Nghiên cứu: Béo phì liên quan chặt chẽ đến 21 bệnh mãn tính
Ăn quá nhiều chất béo có thể gây béo phì và tăng nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng béo phì có liên quan mật thiết đến 21 loại bệnh.
Vào tháng Ba năm nay, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế The Lancet của nhóm nghiên cứu từ Đại học London, Vương quốc Anh cho thấy béo phì có liên quan mật thiết đến 21 loại bệnh, bao gồm bệnh tim mạch, bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh hô hấp, bệnh thần kinh, bệnh cơ và bệnh hệ xương..v.v.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi hơn 110.000 người trong 12 năm và chia họ thành 4 nhóm: béo phì, thừa cân, cân nặng bình thường và nhẹ cân. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu như trình độ học vấn, hút thuốc, uống rượu và hoạt động thể chất, thì các dữ liệu phân tích cho thấy nguy cơ tử vong ở nhóm béo phì cao hơn 30% so với nhóm có cân nặng bình thường.
Ngoài ra, khi loại trừ các loại bệnh có liên quan rõ ràng với béo phì và với số lượng mẫu nhỏ. Kết quả cho thấy, so với người có cân nặng bình thường thì nguy cơ phát triển bệnh liên quan đến béo phì ở người béo phì cao gấp 2,83 lần, nguy cơ mắc 2 bệnh liên quan đến béo phì cao gấp 5,17 lần và nguy cơ mắc các bệnh lý phức tạp cao gấp 12,39 lần.
21 bệnh liên quan mật thiết đến béo phì bao gồm: đái tháo đường, tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu não, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, viêm tụy, bệnh gan, nhiễm khuẩn, bệnh gút, viêm xương khớp, đau lưng, hen suyễn, ung thư thận, nhiễm trùng da và bệnh chàm, thiếu máu, suy thận và rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Ung thư Đại học Bắc Kinh cho thấy, bệnh nhân ung thư dạ dày thừa cân cũng gặp nhiều biến chứng khi phẫu thuật hơn so với dân số chung.
Trong ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu khối u đường tiêu hóa tại bệnh viện, 164 bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày được chia thành 2 nhóm. Trong đó, 40 bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25, được gọi là nhóm béo phì; 124 bệnh nhân có chỉ số BMI thấp dưới 25, được gọi là nhóm không béo phì. Dựa vào kết quả phục hồi sau phẫu thuật và biến chứng đã cho ra kết quả đáng kinh ngạc.
Kết quả cho thấy thời gian mổ và lượng máu mất đi ở nhóm béo phì nhiều hơn đáng kể so với nhóm không béo, còn tỷ lệ biến chứng sau mổ lần lượt là 20% và 12%. Như vậy cho thấy, béo phì không chỉ kéo dài thời gian trong ca phẫu thuật mà còn tăng tỷ lệ biến chứng sau đó.
Ông Ôn Kiệt, bác sĩ y khoa của Đại học Tokyo, Nhật Bản, cho biết, nhìn chung ung thư dạ dày không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, và ngay cả khi các triệu chứng xuất hiện, nó cũng có thể được coi là bệnh về đường tiêu hóa. Như vậy việc điều trị sẽ bị bỏ qua, cho đến khi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lây lan. Thời điểm để điều trị ung thư dạ dày thường là ở giai đoạn cuối khi đã được chẩn đoán.
Bác sĩ cũng cho biết, khi cơ thể có biểu hiện khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, ợ chua, chán ăn, mệt mỏi toàn thân hoặc tiêu chảy hay một số có biểu hiện như sụt cân thì cần chú ý tìm nguyên nhân.
Bà nhấn mạnh thêm, việc can thiệp đến điều trị béo phì là một cách tiếp cận quan trọng và khả thi. Bà khuyến cáo những bệnh nhân béo phì nên tập luyện sức mạnh 2 lần một tuần. Cơ bắp là chìa khóa để cải thiện tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, và nó cũng có thể ngăn chặn sự xâm nhập vào mạch máu và gây ra lượng đường trong máu cao.
Thêm vào đó, một chế độ ăn uống khoa học, giảm lượng đường, cân bằng lượng protein, rau và giảm carbohydrate, thực phẩm tổng hợp cũng vô cùng quan trọng. Ngoài ra, cần đảm bảo ngủ đủ 6 đến 8 tiếng để cơ thể được nghỉ ngơi, nếu có áp lực thì cần điều chỉnh cảm xúc kịp thời, vì áp lực tăng sẽ khiến huyết áp tăng theo.
Trúc Nhi/ Theo Epoch Times