Nghị viện châu Âu chính thức xác định “tội ác diệt chủng” của ĐCSTQ ở Tân Cương

Chia sẻ Facebook
11/06/2022 11:48:52

Nghị viện châu Âu chính thức xác định “tội ác diệt chủng” của ĐCSTQ ở Tân Cương

Ngày 9/6 Nghị viện châu Âu (Europarl hay EP) đã thông qua với số phiếu áp đảo trong 2 đợt bỏ phiếu về vấn đề nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương: Một là yêu cầu cấm hàng hóa được sản xuất thông qua lao động cưỡng bức ở Tân Cương được vào thị trường châu Âu; Hai là xác định vi phạm nhân quyền có hệ thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Tân Cương “cấu thành tội ác chống lại loài người và là nguy cơ nghiêm trọng ” và cũng là “ tội diệt chủng” .

Nghị viện châu Âu đã thông qua với số phiếu áp đảo trong hai đợt bỏ phiếu về vấn đề nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, xác định “tội ác diệt chủng” của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ. (Ảnh minh họa từ Flickr)

Thông qua nghị quyết lên án ‘tội ác diệt chủng’ của ĐCSTQ ở Tân Cương


Vào sáng ngày 9/6, Nghị viện châu Âu lần đầu tiên thông qua nghị quyết “ Văn kiện thương mại mới về Cấm sản phẩm do lao động cưỡng” với 503 phiếu ủng hộ, 6 phiếu chống và 4 phiếu trắng; vào buổi chiều, Nghị viện châu Âu cũng đã thông qua với số phiếu tán thành áp đảo về Nghị quyết “ Tình hình nhân quyền ở Tân Cương, bao gồm Hồ sơ Cảnh sát Tân Cương”.


Trước đó, Nghị viện châu Âu đã thông qua một số ​​nghị quyết về tình hình ở Tân Cương, nhưng đây là lần đầu tiên xác định tội ác “diệt chủng” ở Tân Cương, theo đó 4 ban chủ chốt trong Nghị viện châu Âu ủng hộ việc mô tả tình hình nhân quyền hiện nay ở Tân Cương là “ nạn diệt chủng”.


Nền tảng động thái này của Nghị viện châu Âu là việc “ Hồ sơ cảnh sát ở Tân Cương” bị lộ gần đây và chuyến thăm Trung Quốc của Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) Michelle Bachelet .


Nghị quyết “Tình hình Nhân quyền ở Tân Cương, bao gồm Hồ sơ Cảnh sát Tân Cương ” kêu gọi các nước thành viên EU “ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để chấm dứt những hành vi tàn bạo này và đảm bảo quy trách nhiệm đối với những hành vi phạm tội ” dựa theo “Công ước Diệt chủng của LHQ ”, qua đó thúc đẩy công lý cho người Duy Ngô Nhĩ.


Mặc dù nghị quyết không có hiệu lực pháp lý nhưng được đánh giá là sẽ tiếp tục làm xói mòn sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa EU và ĐCSTQ, khiến trao đổi song phương gặp những thách thức mới.


Trong cuộc tranh luận tại Nghị viện châu Âu ngày 8/6, Nghị sĩ Thụy Điển David Lega đã chỉ ra rằng: “Hồ sơ cảnh sát Tân Cương đã một lần nữa xác nhận những tội ác tày trời của chế độ ĐCSTQ ở Tân Cương. Bây giờ tôi xin giới thiệu phản ứng của Nghị viện châu Âu trong một nghị quyết: Ngày mai Nghị viện châu Âu sẽ thông qua nghị quyết để lần đầu tiên xác định ĐCSTQ đang phạm tội ác chống lại loài người khi gây nguy cơ diệt chủng nghiêm trọng ở Tân Cương”.


Ông nhấn mạnh rằng “ diệt chủng ” là một hành động có chủ ý với mục đích tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần nhắm vào một dân tộc, chủng tộc hoặc nhóm tôn giáo. Diệt chủng là tội ác chống lại loài người được biểu hiện qua các hình thức như tra tấn, cưỡng bức phá thai, cưỡng ép chính trị, trục xuất hàng loạt.


Nghị sĩ Pháp Raphaël Glucksmann đồng ý, “ Hiện nay đã đến lúc chúng ta phải đáp trả, phá vỡ sự im lặng cho phép tội phạm phát triển, và cuối cùng gọi tên cái ác như nghị quyết này thực hiện: Chế độ nô lệ, nguy cơ diệt chủng nghiêm trọng. Vì vậy cần có hành động ngăn chặn tội phạm, ví dụ bằng cách tẩy chay khỏi thị trường của chúng ta đối với các sản phẩm dùng lao động nô lệ. Lịch sử nhìn vào chúng ta và phán xét chúng ta, làm sao để cuối cùng chúng ta không cho thấy chúng ta đã không thực thi theo nguyên tắc trong vai trò là đại diện” .


Giám đốc điều hành thương mại Valdis Dombrovskis của Ủy ban châu Âu giải thích rằng mặc dù mọi người đều biết mức độ nghiêm trọng của tất cả các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, nhưng “hồ sơ cảnh sát ở Tân Cương ” đã bổ sung thêm bằng chứng. Các bài phát biểu, hình ảnh, tài liệu và bảng tính bị rò rỉ đã làm sáng tỏ những thủ đoạn tàn bạo mà Chính phủ của ĐCSTQ sử dụng làm xói mòn nghiêm trọng bản sắc văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ, làm nổi bật hoạt động quy mô lớn và bừa bãi của chính phủ ĐCSTQ dưới chiêu bài chống khủng bố.


Ông nói thêm, “ Việc công bố các tài liệu này trùng với chuyến thăm Trung Quốc của Cao ủy Nhân quyền LHQ Bachelet. Chúng tôi cảm thấy đáng tiếc rằng nhà chức trách ĐCSTQ đã không cho bà Bachelet quyền hạn được tiếp cận không hạn chế. Mặc dù bà Bachelet nói rằng chuyến thăm không mang tính chất điều tra nhưng bà cũng nói rõ rằng bà không thể đánh giá toàn bộ quy mô của các trại cải tạo chính trị ở Tân Cương. EU cũng cho biết cảm thấy đáng tiếc về vấn đề ĐCSTQ hạn chế quyền tiếp cận của bà Bachelet đối với các tổ chức xã hội dân sự độc lập và những người bảo vệ nhân quyền và thậm chí ở mức độ nhất định thì bà còn bị ĐCSTQ giám sát”.


Nhà lập pháp Gianna Gancia của Ý kêu gọi: “Bây giờ bằng chứng đã rõ ràng, không còn chỗ để do dự. EU phải áp dụng chính sách tách khỏi ĐCSTQ. Hãy ngừng quan hệ với những kẻ tàn ác!”


Chủ tịch Dolkun Isa của Đại hội người Duy Ngô Nhĩ Thế giới cho biết: “ Hồ sơ cảnh sát ở Tân Cương rõ ràng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với Nghị viện châu Âu, khiến họ nhận thức được tính cấp bách của tình hình và sự cần thiết phải hành động hiệu quả… Bây giờ EU và các nước thành viên cần hành động theo lời kêu gọi này và làm mọi thứ trong khả năng để hợp tác với các chính phủ và xã hội dân sự trên toàn thế giới nhằm chấm dứt nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ”.


Nghị sĩ châu Âu người Pháp là Raphael Glucksmann lâu nay quan tâm đến quyền lợi của người Duy Ngô Nhĩ viết trên Twitter hôm 9/6: “Hôm nay mở ra chiến thắng thứ hai: Nghị viện châu Âu thông qua số phiếu áp đảo lên án tội ác chống lại loài người và ‘nguy cơ diệt chủng nghiêm trọng’, qua đó kêu gọi các biện pháp trừng phạt ngay lập tức chống lại giới lãnh đạo ĐCSTQ vì trục xuất và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ”.

Cấm nhập khẩu các sản phẩm lao động cưỡng bức


Ngày 9/6, Nghị viện châu Âu cũng đã bỏ phiếu thông qua “ Văn kiện thương mại mới ” cấm các sản phẩm lao động cưỡng bức, theo đó luật ngăn chặn lao động cưỡng bức này yêu cầu Ủy ban châu Âu cho phép thị trường chung châu Âu cấm tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi lao động cưỡng bức, bao gồm cả những sản phẩm từ Trung Quốc.


Nghị sĩ châu Âu người Bỉ là Saskia Bricmont cho biết: “ Đã đến lúc chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại! Những sản phẩm như quần áo, giày dép hay xe hơi… do lao động cưỡng bức trên khắp thế giới không nên xuất hiện trong các doanh nghiệp châu Âu nữa”.


Bà chỉ ra rằng Mỹ và Canada từ lâu đã thiết lập các quy định thương mại để cấm nhập khẩu các sản phẩm như vậy, đồng thời gây áp lực đối với vận động hành lang thúc đẩy lợi nhuận. “Theo ước tính, lao động cưỡng bức ảnh hưởng đến 25 triệu người trên toàn thế giới, trong đó gần 10 triệu nạn nhân là trẻ vị thành niên, thậm chí vấn đề diễn ra ngay cả ở các nước có hiệp định thương mại tự do với EU” .


Mục đích của nghị quyết là cho phép cơ quan hải quan châu Âu có thể ngăn chặn thông quan các sản phẩm mà có đủ bằng chứng cho thấy chúng được sản xuất trong điều kiện lao động cưỡng bức. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu phải chứng nhận rằng hàng hóa không liên quan đến lao động cưỡng bức.


Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu và là thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế và Nhân quyền, bà Heidi Hautala chỉ ra rằng: “Người châu Âu yêu cầu các chính sách thương mại phải phù hợp với các giá trị của EU là tôn trọng phẩm giá con người và các quyền lợi xã hội. Dưới áp lực của Nghị viện châu Âu, Hội đồng và Ủy ban điều hành châu Âu đã buộc phải rút lại sự ủng hộ đối với thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc. Và giờ đây, Nghị viện châu Âu cho biết họ không còn muốn EU trở thành đồng phạm với chế độ độc tài toàn trị ĐCSTQ đã gây ra tội ác chống lại loài người ở Tân Cương trong 5 năm qua”.


Bà nhấn mạnh: “EU là thị trường lớn thứ hai đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Bằng cách cấm nhập khẩu các sản phẩm lao động cưỡng bức, cuối cùng chúng ta có thể ngừng bóc lột và bảo vệ lao động ở Trung Quốc và châu Âu” .


Nghị sĩ EU Glucksmann là người đã thúc đẩy lên án tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ tin rằng khuôn khổ mới sẽ là bước ngoặt trong chính sách thương mại của EU với Trung Quốc kéo dài 20 năm qua, để đảm bảo tính thống nhất trong phản ứng với lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, đây là vấn đề rất quan trọng.


Vương Quân, Vision Times

Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người Các chính phủ phải "thực hiện nghĩa vụ của họ khi đối mặt với một vấn đề đồi bại đến thế."

Chia sẻ Facebook