là sai lầm chính sách lớn nhất của thời hiện đại
Các chính sách phong tỏa của nhiều quốc gia trên thế giới trong thời kỳ COVID-19 đã gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế và xã hội. Theo một nghiên cứu mang tính bước ngoặt gần đây, “thành tích” của việc phong tỏa là không đáng kể so với chi phí đáng kinh ngạc, gần như có thể bỏ qua. Một trong những tác giả gọi việc phong tỏa là
“sai lầm chính sách lớn nhất đương đại”.
Các nhà khoa học từ Đại học Johns Hopkins và Đại học Lund ở Thụy Điển đã khảo sát gần 20.000 nghiên cứu về các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Các tác giả của báo cáo cho biết, phát hiện của họ cho thấy tác dụng của các biện pháp phong tỏa chặt chẽ đối với việc giảm số ca tử vong do COVID là “không đáng kể” và đó là “một tỷ lệ lớn các thất bại trong chính sách” , ví dụ như so với các quốc gia như Thụy Điển, việc phong tỏa nghiêm ngặt chỉ giúp giảm khoảng 1700 ca tử vong ở Anh và Wales, ít hơn rất nhiều so với số ca tử vong do bệnh cúm hàng năm tại đây.
Nghiên cứu này kết luận rằng “dữ liệu cho thấy, so với chi phí đáng kể kèm theo, số người được cứu sống (nhờ phong tỏa) chỉ là con số nhỏ không đáng nhắc đến.”
Kể từ khi đóng cửa các thành phố ở nhiều quốc gia, những tác động bất lợi đối với sức khỏe trẻ em, giáo dục, tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng đáng kể nợ công ngày càng trở nên rõ ràng.
“Điều này cho thấy rằng việc phong tỏa là một cam kết thất bại. Nó có rất ít lợi ích cho sức khỏe quốc gia, nhưng nó đã mang lại những chi phí kinh tế, xã hội và chính trị thảm khốc cho xã hội. Phong tỏa rất có thể là sai lầm chính sách lớn nhất của thời hiện đại.”
“Các mô hình nghiên cứu dịch tễ học của COVID có nhiều điểm chung: Được xây dựng dựa trên các giả định đáng ngờ. Dự đoán về thảm họa nghe có vẻ khủng khiếp, nhưng có rất ít bài học rút ra từ đó.”
Báo cáo cho biết, họ ước tính rằng đợt phong tỏa đầu tiên của Anh đã ngăn chặn được 1.700 ca tử vong, ít hơn nhiều so với một mùa cúm thông thường có từ 18.500 đến 24.800 ca tử vong.
“Các mô hình chủ quan đã gây hiểu nhầm, đồng thời bỏ qua các vấn đề như tự nguyện cách ly và các yếu tố quan trọng khác, mọi người đã rơi vào tình trạng hiểu lầm lớn, nghĩ rằng phong tỏa là một biện pháp rất hiệu quả.”
“Phân tích của chúng tôi cho thấy, tác động (tích cực) của việc phong tỏa là không đáng kể khi các nhà nghiên cứu tính đến các biến số khác (chẳng hạn như hành vi tự nguyện).”
Các tác giả cho biết, nghiên cứu cho thấy những thay đổi hành vi tự nguyện quan trọng hơn các hạn chế được thi hành trong cuộc chiến chống lại virus corona. Ví dụ, mặc dù có một số hạn chế được thực thi ở Thụy Điển, nhưng những thay đổi trong hoạt động của người tiêu dùng cho thấy người lớn tuổi đôi khi tránh xa các cửa hàng và nhà hàng khi dịch bệnh lây lan.
Theo Từ Giản, Epoch Times
Chuyên gia Trung Quốc: Không loại trừ khả năng COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Cựu Giám đốc CDC Trung Quốc cho biết không thể loại trừ khả năng virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) rò rỉ từ phòng thí nghiệm.