Nghi ngờ hơn 600 trẻ em TQ bị tiểu đường sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 nội địa
Hơn 600, thậm chí hàng ngàn trẻ em trên toàn Trung Quốc, sau khi tiêm vắc-xin của Sinovac thì bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1
Đêm ngày 31/5 trước ngày Quốc tế Thiếu nhi, một số phụ huynh Trung Quốc đã đăng một bức thư cầu cứu lên mạng Internet, nói rằng hơn 600, thậm chí hàng ngàn trẻ em ở 26 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn Trung Quốc, sau khi tiêm vắc-xin của Sinovac thì bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Một số phụ huynh nói rằng gia đình họ không có tiền sử di truyền về bệnh tiểu đường trong 3 thế hệ.
Bức thư có tiêu đề “Cầu cứu! Nghi ngờ hơn 600 trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sau khi tiêm chủng!”. Trong thư nói trước và sau thời điểm tháng 11/2021, các nơi trên toàn quốc đã khởi động công tác tiêm chủng vắc-xin virus corona mới (COVID-19) cho người từ 3 đến 17 tuổi. Sau đó, giáo viên ở các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở bắt đầu đôn đốc việc tiêm chủng theo nhóm mỗi ngày, và một số trường đã ban hành thông báo nói rằng “không tiêm chủng sẽ không cho phép đến trường”.
Theo bức thư, trong số những đứa trẻ này mắc bệnh này, loại vắc-xin được tiêm chủng nhiều nhất là vắc-xin của Sinovac. Sau khi tiêm khoảng 1 – 3 tháng thì xuất hiện các triệu chứng ở các mức độ khác nhau như uống nhiều nước, tiểu nhiều, sức ăn tăng. Trẻ nặng còn bị trầm cảm, sụt cân, ngứa ngáy thường xuyên, thậm chí hôn mê, được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Thông tin công khai cho thấy, bệnh tiểu đường tuýp 1 là do hệ thống tự miễn dịch hoạt động bất thường, các kháng thể trong cơ thể tấn công nhầm vào tế bào beta trong tuyến tụy khiến cơ thể không tiết đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu cao quá mức, cần điều trị bằng insulin. Các triệu chứng điển hình bao gồm: tiểu nhiều, khát nước, nhanh đói và sụt cân.
Theo thống kê của các bậc phụ huynh, từ tháng Mười năm ngoái đến tháng Năm năm nay, tức trong thời gian trẻ tiêm chủng đã có hàng ngàn trường hợp mắc đái tháo đường týp 1. Trong đó, có hơn 600 ca đái tháo đường týp 1 sau khi đăng ký tiêm chủng, và hầu hết trong số đó là trẻ em, một số ít là thanh niên.
“sự thống nhất một cách đáng ngạc nhiên”
khi nhận định các trường hợp này là ngẫu nhiên, và
“các báo cáo thẩm định được đưa ra có tính nhất quán cao và ngay cả các mẫu thẩm định cũng giống nhau”.
Các bậc cha mẹ không thể không đặt câu hỏi,
“Theo thống kê có uy tín, 95% bệnh nhân đái tháo đường ở nước ta (Trung Quốc) là đái tháo đường týp 2, tại sao con cái chúng tôi lại mắc bệnh đái tháo đường týp 1 trong 6 tháng qua?”.
Phụ huynh: Không có tiền sử di truyền về bệnh tiểu đường trong gia đình
chưa trải qua và chưa hiểu rõ
“Nếu đưa cháu đến muộn nửa ngày thì cháu sẽ ngất xỉu, vì tiểu đường tuýp 1 đa phần đều bị nhiễm toan ceton, và tình trạng nhiễm toan ceton của cháu lúc đó đã rất nghiêm trọng.”
Theo số liệu, nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 hiện chưa được biết rõ, nhưng nó có thể do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường, các yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh.
Tuy nhiên, Vương Bân nói rằng 3 thế hệ trong gia đình ông không có tiền sử di truyền về bệnh tiểu đường, nhưng con ông đã xuất hiện các triệu chứng liên quan (tiểu đường) sau khi tiêm mũi vắc-xin thứ hai.
Con trai 12 tuổi của cô Dương Di (hóa danh) ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, cũng xuất hiện các triệu chứng khát nước và sụt cân trong dịp Tết Nguyên đán năm nay sau khi tiêm 2 mũi vắc xin Sinovac tại trường học vào ngày 14/11 và ngày 19/12 năm ngoái. Sau đó vào đầu tháng Ba, cháu được đưa đi kiểm tra sức khỏe tổng quát và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Dương Di nói rằng con trai cô đã mổ ruột thừa trước khi tiêm mũi vắc-xin thứ hai, và cháu cần phải đo lượng đường trong máu trước khi phẫu thuật, lúc đó vẫn bình thường. Kết quả là các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau mũi tiêm thứ hai, trong khi đó “không ai trong gia đình tôi mắc bệnh tiểu đường” .
“Cuộc sống của chúng tôi chìm trong bóng tối và tuyệt vọng”
Ông Vương Bân cho biết, vì bệnh tiểu đường tuýp 1 cần có người chuyên chăm sóc và đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, bữa ăn mẫu giáo không được ăn, mỗi ngày, sau khi về nhà đều cần kiểm tra lượng đường trong máu, xem đường huyết là bao nhiêu, nếu lượng đường trong máu cao thì không thể ăn bất cứ thứ gì. Khi lượng đường trong máu thấp lại phải tính xem nên ăn bao nhiêu và cần phải cân lượng thức ăn xong mới được ăn. Nếu không, ăn quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng cao, ăn ít cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết, nặng có thể ngất xỉu và có thể xảy ra biến chứng. “Vì vậy, bệnh tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh rất khó kiểm soát, không đơn giản là chỉ tiêm insulin thì có thể kiểm soát được.” Vì việc này mà vợ ông đã xin nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con.
“Như hôm qua, ngày Tết thiếu nhi, bọn trẻ ở trường mẫu giáo ăn buffet, nhưng không thể cho cháu ăn. Chúng tôi đưa cháu về nhà ăn, vừa ăn vừa khóc rất đau lòng. Sau đó chúng tôi tiêm cho cháu khi cháu về. Đến tối, vợ tôi đặc biệt mua cho cháu một ít cánh gà và bánh ngọt, sau khi ăn xong, đường huyết tăng đến 17, sau đó lại tiêm cho cháu một mũi, và cả đêm đều phải theo dõi thay đổi đường huyết của cháu, vợ tôi thì suốt đêm không ngủ.”
Theo lời kể của ông, con ông hiện cần tiêm 4 mũi insulin mỗi ngày, chi phí khoảng 1.500 đến 2.000 nhân dân tệ một tháng.
Ngoài ra, mỗi khi đo đường huyết, phải chích ngón tay, chọc kim vào đầu ngón tay để máu chảy ra, sau đó nhỏ giọt lên dụng cụ đo đường huyết, ngón tay của cháu toàn là vết châm kim. Ông Vương Bân cho biết, mặc dù hiện nay đã có loại máy đo đường huyết không lấy máu, chỉ cần đeo máy vào tay và quét, nhưng loại máy đo đường huyết này có giá 450 tệ (khoảng 1,6 triệu đồng), và nó chỉ có thể được sử dụng cho 14 ngày, họ còn phải trả tiền xe, tiền nhà, với thu nhập của bản thân ông, không phải lúc nào ông cũng mua được máy đo đường huyết cho con.
“điều đáng buồn hơn cả là trẻ nhỏ hàng ngày phải chịu sự giày vò về thể xác! Nhiều gia đình chúng tôi là con một, và con cái là niềm tin vào cuộc sống, là hy vọng sống, là tất cả của chúng tôi. Nhưng giờ đây con lại bị căn bệnh này, uống thuốc cả đời, nỗi đau trong lòng không sao kể xiết, cuộc sống của chúng tôi chìm trong bóng tối và tuyệt vọng.”
Ngoài ra, ông Vương Bân còn nói:
“Các trường đại học tốt đều không tuyển người bệnh tiểu đường, nhiều đơn vị cũng không nhận người bệnh tiểu đường vào làm việc. Trẻ em sẽ gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống và công việc trong tương lai.”
Không chỉ bệnh tiểu đường, còn có nhiều người bị bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin sản xuất nội địa
Cậu con trai 3 tuổi của Ngô Minh (hóa danh), ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, đã tiêm 2 mũi vắc-xin Sinovac vào đầu tháng Hai và ngày 16/3 năm nay, vào tháng Tư lại tiếp tục tiêm vắc-xin viêm màng não. Kết quả là ngày 16/4 bị nhiễm toan ceton và phải nằm viện 2 tuần.
Cô nói:
“Trong vài tháng, hơn 500 trẻ em trong nhóm của chúng tôi mắc bệnh này. Tôi cảm thấy rằng đây không phải là một sự cố ngẫu nhiên, nó có thể là do vắc-xin gây ra. Hơn nữa, khi chúng tôi đi mua thiết bị kiểm tra đường huyết, người bán thiết bị rất ngạc nhiên và hỏi có phải là sử dụng cho trẻ em không? Không phải là bị do tiêm vắc-xin chứ? Ngay cả người bán thiết bị cũng có sự cảnh giác này.”
Dương Di cho biết, cô biết rằng có khoảng 30 trẻ em ở Hợp Phì đã được tiêm phòng và mắc bệnh tiểu đường, việc nhiều trẻ em đột nhiên mắc bệnh này là hoàn toàn bất thường.
Nhiều cư dân mạng trên Twitter còn nói:
“Thật là kinh khủng, xung quanh có một đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Tôi không biết nó có liên quan gì đến loại vắc-xin này không nữa.”
“Em gái tôi cũng vậy, mới 8 tuổi, tôi thật sự rất căm ghét ĐCSTQ.”
“Mẹ tôi cũng xét nghiệm đường huyết 11 sau khi tiêm mũi vắc-xin thứ 2. Không phải là bệnh nhân tiểu đường nhưng đột nhiên đường huyết lên đến 11, nên cơ bản không có khả năng nào khác ngoài vắc-xin gây ra.”
“Con gái lớn của ông chủ tôi cũng vậy, vợ ông chủ vẫn là một bác sĩ.”
“Không giấu các vị, con gái của đồng nghiệp tôi cũng gặp tình huống này, sự việc năm nay còn có thêm nhóm, còn có rất nhiều nhóm, thảm nhất là nhóm người bị bệnh bạch cầu.”
Vào ngày 27/5, tại cuộc họp báo về Cơ chế phối hợp liên ngành phòng chống và kiểm soát của dịch bệnh của Quốc vụ viện Trung Quốc, một phóng viên đã đặt câu hỏi, trên mạng có tiếng nói rằng sau khi tiêm vắc-xin virus corona mới, họ đã phát bệnh ung thư máu. Hai điều này có liên quan với nhau không? Đáp lại, ông Vương Hoa Khánh (Wang Huaqing), chuyên gia chính về chương trình tiêm chủng của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CDC), trả lời rằng nếu một số triệu chứng và bệnh xuất hiện sau khi tiêm chủng, dù chúng có liên quan đến tiêm chủng hay không thì những nhận định liên quan cần tuân theo quy trình chuẩn hóa và có cơ sở. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, cần báo cho đơn vị tiêm chủng, đơn vị này sẽ thành lập nhóm chuyên gia đa ngành để thu thập thông tin liên quan. Câu trả lời của ông Vương Hoa Khánh không khẳng định cũng không phủ nhận mối liên quan với tác dụng phụ của vắc-xin.
Vào ngày 31/5, trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, 3 người cho biết rằng họ hoặc người thân của họ đã phát hiện mắc bệnh bạch cầu cấp tính sau khi tiêm vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc, và một số người đã bị chính quyền đàn áp vì bảo vệ quyền lợi của họ.
Một số cư dân mạng nói:
“Thảm cảnh chết yểu do vắc-xin trong nước, khổ nạn của người dân Trung Quốc là thảm họa do con người tạo ra.”
“Thà không đấu lại được virus cũng không chủ động tìm đến cái chết.”
Cư dân mạng có tên
“Người dám đấu tranh”
kêu gọi:
“Mỗi khi xảy ra sự kiện mang tính tập thể, thì cần phải học cách đoàn kết, cần dũng cảm đứng ra, lợi ích của mọi người cũng chính là lợi ích của cá nhân bạn. Hiện giờ điều bạn có thể làm được chính là đoàn kết bảo vệ quyền lợi của bản thân, buộc những người đã bức bách bạn phải gánh hậu quả.”
Theo Cao Mạc, Cố Hiểu Hoa / Epoch Times
Mời xem thêm các bài liên quan tại đây .
Vì sao số người bệnh máu trắng ở Trung Quốc tăng mạnh từ nửa cuối năm ngoái? Một nhóm người ở Trung Quốc được tiêm vắc-xin phòng virus corona mới (COVID-19) sau đó thì bệnh viện chẩn đoán là ung thư máu.