Nghiên cứu mới cho thấy: Cá heo tìm thấy nhau nhờ nước tiểu

Chia sẻ Facebook
03/06/2022 22:47:59

Một nghiên cứu mới đây cho thấy cá heo làm quen với bạn bè bằng cách nhận biết nước tiểu của nhau. Giống như việc chúng huýt sáo để nhận biết đó có phải là đồng loại của mình hay không.

Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng cá heo nhận thấy đồng loại của mình bằng cách huýt sáo và ở mỗi loài chúng sẽ huýt sáo với những tần số âm thanh khác nhau.


Không chỉ có thế, gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng cá heo mũi chai không chỉ chứng minh khả năng nhận dạng đồng loại của mình mà chúng còn tái tạo sự nhận biết này bằng một giác quan khác: vị giác .

Phát hiện đồng loại qua hai giác quan

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cá heo thực hiện kiểu nhận dạng này thông qua nhận biết nước tiểu trong khi các nhà khoa học đang điều tra xem các loài động vật có thực sự gọi tên nhau bằng tiếng huýt sáo hay không.

Cá heo là loài có khả năng nhận biết xã hội chỉ thông qua vị giác.


Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu được gọi là nghiên cứu đa phương thức , trong đó thí nghiệm kiểm tra xem một con vật có thể nhận ra một vật thể hoặc một con vật khác thông qua nhiều tín hiệu nhận được từ các giác quan khác nhau hay không.

Các nhà khoa học trước đây đã sử dụng các thí nghiệm như vậy trên nhiều loài động vật, bao gồm cả cá và khỉ . Tuy nhiên, các hệ thống giao tiếp ở hầu hết các loài động vật đều thiếu âm thanh đặc trưng có thể nhận biết được đây có phải là đồng loại hay không ,chẳng hạn như tiếng huýt sáo là đặc trưng của cá heo, các nhà nghiên cứu cho hay.

Tác giả chính của nghiên cứu Jason Bruck, nhà sinh vật học tại Đại học bang Stephen F. Austin ở Texas, cho hay cá heo giữ trong miệng và lấy mẫu nước tiểu từ những cá thể quen thuộc lâu hơn những cá thể không quen thuộc. Điều này rất quan trọng bởi vì cá heo là loài động vật có xương sống đầu tiên từng được chứng minh là có khả năng nhận biết xã hội chỉ thông qua vị giác.

Xác định đồng loại bằng vị giác "siêu bén"


Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cá heo dành thời gian lấy nước tiểu từ những con cá heo không quen thuộc nhiều gấp ba lần so với những con quen thuộc. Điều này cho thấy rằng các loài động vật có thể xác định các đồng loại đã biết bằng vị giác.

Để kiểm tra tính bền bỉ của nhận dạng qua các giác quan, các nhà nghiên cứu đã ghép các mẫu nước tiểu cùng với đoạn ghi âm bằng tiếng huýt sáo đặc trưng được phát qua tiếng lao trong môi trường nước, tương ứng với cùng một con cá heo đã cung cấp mẫu nước tiểu hoặc một mẫu không khớp.

Khi nghe tiếng huýt sáo phù hợp, cá heo bắt đầu tiến tới xem mẫu nước tiểu có phù hợp hay không nhằm nhận biết đồng loại. Điều này chỉ ra rằng các loài động vật đã nhận ra sự nhất quán trong các tín hiệu được cảm nhận bằng hai giác quan - vị giác và thính giác.

Những phát hiện này có nghĩa là đối với cá heo, tiếng huýt sáo và mùi của nước tiểu đều là cách thể hiện đặc điểm nhận dạng của cá heo đối với đồng loại của chúng.

Đối với cá heo, tiếng huýt sáo và mùi của nước tiểu đều là cách thể hiện đặc điểm nhận dạng.

Giúp ích cho những người bệnh béo phì

Các nghiên cứu trong tương lai có thể điều tra cơ chế đằng sau khả năng của loài cá heo mới được phát hiện này, ông Bruck cho hay.


Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng chất béo có liên quan đến khả năng nếm nước tiểu ở cá heo . Với những kỹ năng nhận biết được tiết lộ, họ nghĩ rằng có thể cá heo cũng có thể trích xuất thông tin khác từ nước tiểu, chẳng hạn như trạng thái sinh sản hoặc sử dụng pheromone để ảnh hưởng đến hành vi của nhau.

Nghiên cứu này cũng tạo ra một bước ngoặt bất ngờ nữa, đó là ý nghĩa đối với bệnh béo phì ở người, những gene tương tự cho phép cá heo xác định lipid trong nước tiểu có ở người, nơi nó giúp mọi người biết khi nào họ đã ăn đủ chất béo. Do đó nghiên cứu gene ở cá heo có thể nâng cao hiểu biết về cách nó hoạt động ở người.

Ngoài ra, công việc này cũng có thể có những tác động khác, giúp chúng ta nhận ra rằng tình trạng ô nhiễm biển do con người gây ra như tràn dầu hoặc dòng chảy hóa chất khác có thể cản trở khả năng phát tín hiệu của cá heo, do đó thậm chí còn gây hại nhiều hơn những gì đã nghĩ trước đây.

Chia sẻ Facebook