Ngày càng ít phụ nữ Trung Quốc tin vào “cuộc sống chỉ trọn vẹn khi có con”
Nguyên nhân gì khiến nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn cuộc đời không con?
Theo một khảo sát, trong khi số người trẻ Trung Quốc đến tuổi kết hôn không ngừng suy giảm thì quan niệm về hôn nhân và sinh con của thế hệ trẻ Trung Quốc ngày nay cũng đã có những thay đổi lớn, tỷ lệ phụ nữ Trung Quốc chọn cuộc đời không con gia tăng tới mức gần 10% vào năm 2020.
Chiều 13/2, cộng đồng mạng Trung Quốc quan tâm tìm kiếm chủ đề “tỷ lệ phụ nữ nước tôi cả đời không con” tăng chóng mặt, từng vọt lên đầu bảng xếp hạng tìm kiếm nóng.
Theo tin từ Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Diễn đàn Dân số và Phát triển Trung Quốc khóa 3 được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 11/2 đã công bố báo cáo khảo sát chỉ ra, Trung Quốc đang chịu thay đổi kép về dân số và gia đình: tỷ lệ sinh thấp và mô hình ‘gia đình nhỏ hóa’; quan niệm kết hôn và sinh con của thế hệ trẻ Trung Quốc đang có thay đổi, độ tuổi bình quân kết hôn lần đầu ở người đủ tuổi kết hôn liên tục tăng cao: mức tuổi kết hôn lần đầu trung bình của phụ nữ tiếp tục tăng từ 22 tuổi vào những năm 1980 lên 26,3 vào năm 2020, còn tuổi sinh con lần đầu tăng đến 27,2 tuổi. Mức độ sẵn sàng sinh con của phụ nữ Trung Quốc trong độ tuổi sinh sản tiếp tục giảm, số con trung bình mà họ dự định sinh vào năm 2021 là 1,64, trong khi chỉ số này ở nhóm tuổi chính sinh con là “hậu 90” (sinh sau 1990) và “hậu 00” (sinh sau 2000) chỉ còn 1,54 và 1,48; tỷ lệ không có con trong đời của phụ nữ Trung Quốc cũng tăng nhanh: năm 2015 là 6,1% và đến năm 2020 là gần 10%. Thông tin cũng dẫn một khảo sát năm 2021 của “Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc” cho hay, chưa đến 70% phụ nữ Trung Quốc dưới 35 tuổi tin rằng “ cuộc sống chỉ trọn vẹn khi có con”…
Lợi tức dân số biến mất, ĐCSTQ đối mặt với những thách thức lớn
Cộng đồng mạng Trung Quốc có nhiều chia sẻ: “Lý do chính là mọi người đang chịu áp lực kinh tế lớn hơn”; “Kỳ vọng về hạnh phúc trong cuộc sống cao hơn, xã hội áp bức và bóc lột nhiều hơn, cuộc sống khó khăn hơn, cảm giác hạnh phúc thấp hơn!”; “Ham thụ hưởng cao hơn, trong khi năng lực có giới hạn nên để đáp ứng nhu cầu thụ hưởng thì phải tránh/hạn chế sinh con”…
Blogger nữ “Cang Nan Yan” có 1,473 triệu người theo dõi đã đăng trên Weibo rằng là phụ nữ nên cô biết nguyên nhân: (1) Phụ nữ bây giờ có tiếng nói nhiều hơn và có thể tự do quyết định công việc của mình hơn… (2) Quan niệm về gia đình của phụ nữ đã thay đổi, họ có thể chọn lấy chồng sinh con hoặc không lấy chồng sinh con; tự do phấn đấu cho sự nghiệp, quan niệm về gia đình phai nhạt, không còn bị chi phối trong vấn đề gia đình và sinh con; (3) Phụ nữ chịu quá nhiều áp lực, nhiều hơn nam giới; nam giới chỉ cần bươn chải cho sự nghiệp bên ngoài, nhưng phụ nữ vừa phải bươn chải như vậy lại phải sinh con, chăm con, nội trợ; có không ít tổ chức còn phân biệt đối xử với phụ nữ, yêu cầu họ phải cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình, áp lực quá lớn khiến nhiều phụ nữ không muốn sinh con…
Hôm 11/2, ông Wang Peian (Vương Bồi An) – Bí thư Đảng ủy kiêm Phó chủ tịch điều hành Hiệp hội kế hoạch hóa gia đình Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – đã đề xuất để nâng cao tỷ lệ sinh cần thúc đẩy văn hóa hôn nhân và sinh con với chủ trương kết hôn và sinh con đúng tuổi, khuyến khích những người chồng chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái, thực hiện chế độ nghỉ hàng năm, từng bước điều chỉnh và rút ngắn thời gian làm việc.
Về đề xuất của ông Wang Peian, có cư dân mạng bày tỏ:
“ Cách đó không tập trung vào nguyên nhân gốc rễ. Cơ bản là giảm lối sống đấu đá để tăng cảm giác hạnh phúc, giảm khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo sinh kế của mọi người, phúc lợi và chăm sóc người già. Nhưng nhìn vào tình hình hiện tại, tiền lương không tăng khi giá cả tăng vọt, làm việc cả ngày nghỉ cuối tuần, thậm chí nhà nước còn ban hành luật nâng tuổi nghỉ hưu, chi phí chăm sóc y tế và giáo dục là quá sức đối với những người bình thường….”
“Điều quan trọng là giải quyết vấn đề áp lực cuộc sống của những người trẻ tuổi, đồng thời trao phần thưởng và trợ cấp thực sự cho phụ nữ và gia đình có con.”
Chính sách dân số của Trung Quốc và khủng hoảng dân số
Hối thúc các chính quyền địa phương hành động táo bạo
Những năm gần đây, dân số sinh của Trung Quốc không ngừng sụt giảm. Ngày 17/1 Cục Thống kê ĐCSTQ công bố dữ liệu cho thấy: Năm 2022, số ca sinh ở Trung Quốc là 9,56 triệu nhưng số ca tử vong là 10,41 triệu. Đây là lần đầu tiên nhà chức trách Trung Quốc thừa nhận dân số tăng trưởng âm kể từ nạn đói 1958 – 1961 do chính sách Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông.
Để thúc đẩy gia tăng dân số, Cục Quản lý Bảo hiểm Y tế Quốc gia của ĐCSTQ đã ban hành các biện pháp mới giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con; hay như nhiều nơi ở Tứ Xuyên đã đưa ra biện pháp quản lý hủy bỏ hạn chế về việc đối tượng đăng ký sinh con đã kết hôn hay chưa, qua đó hợp pháp hóa việc sinh con ngoài giá thú; một số chuyên gia kinh tế của ĐCSTQ đề nghị hạ tuổi kết hôn xuống 18 [hiện nay Trung Quốc là 20 đối với nữ và 22 đối với nam].
Số đầu tiên của tạp chí “Dân số và Sức khỏe” năm 2023 đã có bài của Yang Wenzhuang (Dương Văn Trang) – Trưởng Ban Giám sát Dân số và Phát triển Gia đình của Ủy ban Y tế Quốc gia của ĐCSTQ – kiến nghị “Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ sinh sản để giảm chi phí sinh con, nuôi con và giáo dục” . Trước đó, vấn đề quan trọng này cũng được đưa vào Báo cáo Đại hội 20 ĐCSTQ làm rõ định hướng và mục tiêu hỗ trợ gia tăng dân số Trung Quốc.
Bài báo cũng cho biết, 17 cơ quan Chính phủ ĐCSTQ đã phối hợp ban hành hướng dẫn hỗ trợ sinh con, đề xuất 20 biện pháp chính sách từ 7 khía cạnh và thúc giục các chính quyền địa phương thực hiện những đổi mới táo bạo để thúc đẩy tăng trưởng dân số, tiêu biểu như hỗ trợ nhằm giảm chi phí sinh con, nuôi dạy trẻ và giáo dục.
Trung Quốc chính thức công bố sụt giảm dân số, lần đầu tiên kể từ 1961
Không dễ để giới trẻ Trung Quốc sinh con vì nhà cầm quyền vô cảm
Về vấn đề này, nhà văn Canada gốc Hoa, bà Thịnh Tuyết (Sheng Xue) cho biết: “Hành vi hiện tại của ĐCSTQ cho chúng ta thấy rõ: vấn đề về nguồn nhân lực phục vụ ĐCSTQ. Hiện nay nhà cầm quyền này dùng nhiều thủ đoạn, thậm chí cả cách gây sốc để thúc đẩy tăng trưởng dân số và mức sinh, cho thấy ĐCSTQ đang rất lo lắng về vấn đề dân số [vì những mục tiêu dài hạn của họ]”.
Bà nói rằng chính sách kế hoạch hóa gia đình của ĐCSTQ và sự cai trị tàn bạo của nhà cầm quyền này cộng thêm thảm họa phòng chống dịch COVID-19 cực đoan đã khiến dân số Trung Quốc giảm mạnh. Bởi vì ĐCSTQ dối trá và che giấu tình hình nên rất khó để mọi người biết số người chết thực sự vì dịch bệnh. Tuy nhiên qua việc nhà cầm quyền này nôn nóng dùng mọi cách tăng dân số càng sớm càng tốt cho thấy rằng có vô kể người chết.
Ngày 15/1 người sáng lập Pháp Luân Công là đại sư Lý Hồng Chí nói rằng ĐCSTQ đã che đậy dịch bệnh, trong hơn 3 năm dịch bệnh ở Trung Quốc đã giết chết 400 triệu người Trung Quốc, khi làn sóng dịch bệnh này kết thúc thì dân số Trung Quốc giảm 500 triệu người. Đại sư Lý nói rằng lần trước trong dịch SARS cũng làm 200 triệu người Trung Quốc thiệt mạng, sau đó ĐCSTQ phát hiện ra rằng dân số Trung Quốc đã giảm nên lập tức bỏ chính sách dân số 2- 3 con.
Bà Thịnh Tuyết cho biết: “Mức giảm dân số của Trung Quốc đã vượt quá ước tính của nhà cầm quyền. Tuy nhiên sau khi bỏ chính sách dân số 2- 3 con thì dân số Trung Quốc vẫn tăng trưởng âm, do đó nhà cầm quyền phải nỗ lực tăng cường khuyến khích sinh con để tăng dân số….”; “Chúng tôi thấy rằng trong giai đoạn ĐCSTQ phong tỏa xã hội vì COVID-19 có không ít người trẻ tuổi ở Thượng Hải đã hét lên phẫn nộ ‘chúng tôi là thế hệ cuối cùng’. Giờ đây, từ ‘mỏ người’ đã trở nên phổ biến và nhiều người đã bắt đầu ý thức rằng trong mắt giới cầm quyền ĐCSTQ thì mạng sống của dân chúng chỉ như là tài nguyên khoáng sản vô tri vô giác, vì vậy nhiều người đã từ chối tiếp tục sinh con”.
Nói với Epoch Times, giảng viên Liu (đã nghỉ hưu) của một trường đại học Trung Quốc cho hay: “Dân số Trung Quốc đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, Trung Quốc đang hứng chịu già hóa dân số, tỷ lệ nam nữ mất cân bằng, thiếu lực lượng lao động. Trong khi chưa có giải pháp do thảm họa do kế hoạch hóa gia đình gây ra, cộng thêm thảm họa người chết trong 3 năm dịch bệnh COVID-19, hiện giờ muốn phát triển dân số là vô cùng khó khăn, thanh niên ngày nay không muốn kết hôn thì làm sao mà sinh con?”
Theo Lý Vận, Epoch Times
Lợi tức dân số biến mất, ĐCSTQ đối mặt với những thách thức lớn Các nhà kinh tế chỉ ra rằng sự biến mất của lợi tức dân số của Trung Quốc sẽ là một thách thức lớn trong tương lai.