Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết lên án hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ
Chính sách phong tỏa của ĐCSTQ hạn chế quyền tự do và quyền của người dân
Hôm thứ Năm (15/12), Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hạn chế quyền tự do và quyền của người dân trong thời kỳ phong tỏa, bức hại những người biểu tình chống zero-COVID. Nghị viện yêu cầu các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với những quan chức ĐCSTQ bị tình nghi phạm tội ác chống lại loài người.
Khi xem xét hồ sơ nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương, Hồng Kông, v.v., Nghị viện Châu Âu ủng hộ những người biểu tình Trung Quốc đang đấu tranh cho các quyền cơ bản, và chỉ ra rằng họ đang bị chính quyền bức hại, đặc biệt là trong bối cảnh ĐCSTQ thực thi chính sách zero-COVID động.
Nghị viện bày tỏ lo ngại về những vi phạm quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp, báo chí và truyền thông của ĐCSTQ. Tình trạng này càng trầm trọng hơn khi ĐCSTQ sử dụng công nghệ giám sát hàng loạt.
Nền móng hình thành hệ thống giám sát hiện đại chưa từng có của ĐCSTQ
“Xét thấy, việc thúc đẩy và tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền phải là trọng tâm của mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc,” Nghị viện Châu Âu kêu gọi ĐCSTQ bảo vệ nhân quyền, và một lần nữa kêu gọi EU tiếp tục trừng phạt các quan chức và tổ chức của ĐCSTQ tham gia những tội ác chống lại loài người.
Nghị viện cũng khuyến khích chính quyền các quốc gia thành viên EU xem xét truy tố các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về tội ác chống lại loài người theo nguyên tắc tài phán chung.
Nghị quyết được thông qua bằng hình thức giơ tay biểu quyết.
Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công
Nghị viện Châu Âu chỉ ra rằng kể từ năm 2020, ĐCSTQ đã theo đuổi chính sách zero-COVID khắc nghiệt, với đặc trưng là xét nghiệm quy mô lớn, phong tỏa dài hạn hoặc ngắn hạn, hạn chế nghiêm trọng quyền tự do và quyền của người dân.
Những hạn chế này cũng góp phần gây ra tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản, gồm thực phẩm, hạn chế tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khiến tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Trung Quốc tăng kỷ lục.
Không lâu sau các cuộc phong tỏa dài hạn của ĐCSTQ, cuối cùng các cuộc biểu tình chống zero-COVID đã bùng phát khắp Trung Quốc, các cuộc khủng hoảng cũng thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi do bị phong tỏa.
Một số nhà máy, như nhà máy lắp ráp iPhone Apple của Foxconn ở Trịnh Châu , đã rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ, rất nhiều công nhân đã bỏ trốn để tránh bị phong tỏa hoàn toàn sau khi bùng phát COVID. Họ cũng kháng nghị vì thường xuyên không nhận được tiền thưởng trong thời gian đóng cửa nhà máy. Các video trên mạng xã hội còn cho thấy những công nhân này bị cảnh sát ĐCSTQ đánh đập.
ĐCSTQ bức hại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương
Ngày 24/11, một đám cháy đã bùng phát tại một tòa nhà dân cư tại thành phố Urumqi , Tân Cương. Các quan chức cho biết có 10 người thiệt mạng. Trong khi đó, các nguồn tin địa phương và nhiều bài đăng trên mạng xã hội đưa ra con số tử vong lên tới hơn 40 người.
Vào thời điểm xảy ra vụ việc, thành phố này đã bị phong tỏa hơn 100 ngày. Cư dân của tòa nhà được cho là đã bị nhốt trong căn hộ của họ, và nỗ lực giải cứu của lính cứu hỏa bị trì hoãn.
Trong nghị quyết, Nghị viện Châu Âu chỉ ra rằng họ là nạn nhân của các hành vi vi phạm nhân quyền có hệ thống ở Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ. Những hành động tàn ác này cấu thành tội ác chống lại loài người, và khiến nhóm này có nguy cơ bị diệt chủng nghiêm trọng vào thời điểm bị ĐCSTQ bức hại.
Hội đồng “bày tỏ lời chia buồn và tình đoàn kết với các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi và gia đình của họ; kêu gọi Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) minh bạch về số lượng nạn nhân và hoàn cảnh tử vong; đồng thời kêu gọi điều tra nhanh chóng, hiệu quả và triệt để về vụ cháy Urumqi.”
Nghị viện Châu Âu cũng đề cập đến báo cáo nhân quyền ở Tân Cương do Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đưa ra vào ngày 31/8/2022.
Nghị viện nhắc lại họ không tán thành và bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Trung Quốc không cho phép Cao ủy Nhân quyền Michelle Bachelet được tiếp xúc đầy đủ với các tổ chức xã hội dân sự độc lập và các nhà hoạt động trong chuyến thăm Trung Quốc.
Nghị viện nhắc lại lời kêu gọi Trung Quốc: “Cho phép tiếp cận tự do, có ý nghĩa và không bị cản trở như nhau đối với các nhà báo độc lập, các nhà quan sát quốc tế và các cơ quan điều tra, đặc biệt đối với cả những người thực hiện thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, và Đại diện đặc biệt về Nhân quyền của EU”.
RSF: Trung Quốc được mệnh danh là “Nhà tù nhà báo lớn nhất thế giới”
ĐCSTQ bức hại nhiều nhóm có tiếng nói bất đồng
Nghị viện Châu Âu chỉ ra rằng ĐCSTQ còn bức hại một cách có hệ thống người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác, cũng như những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động xã hội, các nhóm tôn giáo, nhà báo và những người biểu tình chống bất công; đồng thời liên tục đàn áp mọi ý kiến bất đồng và những tiếng nói phản đối.
Nghị viện lưu ý rằng trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường kiểm duyệt trực tuyến, đặc biệt là kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Với sự trợ giúp mạnh mẽ của công nghệ và phần mềm nhận dạng khuôn mặt, chính quyền và cảnh sát của ĐCSTQ đã xây dựng một hệ thống giám sát tinh vi nhất trên thế giới, nhằm hạn chế quyền tự do cơ bản của mọi người ở mọi nơi, thậm chí vi phạm nhân quyền trên quy mô lớn.
Nghị viện trích dẫn các báo cáo trong thời gian bùng phát các cuộc biểu tình chống zero-COVID gần đây, rằng chính quyền Trung Quốc đã kiểm duyệt truyền thông “khẩn cấp” ở mức cao nhất, đặc biệt là với những kênh truyền thông xã hội đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến thông tin.
Ngay giữa thanh thiên bạch nhật, cảnh sát ĐCSTQ dừng người đi bộ, kiểm tra thiết bị điện tử của họ và buộc họ xóa một số ứng dụng, nội dung và ảnh liên quan đến các cuộc biểu tình.
Ngay sau khi các cuộc biểu tình nổ ra, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu theo dõi hàng loạt những “ứng dụng nhắn tin đáng ngờ”, mạng xã hội và dữ liệu người dùng điện thoại di động, cũng như mạng riêng ảo (VPN), nhằm xác định, đe dọa và quấy rối những người và tổ chức tham gia vào các cuộc biểu tình.
Trung Quốc: Người đầu tiên của “Phong trào Giấy trắng” bị bắt, mất liên lạc
Biểu tình chống Zero-COVID
Ngày 26/11, người dân ở Bắc Kinh, Thượng Hải, các thành phố và đô thị lớn khác ở Trung Quốc, cũng như hơn 100 trường đại học, đã xuống đường phản đối chính sách zero-COVID của ĐCSTQ , và tố cáo chế độ độc tài này.
Để không bị kiểm duyệt, những người biểu tình đã nhanh chóng đạt được thỏa thuận ngầm. Họ dùng một tờ giấy trắng làm biểu tượng phản đối, để bày tỏ sự tức giận trước việc chính quyền đàn áp quyền tự do ngôn luận.
Phong trào Giấy trắng đã cứu rỗi phẩm giá người Trung Quốc
Đây là phong trào biểu tình được tổ chức có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc, kể từ cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Trong nghị quyết, Nghị viện châu Âu cho biết cảnh sát nhanh chóng giải tán đám đông, và bắt giữ trên diện rộng ở một số thành phố. Tại Thượng Hải, cảnh sát đã sử dụng bình xịt hơi cay để giải tán một đám đông khoảng 300 người biểu tình.
Trên các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc, các bài đăng liên quan đến cuộc biểu tình cũng bị xóa ngay lập tức. Đến nay, truyền thông của đảng do ĐCSTQ kiểm soát vẫn chưa đưa tin về các cuộc biểu tình này.
Các nhà chức trách ĐCSTQ còn can thiệp vào quyền được đại diện pháp lý của người biểu tình. Theo các nhóm nhân quyền, một số luật sư bị chính quyền địa phương cảnh báo không được tiếp nhận các vụ án liên quan.
Ngoài ra, các thành viên của Nghị viện Châu Âu cũng nhấn mạnh rằng một nhà báo nước ngoài (phóng viên Edward Lawrence của BBC) đã bị bắt khi đang đưa tin về các cuộc biểu tình. Nghị viện “yêu cầu không cản trở các nhà báo độc lập, quan sát viên quốc tế và cơ quan điều tra vào Trung Quốc điều tra”.
Nghị viện cũng lưu ý rằng ĐCSTQ đã điều phối một cuộc đàn áp các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Sinh viên từ các trường đại học đã được gửi về nhà sớm 1 tháng, nhằm ngăn họ tiếp tục tham gia các cuộc biểu tình có tổ chức.
ĐCSTQ thiết lập đồn cảnh sát ở nước ngoài
Nghị viện Châu Âu cũng chỉ ra rằng thông qua nhiều hoạt động khác nhau, ĐCSTQ đã tiến hành đàn áp và giám sát xuyên biên giới, từ hoạt động gián điệp, tấn công mạng, tấn công thân thể, và đưa ra thông báo đỏ cho “các đồn cảnh sát nước ngoài” trên lãnh thổ EU thông qua Interpol.
Nghị quyết kêu gọi EU và các quốc gia thành viên cần có hành động thích hợp, đóng cửa tất cả các đồn cảnh sát ở nước ngoài của ĐCSTQ; phối hợp với các đối tác có cùng chí hướng, để xác định và đóng cửa bất kỳ những kênh bất đồng quan điểm tạo điều kiện cho việc đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ, đặc biệt là đối với các kênh tiếng Hoa ở nước ngoài.
Nghị viện Châu Âu cũng kêu gọi các quốc gia thành viên chấm dứt mọi thỏa thuận dẫn độ với Trung Quốc và Hồng Kông, mở rộng việc bảo vệ và hỗ trợ các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc.
Nghị viện còn tiếp tục kêu gọi các quốc gia thành viên đảm bảo an toàn cho người tị nạn Trung Quốc dưới quyền tài phán của họ, tránh việc họ bị bắt, bị “trục xuất” , hoặc bị dụ dỗ đến một quốc gia không thuộc EU, nơi họ có thể dễ dàng bị hồi hương về Trung Quốc.
Nghị quyết cũng nêu rõ, tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu nên nói rõ với chính quyền Trung Quốc rằng EU quyết tâm đáp trả sự leo thang của cuộc đàn áp người biểu tình, đưa vấn đề này ra các tổ chức quốc tế, và áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung nếu cần thiết.
Lại phát hiện “đồn cảnh sát 110” bí mật của ĐCSTQ ở Pháp
Hôm 2/12, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) cũng đưa ra một thông báo, nói rằng họ sẽ tổ chức một phiên tòa xét xử lớn đối với tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người của tập đoàn tội phạm ĐCSTQ do Giang Trạch Dân đứng đầu gây ra.
Thứ Sáu (9/12), Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 5 quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), gồm ông Đường Dũng (Tang Yong), cựu Phó giám đốc Nhà tù khu vực Trùng Khánh, vì đã tùy tiện bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, vi phạm nhân quyền và tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng.
Bình Minh (t/h)
Tòa án Hồng Kông phán quyết việc cảnh sát cấm thắp nến tưởng niệm Thiên An Môn là sai Quyết định của cảnh sát Hồng Kông cấm một buổi thắp nến tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn vào năm ngoái là bất hợp pháp.