Nghiêm Thuần Câu: Chế độ toàn trị của Trung Quốc đã đi đến điểm giới hạn

Chia sẻ Facebook
12/01/2023 03:09:58

Những biến động xã hội tại Trung Quốc thời gian gần đây, dường như cho thấy nhà cầm quyền ngày càng phải chấp nhận cảnh “cúi đầu” trước áp lực của người dân. Phải chăng nguồn lực trấn áp của họ đã đến lúc cạn kiệt, đồng nghĩa bộ máy chính trị toàn trị này đã đi đến điểm giới hạn?

Biểu tình ở Thượng Hải. (Ảnh chụp màn hình video)


Đầu tiên, Cách mạng Giấy trắng buộc lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình phải bỏ chính sách ‘Zero COVID’, sau đó bất ngờ bỏ hoàn toàn phong tỏa xã hội, kéo theo thảm cảnh lây lan virus, rồi dẫn đến Cách mạng Pháo hoa. Sau Cách mạng Pháo hoa, một số thành phố thông báo nới lỏng lệnh cấm đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán. Gần đây lại có tin, chính quyền Tây An yêu cầu cảnh sát khi thực thi pháp luật, tuân thủ mệnh lệnh, cần phải có cân nhắc lý lẽ phải trái…

Mạch ngầm phẫn nộ của người Trung Quốc nhìn từ sự kiện chống lệnh cấm pháo hoa


Có bao giờ cảnh sát ĐCSTQ cân nhắc lý lẽ phải trái với người dân? Họ vốn quen thói bất kể lý lẽ. Không chỉ cảnh sát, trong thời gian 3 năm phong tỏa, ngay nhân viên kiểm dịch của nhà cầm quyền cũng luôn tùy tiện xông vào nhà dân khử trùng, bắt người và đánh người, đập phá tài sản cá nhân người khác, công khai đánh phụ nữ và người già, có khi nào họ hành xử với người dân bằng lẽ phải và pháp luật?


Tại sao nhà chức trách đột nhiên yêu cầu cảnh sát cân nhắc lý lẽ phải trái? Vì ngày nay tình thế đã đảo ngược, cảnh sát tiếp tục tùy tiện như vậy sẽ khiến ngày càng nhiều người hơn trút giận lên chính quyền, gây ra các cuộc biểu tình công cộng quy mô lớn, khiến các chính quyền địa phương lo ngại đến lúc không đủ sức ứng phó.


Để ngăn chặn nổi dậy bạo lực leo thang trong dân chúng, Chính phủ của ĐCSTQ cũng “quỷ kế” tự nguyện hạ thấp uy quyền và bày tỏ thiện chí với người dân để xoa dịu. Lý do quan trọng nhất khiến nhà cầm quyền nhân nhượng để lấy lòng dân, là vì họ cũng thấy tiềm ẩn bất lợi cho họ.


Lâu nay nhà cầm quyền ĐCSTQ đặt mình ở tư thế bề trên của nhân dân, chính quyền nói gì thì dân phải làm theo, ai không chấp nhận sẽ dùng bàn tay sắt của chế độ độc tài trấn áp. Bây giờ thế sự xoay vần, người dân căm ghét chính quyền đến mức nhà cầm quyền phải chuyển hướng hòa dịu, và dùng lời lẽ khéo léo lấy lòng nhân dân, nhưng người dân cũng không dễ bị dụ dỗ xoa dịu, vẫn không ngừng lên án khinh bỉ.


Chính quyền địa phương đã biết sợ cũng là vì Tập Cận Bình biết sợ, nếu không thì tại sao lại hủy bỏ chính sách ‘Zero COVID’ mà ông Tập đích thân triển khai chỉ đạo? Trong chớp mắt quay trở lại như chưa từng có dịch bệnh, không những bỏ ‘Zero COVID’, mà còn cởi mở hoàn toàn như thả nổi vấn đề sức khỏe cộng đồng, hệ quả là nhiều bi kịch đã xảy ra. Ông Tập sợ người dân như vậy thì chính quyền địa phương sao dám manh động?

Mời xem thêm các bài về dịch bệnh ở Trung Quốc tại đây .


Chính quyền địa phương thừa nhận bị kinh động, bởi vì họ cũng hết cách. Nguồn tài chính của Chính phủ đã cạn kiệt, không thể mở rộng lực lượng duy trì ổn định vô thời hạn, duy trì an ninh công cộng và quản lý đô thị như ban đầu đã không còn dễ dàng, cần phải mở rộng lực lượng để giải quyết vấn đề dân oan ở khắp nơi. Tiền ở đâu ra? Không có tiền làm thế nào có thể duy trì chi phí khổng lồ cho trấn áp dân ý? Do đó Chính phủ chỉ có hai lựa chọn, một là đàn áp mạnh mẽ hơn những bất bình của công chúng, hai là nhượng bộ dư luận hy vọng giảm bớt xung đột. Cách thứ nhất có thể gây nổi dậy dân sự quy mô lớn hơn, còn cách thứ hai có thể mất đi sức mạnh răn đe của chế độ. Sau khi cân nhắc lợi hại của hoàn cảnh, Chính phủ bắt đầu học cách cúi đầu trước người dân.


Tập Cận Bình cúi đầu, khiến chính quyền địa phương phải làm theo. Khởi đầu từ đâu? Đó là từ sự kiện giăng biểu ngữ của ông Bành Tái Chu (Peng Zaizhou) trên cầu Tứ Thông – Bắc Kinh , vì vậy bất kể Bành Tái Chu sống hay chết thì ông cũng sẽ lưu danh trong lịch sử Trung Quốc đương đại.

Người giăng biểu ngữ phản đối chính quyền ở Bắc Kinh được ví là “người xe tăng mới”


Tổng quân số của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là khoảng 2 triệu, chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu quốc phòng, nhà cầm quyền không thể dễ dàng sử dụng quân đội để đối phó với người dân, cái giá đã rõ từ biến cố Thiên An Môn 4/6/1989. Tổng số cảnh sát vũ trang ĐCSTQ là 660.000 người, trong tình huống bình thường sẽ không điều động cảnh sát vũ trang, chỉ điều động khi có biểu tình quy mô tương đối lớn mà khi đó lực lượng công an không xử lý nổi.


Tổng số cán bộ công an là 1,7 triệu, đây là lực lượng chính quy của địa phương để duy trì ổn định, quản lý đô thị không có vũ trang mà chỉ là cán bộ nhà nước có thẩm quyền giữ gìn trật tự thị trường. Lúc bình thường quản lý đô thị dễ ức hiếp người buôn bán nhỏ lẻ, nhưng một khi xảy ra bất ổn xã hội thì họ chỉ còn cách bỏ chạy xa.


Tính theo cách này, cảnh sát vũ trang cộng với nhân viên an ninh công cộng (công an và cảnh sát thông thường), thì tổng số lực lượng này toàn Trung Quốc là khoảng 2,4 triệu người, họ là lực lượng chính có vũ trang bảo vệ chế độ. Tại 31 tỉnh, thành phố và khu tự trị trên toàn Trung Quốc, phân bổ trung bình mỗi nơi là 70.000 – 80.000 nhân viên công lực này. Con số 70.000 – 80.000 người chủ yếu phân bố ở các tỉnh lỵ và thành phố lớn trong khu vực, cảnh sát đóng quân ở đó khi cần thiết và cảnh sát vũ trang được tập trung sẵn sàng chờ lệnh. Con số 660.000 cảnh sát vũ trang được phân bổ cho 31 tỉnh, thành phố và khu tự trị thì mỗi khu vực được phân bổ khoảng 20.000 người, con số 20.000 người này phải đáp ứng nhu cầu của bất kỳ tỉnh, thành phố nào có đối kháng dân sự quy mô tương đối lớn.

Mời xem thêm các bài về biểu tình ở Trung Quốc tại đây .


Chúng ta thường thấy hàng dài xe của cảnh sát vũ trang đến khi có người dân tập trung đông kháng nghị, họ được trang bị vũ khí trông rất đáng sợ, thực tế cũng chỉ sử dụng vài trăm hoặc một nghìn trong số 20.000 cảnh sát vũ trang ở mỗi tỉnh, nếu có 10 nơi xảy ra cảnh hỗn loạn thì đã phải huy động mất vài ngàn đến chục ngàn nhân sự. Phải xem quy mô nổi loạn lớn nhỏ cỡ nào, nếu người dân tụ tập 10.000 người mà huy động 1.000 nhân viên công lực thì có ích lợi gì? Để đối phó với 10.000 người cũng phải cần ít nhất 10.000 người tương ứng. Trong khi chỉ với 20.000 cảnh sát vũ trang trong tỉnh, nếu vài nơi trong tỉnh có nổi loạn đông đảo thì có cách gì để công lực đủ sức ứng phó được?


Trong những năm bình thường hiếm khi xảy ra bạo loạn, dù có cũng thường quy mô nhỏ, khi đó có thể dễ dàng sử dụng cảnh sát vũ trang để trấn áp, sau khi trấn áp xong sẽ bắt giữ những người cầm đầu và tình hình sẽ lắng xuống. Nhưng bây giờ đã khác, dân oan tích tụ thời gian dài trở nên quá nhiều, người dân phẫn nộ tụ tập hàng ngàn người, lúc đó có sử dụng cảnh sát vũ trang hay không là một nan đề lớn. Nếu không sử dụng thì có thể có loạn và có thể dễ lây lan diện rộng, nhưng sử dụng thì tiềm ẩn hậu quả khó lường nếu thành xung đột leo thang dẫn đến đổ máu.


Như cảnh tượng của cuộc Cách mạng Pháo hoa đã thấy, trước biển người như vậy thì vài cảnh sát đáng thương chỉ biết đứng nhìn, không dám manh động dù chỉ một chút. Người dân vừa lái xe vừa đốt pháo, cảnh sát bất lực đi theo phía sau. Tại sao? Đám đông với ưu thế áp đảo không để ý đến cảnh sát, họ còn lật xe cảnh sát.

Trung Quốc: Người dân bị bắt vì đốt pháo ở nhiều nơi, xe cảnh sát bị lật đổ

Tối ngày 2/1, người dân ở huyện Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam đã chống lại việc cảnh sát bắt những người dân đốt pháo, họ leo lên xe cảnh sát, giẫm đạp và lật ngã xe. (Ảnh cắt từ video)


Đối với cảnh hỗn loạn quy mô lớn, cảnh sát vũ trang đơn giản là không đủ sức ứng phó, Trung Quốc có dân số 1,3 tỷ người mà cảnh sát vũ trang chỉ có 660.000 người, ông Tập Cận Bình ở Trung Nam Hải liệu có thể an tâm ngon giấc?


Vì vậy khi thời thế phát triển như ngày nay, phải chăng Trung Quốc đã đi đến giới hạn, Chính phủ cũng không còn đáng sợ như trước, chỉ cần có đủ người phản kháng thì Chính phủ trở thành phe yếu thế, không chỉ không thể áp chế được dân chúng mà còn có thể bị dân chúng áp chế lại?


Gần đây cộng đồng mạng chia sẻ về một loại virus mới khủng khiếp gây ra nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng, báo hiệu khả năng có đợt đại dịch thứ hai đến. Trước thềm Tết Nguyên đán, Trung Quốc Đại Lục không ngừng nổ ra các cuộc bạo loạn ở nhiều nơi đòi tiền lương, trong khi đó làn sóng thất nghiệp tràn lan chưa có giải pháp, bức tranh kinh tế tiêu điều này là bài toán xã hội nan giải. Có thể dự đoán năm mới sẽ xảy ra nhiều biến cố hỗn loạn xã hội, trong bối cảnh cảnh sát vũ trang và an ninh công cộng suy yếu vì khốn khó, nếu có hỗn loạn sẽ không khó để làm lung lay quyền lực chính trị của ĐCSTQ. Đây là sự thật không thể chối cãi.


Nghiêm Thuần Câu
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times .)

Chuyên gia về Trung Quốc: Thay đổi triều đại luôn do thiểu số người khởi xướng Thay đổi chính sách phòng dịch ở Trung Quốc là do sự thay đổi về chính trị của Trung Quốc, đây là quyết định chính trị.

Chia sẻ Facebook