Nghệ thuật chế tác hộp đựng thức ăn tinh xảo tại Trung Hoa thời cổ

Chia sẻ Facebook
10/05/2022 04:54:27

Vào thời cổ đại, hộp đựng thức ăn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, như hộp gỗ, hộp sơn mài, hộp mây, hộp sứ và hộp men, khá nhiều hộp có tay cầm, và chúng được chế tác rất tinh xảo, trang trọng và thanh nhã, một giọt nước cũng không bị rò. Chúng không chỉ có thể được dùng để đựng đồ ăn, mà còn có thể dùng để đặt cuộn sách, cuộn tranh, bút, lược, gương,…

Một hộp đựng thức ăn tinh tế phải kể tới là chiếc hộp được chạm khắc bằng ngà voi đời nhà Thanh tại Bảo tàng Cố cung Quốc gia Đài Bắc, Đài Loan. Hộp được chia thành bốn tầng cho các loại thực phẩm khác nhau. Kỹ thuật chạm khắc vô cùng tinh tế, phần chủ thể được khắc nổi trên mảnh ngà voi, khắc hõm vào các vành giống như những tấm tơ lụa.

(Ảnh: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan)

(Ảnh: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan)

Trên ngà voi được chạm khắc có người, chim, thú cảnh vật sân vườn và thuyền. Nắp, khung hộp và tay cầm đều được nhuộm và tô điểm bằng các màu xanh nhạt hoặc màu đỏ. Hiển nhiên đây không phải là một dụng cụ thực dụng, ngay từ đầu nó chính là một tác phẩm nghệ thuật.

Thời kỳ Minh Thanh, các văn nhân nhã sĩ ra ngoài du hành thì dùng các loại hộp này. Ngoài việc đựng thức ăn, những hộp này còn dùng để đựng bút, mực, giấy, nghiên, thư, tịch, và các bản thảo. Có lúc thậm chí đựng cả lược và gương đồng. Bởi vì đàn ông Trung Hoa cổ đại tuy không phải trang điểm, nhưng họ phải chuẩn bị cho râu tóc và mũ quan của họ. Lúc bấy giờ, loại hộp đồ này là thứ mà văn nhân nhã sĩ đời Minh Thanh bắt buộc phải có.

Bức “Văn Uyển đồ” thời Đường Tống đã xuất hiện hộp đựng thức ăn. (Tranh: Public Domain)

Quy cách làm hộp thức ăn thời cổ đại là rất nhiều, đại khái có thể phân thành 3 loại: hộp bưng, toàn hộp và hộp cầm tay.

Hộp bưng

Hộp bưng được sử dụng rất thịnh hành vào triều Thanh trong thời kỳ cực thịnh, dạng thức rất đa dạng, trong cung đình và trong dân gian đều rất thịnh hành. Chúng có tính lễ nghi nhất định và cụ thể.

Đối với sinh nhật của Hoàng đế, các thần tử tặng lễ vật tất phải đặt lễ vật trong hộp để dâng tặng, một là lịch sự chính thức, hai là bảo vệ được tính riêng tư. Đế vương khi khen thưởng đồ ăn cho nội thị, cũng là dùng hộp bưng đồ ăn để ban thưởng.

Khi các hoạn quan phục vụ các món ăn, cũng là dùng các hộp bưng. Có thể tránh được việc đồ ăn quá nóng thì bất tiện trong việc bưng đem đi, lại có thể giữ nóng và tránh được bụi.

Là dụng cụ bưng trong tay, nên chất liệu làm hộp bưng phải nhẹ, nhưng lại phải có tác dụng cách nhiệt, giữ ấm, đa số là làm bằng sứ, sơn mài, gỗ, thỉnh thoảng là men hoặc bằng kim loại. Hình dạng chủ yếu là hình tròn, hình vuông, hình chuông, lục giác, bát giác, hình trái đào, hình hoa sen và hình hoa mẫu đơn.

Toàn hộp


Toàn hộp là loại hộp có phân cách chứa trái cây và bánh. Hình dạng bên ngoài so với hộp bưng khác biệt không lớn, nhưng bên trong thì phân thành nhiều các ô nhỏ, mỗi ô nhỏ này chứa một hộp nhỏ, chữ “toàn” cũng có ý nghĩa là “tụ hợp”.

Một không gian bình thường là các ô, chung quanh lại phân thành các ô nhỏ. Cũng như các dụng cụ bưng tay khác, chất liệu của hộp cầm tay thường là nhẹ, cách nhiệt và giữ ấm. Vì vậy, đa số là những hộp màu đen có lớp lót bằng giấy hoặc là gỗ.

Hộp cầm tay

Đây là hộp thức ăn thường thấy nhất trong các phim kịch cổ trang, dùng một giá cầm tay để nâng đỡ hộp, dùng một tay có thể cầm đi. Loại hộp này xuất hiện khá sớm, vào thời đầu chúng được dùng trong các quán cơm để chuyển cơm và thức ăn. Lúc đó có thể có đến hai giá cầm, cộng thêm vài tầng ngăn, chất liệu bằng tre, rất thô sơ.

Đến thời Minh Thanh, khi các văn nhân bắt đầu hứng thú và tham gia vào thiết kế, loại hộp này mới trở nên tinh xảo. Đặc biệt là các hộp hình chữ nhật làm bằng gỗ cứng, có đặc tính rất kiên cố và bền, không chỉ có thể chịu được va chạm, mà còn có trọng lượng nhất định, bất kể là nâng lên hay đặt xuống đều không bị lắc lư. Đựng nước nóng bên trong cũng không dễ bị dây ra ngoài.

Hộp nhỏ chỉ cần dùng tay cầm, đại đa số các hộp thức ăn trong các phim truyền hình là hộp nhỏ. Đến thời sau này, hộp nhỏ đa số được làm bằng các loại gỗ quý như gỗ đàn hương tím (tử đàn), hoàng hoa lê, được trang trí bằng khắc sơn mài và các khảm quý. Loại hộp này về sau đã không được dùng để chứa thức ăn nữa, mà dùng để chứa các ấn chương bằng ngọc thạch, các loại dụng cụ nhỏ gọn.

Khởi nguyên của hộp đựng thức ăn tại Trung Hoa


Trước triều Minh Thanh thì việc mang hộp thức ăn ra ngoài không được thịnh hành. Đặc biệt là trước triều Tống, việc mang cơm, rau, thì đa số người ta dùng túi (nang) hoặc bao (đại), “tửu nang phạn đại” (rượu dùng túi, cơm dùng bao), chính là câu nói về ý này.


Các văn nhân mặc khách thời Tống khi giao du bên ngoài là dùng “du sơn khí” , đại khái có thể được xem là khởi nguyên của hộp thức ăn. Du sơn khí là một thứ có hình thức giống như sọt đựng các đồ vật trong đó.

“Du sơn khí” phiên bản dùng cho hành trình dài, đeo trên lưng Đường Huyền Trang khi ông đi thỉnh kinh. (Tranh: Bảo tàng Quốc gia Nhật Bản, Tokyo, Wikipedia, Public Domain)

Du sơn khí này được làm bằng tre, kiên cố, nhẹ gọn, rất tiện cho việc mang lương khô, rượu nước, quần áo, thậm chí nguyên một bộ ấm trà.


Theo Aboluowang
Tống Vân biên tập


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook