Nghiên cứu: Nhiễm COVID-19 mang lại khả năng miễn dịch tương tự như tiêm vắc-xin
Khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 của những người từng bị nhiễm kéo dài giống như tác dụng của việc tiêm vắc-xin, một trong những nghiên cứu lớn nhất được thực hiện về chủ đề này cho biết vào thứ Sáu (17/2), theo AFP.
Embed from Getty Images
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet, 10 tháng sau khi nhiễm COVID-19, con người có thấp hơn 88% nguy cơ tái nhiễm, nhập viện và tử vong.
Điều đó làm cho khả năng miễn dịch tự nhiên này “ít nhất là bền, nếu không muốn nói là tốt hơn” so với hai liều vắc-xin của Pfizer hoặc Moderna, nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh rằng những phát hiện của họ không nên trở thành chướng ngại của việc tiêm phòng, và đây vẫn là cách an toàn nhất để có được miễn dịch.
Nghiên cứu do Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) có trụ sở tại Hoa Kỳ thực hiện cho biết đây là phân tích toàn diện nhất về thời gian bảo vệ đối với các hình thức miễn dịch khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 65 nghiên cứu từ 19 quốc gia cho đến tháng 9 năm 2022, nghĩa là một số nghiên cứu bao gồm khoảng thời gian khi biến thể Omicron càn quét thế giới.
Biến thể Omicron dường như dễ lây lan hơn các chủng trước nhưng ít nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu cho biết những người đã từng nhiễm biến thể tiền Omicron có khả năng bảo vệ chống tái nhiễm của họ giảm đi nhanh hơn nhiều đối với các chủng Omicron ban đầu, giảm xuống 36% sau 10 tháng.
Đồng tác giả nghiên cứu Caroline Stein của IHME cho biết: “Vắc-xin tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với mọi người nhằm bảo vệ những người có nguy cơ cao như những người trên 60 tuổi và những người mắc bệnh đi kèm.”
Nhật Minh (theo AFP)
Ngày càng nhiều chuyên gia kêu gọi chính phủ Mỹ công nhận miễn dịch tự nhiên
Ngày càng có nhiều chuyên gia kêu gọi chính phủ Mỹ công nhận chính thức miễn dịch tự nhiên sau khi bệnh nhân phục hồi khỏi COVID-19.