Ngày nào cũng ăn thịt rang có được không?
Thịt rang cháy cạnh là món ăn quen thuộc của mỗi gia đình. Vậy ăn nhiều thịt rang có tốt không?
Lợi ích khi ăn thịt lợn
Thịt lợn được xếp vào loại thịt đỏ không lành mạnh. Tuy nhiên, đây là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định, protein chất lượng cao. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh.
Giàu dinh dưỡng: 100g thịt lợn nấu chín chứa 297g calo, 26g chất đạm, 21g chất béo, không có chất xơ, đường, carbohydrates. Thịt lợn là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin B1, B3, B6, B12, sắt, kẽm, phốt pho, selen. Đặc biệt, Vitamin B1 cần thiết cho một loạt các chức năng của cơ thể, hàm lượng B1 trong thịt lợn cao hơn các loại thịt đỏ khác như thịt bò và cừu. Vitamin B6 và B12 tốt cho sự hình thành tế bào máu và chức năng của não.
Theo Webmd, thịt lợn còn là nguồn cung cấp sắt được hệ tiêu hóa của con người hấp thụ rất dễ dàng. Selen hỗ trợ chức năng tuyến giáp. 170g thịt lợn có đủ lượng selen khuyến nghị hằng ngày.
Thịt lợn nạc, nấu chín hoàn toàn, ăn ở mức độ vừa phải có thể mang lại những lợi ích nhất định.
Tăng hiệu suất cơ bắp: Thịt lợn chứa axit amin beta-alanine, giúp cơ thể bạn hình thành hợp chất carnosine rất quan trọng đối với cơ bắp. Các nghiên cứu đã chỉ ra bổ sung beta-alanine liều cao được thực hiện trong 4-10 tuần dẫn đến mức tăng 40-80% lượng carnosine trong cơ bắp của một người.
Chứa nhiều natri và chất béo bão hòa: Thịt lợn giàu một số vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng nhưng cũng có thể chứa nhiều natri và chất béo bão hòa, hai yếu tố nên tránh trong chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu đang ăn kiêng ít natri do lo ngại về sức khỏe tim mạch và/hoặc tránh chất béo bão hòa, bạn nên tiêu thụ các loại thịt nạc, ít qua chế biến nhất có thể.
Ngày nào cũng ăn thịt, đặc biệt thịt rang có tốt?
Mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt? Đó là câu hỏi rất nhiều bà nội trợ đặt ra để chăm sóc dinh dưỡng cho gia đình , sao cho khẩu phần ăn gây ít hệ lụy nhất cho sức khỏe.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ, nhiều nghiên cứu đã nói về vấn đề mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt? Theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, một người bình thường không nên ăn quá 300 - 500g thịt đỏ (bò, lợn, bê...) mỗi tuần. Tốt nhất chỉ ăn 2 lần/tuần (khẩu phần 100 - 150g/lần ăn, tùy cân nặng và mức độ béo để tăng giảm phù hợp), và tốt nhất là luộc thịt, hầm thịt.
Thịt lợn chỉ nên ăn 3 lần/tuần. Không ăn thịt lợn với thịt bò, gan dê, đậu tương vì có thể tương khắc.
Thịt gà và các loại thịt trắng bình thường chỉ ăn 3 lần/ tuần, lượng không quá 150gr/ngày. Không ăn thịt gà với kinh giới, tỏi, hành sống, thịt chó, gan chó, mận…
Thịt bò rất giàu calo, đạm, dinh dưỡng. Ăn thịt bò tránh ăn cùng hải sản, thịt lợn, đậu nành, trà… vì chúng kị thịt bò.
Thịt nạc cũng không ăn quá nhiều hàng ngày vì sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch... Các nhà khoa học Anh đã chứng minh, ăn nhiều thịt nạc còn nguy hơn thịt mỡ, bởi thịt nạc khi chế biến sẽ sinh ra chất cysteine gây tổn thương gen, ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng
Thịt mỡ có nhiều chất béo, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe, về tim mạch như mỡ trong máu cao, xơ cứng động mạch…
Lưu ý là khi chế biến thịt cần tránh nước xốt quá béo, tránh nướng thịt (bằng than, lò nướng).
Theo lời khuyên của các nhà khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày mỗi người không nên ăn quá 150gr thịt (dùng cho các loại thịt). Nhưng nên giảm bớt thịt lợn, thay vào là thịt gia cầm.
Nên ăn ít thịt nạc. Thay thế thịt bằng các loại đậu hạt, các chế phẩm họ đậu – vốn là nguồn protein, chất béo thực vật quý, chống oxy hóa, ung thư, điều hòa chuyển hóa cholesterol…Đặc biệt hoạt chất trong đậu có thể kìm hãm sự phát triển chất gây ung thư – cysteine.
Khuyến khích ăn thịt gia cầm, cá. Cá giàu axit béo, tốt cho sức khoẻ tim mạch. Ăn 3 bữa cá/tuần để cung cấp axít béo hệ omega-3, bảo vệ tim mạch.
Mỗi ngày cần ăn 400g rau xanh, hoa quả để cơ thể giảm 2 lần nguy cơ bị các bệnh tim mạch, mỡ máu. Ưu tiên tỏi, trà xanh, gừng, cà chua...
Nếu ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nhiều chất béo, có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu và nguy cơ sức khỏe lâu dài. Cụ thể, việc tốn quá nhiều năng lượng cho quá trình tiêu hóa một bữa ăn nhiều thịt có thể gây ra những triệu chứng như cảm thấy uể oải, hiệu ứng sương mù hoặc cảm giác buồn ngủ sau khi ăn.
Ngoài ra, một số loại thịt như thịt bò và gà tây rất giàu tryptophan, một loại axit amin có ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin, hormone giúp điều hòa giấc ngủ của con người.
Trúc Chi (t/h)