Ngành Chứng khoán: Dịch vụ môi giới khách hàng tổ chức rơi vào tay ai?

Chia sẻ Facebook
30/09/2022 12:43:52

Ngành Chứng khoán: Dịch vụ môi giới khách hàng tổ chức rơi vào tay ai?


Để thích ứng với thị trường, nhiều doanh nghiệp chứng khoán đã triển khai mảng môi giới khách hàng cá nhân. Hiện nay, môi giới khách hàng cá nhân được xem là mảng kinh doanh trọng yếu khi các nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 85% tổng giá trị giao dịch hàng ngày trên thị trường.

Dù khối lượng giao dịch tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây, thanh khoản thị trường Việt Nam vẫn đứng sau các nước trong khu vực như Thái Lan. Do đó, các chuyên gia cho rằng dư địa tăng trưởng trong ngắn hạn vẫn còn lớn.

Nguồn: MSVN

Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài hạn chế giao dịch thì các nhiều doanh nghiệp chứng khoán tập trung vào mảng khách hàng cá nhân để tồn tại và duy trì thị phần. Các doanh nghiệp có mảng khách hàng cá nhân phát triển là nhóm Công ty Chứng khoán VPS, VND; SHS… và một số các doanh nghiệp khác.

Mặc dù mảng khách hàng cá nhân vẫn sinh lợi tốt, nhưng sự cạnh tranh đã và đang ngày càng gay gắt trong những năm gần đây. Trong khi đó, mảng môi giới khách hàng tổ chức vẫn còn là một mảng kinh doanh chưa được khai thác rộng rãi ở nhiều công ty chứng khoán, tạo cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp trước đón đầu. Ở một số doanh nghiệp đầu ngành, mảng kinh doanh này thạm chí còn rất nhỏ hoặc không tồn tại (như TCBS, VPS, VND).

Các doanh nghiệp đi đầu trong mảng này là những doanh nghiệp có có vốn nước ngoài như Maybank, Yuanta, KIS, Mirae Asset,… Nguyên nhân mảng khách hàng tổ chức rơi vào các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, theo Maybank, đó là TTCK Việt Nam vẫn là thị trường cận biên và nhà đầu tư cá nhân nắm quyền chi phối, dù sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức vẫn đều và mạnh hơn trong những năm gần đây.

Vì vậy hầu hết các CTCK hiện nay đều tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân. Riêng mảng môi giới khách hàng tổ chức là mảng kinh doanh có rào cản gia nhập cao vì đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, không phù hợp với những công ty nội địa có quy mô vừa và nhỏ trong giai đoạn tăng trưởng hiện tại.

Nguồn: MSVN

Phân tích cho thấy, mảng kinh doanh khách hàng tổ chức đòi hỏi sự hợp lực giữa các bộ phận khác nhau với sự thiết lập các ‘Quy trình hoạt động tiêu chuẩn’ (SOP), quản lý rủi ro, tuân thủ, cơ sở khách hàng quốc tế rộng lớn, đồng thời đặt ra thách thức cho nhiều doanh nghiệp chứng khoán nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu tiếp cận các hình thức huy động vốn phức tạp hơn bên cạnh việc vay ngân hàng và phát hành trái phiếu, do đó, sự tăng trưởng về nhu cầu của nhóm khách hàng tổ chức này cần thêm thời gian.

Đánh giá về mảng kinh doanh khách hàng tổ chức ở Việt Nam, Maybank cho rằng vẫn ở giai đoạn sơ khai trong khi các nước trong khu vực đã bước vào giai đoạn bão hòa. Do đó, mảng khách hàng tổ chức sẽ là động lực tăng trưởng chính trong 3-5 năm tới.

Hiện tại, nhà đầu tư tổ chức đóng góp khoảng 10% tổng khối lượng giao dịch, tương đương 100 triệu USD trong tổng giá trị giao dịch trung bình hàng ngày dưới 1 tỷ USD. Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch hàng ngày ở Thái Lan là khoảng 3 tỷ USD với tỷ trọng của các nhà đầu tư tổ chức là 50%. Như vậy, mảng môi giới khách hàng tổ chức ở Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng đáng kể một khi khách hàng tổ chức đóng góp nhiều hơn trong tỷ trọng giao dịch hàng ngày ở Việt Nam.

Với khả năng VN được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong 3-5 năm tới, Maybank cho rằng các nhà đầu tư tổ chức sẽ quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam. Trong những năm gần đây, các quỹ đầu tư đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore và Châu Âu đã và đang tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Chia sẻ Facebook