Nghiên cứu mắt để phát hiện rối loạn về thần kinh
Hoạt động của võng mạc giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn phổ tự kỷ.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia cho thấy, việc ghi lại các chuyển động của võng mạc mắt có thể được dùng để phát hiện các rối loạn trong phát triển hệ thần kinh .
Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học South Australia và Đại học Flinders, trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có năng lượng cao hơn trong một điện đồ võng mạc và những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có năng lượng thấp hơn.
Phát hiện này chứng tỏ đây là một chỉ số sinh học tiềm năng để phát hiện, chẩn đoán sớm và chính xác hơn hai bệnh này ở trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1% trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và từ 5-8% trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý.
50 năm trước, vì sao phi hành gia lên Mặt Trăng đều mắc "bệnh lạ", triệu chứng giống nhau?
Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email [email protected] để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h. Đường dây nóng: 0943 113 999
Trang Phan - Vân Ánh