Nghiên cứu mới: Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn liên quan đến vắc-xin COVID-19

Chia sẻ Facebook
19/07/2022 00:37:42

mới được công bố trên tạp chí Science Advances, khoảng 42% số người tham gia một cuộc khảo sát cho biết lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt chảy nhiều hơn sau khi tiêm vắc-xin. 

nghiên cứu


Embed from Getty Images


Ngoài ra phần lớn những phụ nữ không có kinh nguyệt gặp phải hiện tượng ra máu đột ngột sau khi tiêm một trong các loại vắc-xin, trong đó bao gồm 66% phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh không điều trị bằng nội tiết tố và 65,7% phụ nữ đang sử dụng ít nhất một loại phương pháp điều trị.


Cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2021 và dữ liệu khảo sát được tải xuống vào ngày 29/6/2021.


Các tác giả đã thu thập hơn 128.000 phản hồi, tuy nhiên nhiều trong số đó đã bị loại bỏ vì những lý do như người được khảo sát đang bị chẩn đoán COVID-19, không hoàn thành đầy đủ cuộc khảo sát hoặc không báo cáo ít nhất 14 ngày sau liều cuối cùng của loạt tiêm vắc-xin chính.


Ngoài ra, câu trả lời của nhóm phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi cũng được loại trừ nhằm tránh trường hợp những người này đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh.

“Chúng tôi tập trung phân tích những người có kinh nguyệt thường xuyên và những người hiện không có kinh nguyệt nhưng đã từng có trong quá khứ. Nhóm thứ hai bao gồm những người sau thời kỳ mãn kinh và những người đang điều trị bằng các liệu pháp nội tiết tố giúp ức chế kinh nguyệt, họ đặc biệt ngạc nhiên khi [thấy hiện tượng] chảy máu”


Bài nghiên cứu cũng có sự tham gia của bà Katharine Lee, giáo sư nhận học tại Đại học Tulane.


Sau khi loại bỏ các nhân tố trên, khoảng 39.000 câu trả lời đã được đưa vào phân tích. .


Theo bài nghiên cứu, nhiều phụ nữ đã bắt đầu chia sẻ về trường hợp ra máu bất ngờ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 vào đầu năm 2021, tuy nhiên các bác sĩ chịu trách nhiệm thường nhanh chóng bác bỏ hiện tượng này.


Một trong những hạn chế của nghiên cứu này là việc người tham gia tự báo cáo thông qua cuộc khảo sát, tuy nhiên giáo sư Clancy và cộng sự cho rằng các xu hướng được phát hiện từ kết quả phân tích có thể giúp kích hoạt những nghiên cứu sâu hơn và thúc đẩy các cuộc thảo luận về vấn đề này.

“Kinh nguyệt là một quá trình mang tính thường xuyên, có phản ứng với tất cả các loại tác nhân gây căng thẳng [dẫn đến suy giảm hệ thống] miễn dịch và [tăng mức tiêu hao] năng lượng, và người ta nhận thấy những thay đổi đối với chu kỳ ra máu của họ, tuy nhiên chúng tôi không có khuynh hướng bàn về điều này một cách công khai”

, giáo sư Lee phát biểu trong một tuyên bố.


Hầu hết những người tham gia khảo sát đều tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna, tuy nhiên cũng có những người tiêm các mũi khác như AstraZeneca, Novavax và Johnson & Johnson.


Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ , phụ nữ có kinh nguyệt có thể gặp “những thay đổi nhỏ, tạm thời” trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm chủng COVID-19, trích dẫn một nghiên cứu vào tháng Tư của Hoa Kỳ kết luận rằng vắc-xin có liên quan đến sự thay đổi độ dài chu kỳ và một nghiên cứu từ Na Uy công bố cùng tháng cho thấy “sự gia tăng đáng kể” về bất thường trong kinh nguyệt sau khi tiêm phòng, đặc biệt là sau khi tiêm liều thứ hai.


Gần 300 phụ nữ tham gia vào một nghiên cứu quan sát khác, được công bố vào tháng Năm, cũng báo cáo hiện tượng kinh nguyệt không đều.


Cơ quan Dược phẩm Châu Âu vào đầu năm nay đã mở một cuộc điều tra về các báo cáo đối với việc vắc-xin COVID-19 có liên quan đến những thay đổi trong kinh nguyệt. Cơ quan này kết luận cả hai loại vắc-xin Pfizer và Moderna đều được nghiên cứu trên công nghệ mRNA không gây ra hiện tượng mất kinh nguyệt. Ủy ban vẫn đang thăm dò các mối liên hệ có thể xảy ra với việc kinh nguyệt ra nhiều hơn.


Vy An (Theo The Epoch Times)

Chia sẻ Facebook