Ngày Sức khỏe thế giới 7/4: Hành tinh của chúng ta, sức khỏe của chúng ta

Chia sẻ Facebook
08/04/2022 07:31:10

Nhiều thông điệp ý nghĩa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lan toả nhân Ngày sức khoẻ thế giới 7/4 năm nay.

Nhiều thông điệp ý nghĩa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lan toả nhân Ngày sức khoẻ thế giới 7/4 năm nay. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh


Trong bối cảnh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường cũng như các bệnh ung thư, hen suyễn, bệnh tim mạch đang gia tăng. Vào ngày sức khỏe thế giới năm 2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tập trung sự chú ý của toàn cầu vào các hành động cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho hành tinh và cả con người, đồng thời thúc đẩy phong trào kiến ​​tạo xã hội nhằm tập trung hướng tới hạnh phúc.

WHO ước tính rằng hơn 13 triệu ca tử vong trên khắp thế giới mỗi năm là do các nguyên nhân từ môi trường có thể phòng ngừa được. Điều này bao gồm cả cuộc khủng hoảng khí hậu là mối đe dọa sức khỏe lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Khủng hoảng khí hậu cũng là khủng hoảng về sức khỏe. Hơn 90% người đang hít thở không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe do đốt các nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, tình trạng nóng lên toàn cầu làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm do ​​muỗi một cách rộng hơn và nhanh hơn bao giờ hết. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, suy thoái đất và khan hiếm nước đang khiến con người phải di cư và ảnh hưởng lên sức khỏe. Mặt khác, sự ô nhiễm và rác thải nhựa được tìm thấy ở khắp mọi nơi từ đáy đại dương đến những ngọn núi cao và đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Các hệ thống sản xuất thực phẩm và đồ uống không lành mạnh, đã qua chế biến đang thúc đẩy làn sóng béo phì, gia tăng ung thư và bệnh tim mạch, đồng thời tạo ra 1/3 lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.

Đại dịch COVID-19 xảy ra gần đây đã và đang cho chúng ta thấy tầm quan trọng của khoa học và làm nổi bật lên sự bất bình đẳng trên thế giới. Đồng thời, đại dịch đã bộc lộ những điểm yếu trong mọi lĩnh vực của xã hội cũng như nhấn mạnh sự cấp thiết của việc tạo ra các cam kết xã hội để đạt được sự bình đẳng trong sức khỏe ở hiện tại và cho các thế hệ tương lai.

Vậy bạn có thể làm gì để bảo vệ hành tinh và sức khỏe của chúng ta?

- Chia sẻ thông điệp: Hành tinh của chúng ta, sức khỏe của chúng ta.

- Nâng cao tiếng nói của bạn và thực hiện các hành động chống biến đổi khí hậu để bảo vệ sức khỏe của bạn.

- Hãy hành động, truyền cảm hứng cho người khác bằng cách:

+ Đi bộ hoặc đạp xe ít nhất 1 ngày/tuần hay lựa chọn các phương tiện công cộng để di chuyển.

+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch; tắt đèn khi không có trong phòng.

+ Mua các mặt hàng tươi mới từ những người sản xuất ở địa phương, tránh thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến.

+ Thuốc lá là kẻ giết người và gây ô nhiễm môi trường do đó hãy ngừng hút thuốc lá.

+ Mua ít đồ nhựa; sử dụng túi tái chế.

Cùng chuyên mục

Bệnh võng mạc trẻ sinh non là tình trạng bệnh lý xảy ra do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc. Bệnh có thể gây mù lòa cho trẻ từ rất sớm...

Sản phụ nguy kịch sau khi sinh con tại nhà Sau khi sinh con tại nhà, sản phụ bị ngất, gọi hỏi không trả lời, huyết áp không đo được, mạch nhanh nhỏ.

Nội soi cắt thùy phổi cho 2 bệnh nhân mắc ung thư phổi

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi, nạo vét hạch cho 2 bệnh nhân ung thư phổi dưới sự trợ giúp của bác sĩ Bệnh viện K Trung ương.

Cứu sống bệnh nhân COVID-19 bị sốc nhiễm khuẩn, biến chứng suy đa tạng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ từ tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng nặng.

Thu hồi sản phẩm cafe giảm cân khiến một phụ nữ rơi vào hôn mê, tổn thương não

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm bổ sung cafe Hoàng Gia.

Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4: Triệu trái tim, chung nhịp đập

Ngày 7/4 hàng năm được chọn là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện, có ý nghĩa vận động người dân tham gia hiến máu thường xuyên, đảm bảo máu cho cấp cứu và điều trị.

Người mắc COVID-19 tại Đức phải cách ly bắt buộc, Trung Quốc đại lục ghi nhận hơn 20.000 ca mắc mới/ngày Tính đến sáng 7/4, thế giới ghi nhận 494,3 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 6,18 triệu trường hợp tử vong.

Ho ra máu gần 2 năm vì vỏ kẹo rơi vào phế quản Bệnh nhân nữ nhập viện do tình trạng ho ra máu ngày càng tăng lên, dù không có bệnh nền.

Hà Nội thêm 4.037 ca mắc COVID-19 mới Ngày 6/4, số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn Hà Nội giảm 1.162 ca so với ngày hôm qua, toàn thành phố ghi nhận 4.037 ca bệnh.

Ngày 6/4: Thêm 49.124 ca mắc COVID-19 mới; Quảng Ninh bổ sung thêm 9.300 ca bệnh

Theo Bộ Y tế, ngày 6/4, ghi nhận thêm 49.124 ca mắc COVID-19 mới tại 61 tỉnh, thành phố; hơn 130.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Những điều cần biết về hậu COVID-19 ở trẻ em

Trước mối quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề hậu COVID-19 ở trẻ, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa phát đi thông điệp giải đáp nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Hậu COVID-19: Bệnh nhân bị áp xe phổi, tràn khí màng phổi

Bệnh viện Phổi Nghệ An vừa điều trị khỏi cho một bệnh nhân bị áp xe phổi/tràn khí màng phổi nặng sau khi âm tính với COVID-19 được 20 ngày.

Liên tiếp các trường hợp phải cắt bỏ tinh hoàn vì nhập viện muộn

2 trường hợp bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phải cắt bỏ tinh hoàn do nhập viện muộn, không có khả năng bảo tồn.

Gắp đồng xu mắc kẹt trong thực quản bé gái 4 tuổi

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh vừa thực hiện thành công ca can thiệp gắp dị vật là đồng xu trong thực quản của bé gái 4 tuổi.

Chia sẻ Facebook