Ngẫm chuyện Trung Quốc hiện đại: Ai thực sự nuôi ai?

Chia sẻ Facebook
10/08/2022 16:30:41

Do tin tưởng mù quáng vào ĐCSTQ, nhiều người Trung Quốc lo sợ điều gì sẽ xảy ra với sinh kế của họ nếu ĐCSTQ sụp đổ. Điều đó có đúng không?


Thời Trung Quốc cổ đại, các triều đại thường ví mối quan hệ giữa quân vương và dân chúng như thuyền với nước, quân vương giống như thuyền, dân chúng tựa như nước. Nước có thể nâng thuyền nhưng cũng có thể làm lật thuyền. Ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng tẩy não người dân để họ tin rằng ĐCSTQ là vị cứu tinh của họ. Lấy một ví dụ, nhiều người tin rằng ĐCSTQ tạo điều kiện cho họ kiếm tiền, trong khi trên thực tế, tiền họ kiếm được là nhờ sự cần lao của chính họ. Do tin tưởng mù quáng vào ĐCSTQ, nhiều người Trung Quốc lo sợ điều gì sẽ xảy ra với sinh kế của họ nếu ĐCSTQ sụp đổ.

Điều đó có đúng không?

Thiên An Môn, Bắc Kinh, tháng 7/2021. (Ảnh minh họa: WillMillerChina, Shutterstock)

Trong suốt chiều dài lịch sử, dù ở bất kỳ triều đại hay xã hội nào, những người nắm quyền đều không phải là người tạo ra của cải xã hội, chỉ những người lao động mới có thể tạo ra của cải. Bất kỳ chính phủ hoặc nhân viên nào đều tiêu tiền của người đóng thuế, và người đóng thuế nuôi sống chính phủ. Chính phủ về cơ bản là không và cũng không thể tự chu cấp cho bất kỳ ai, bởi họ không tham gia vào bất kỳ hoạt động sản xuất nào.


Có người thường nói: “ĐCSTQ cho tôi tiền.” Đây là lời truyền bá dối trá của ĐCSTQ. ĐCSTQ không sản xuất, không trồng trọt, không tạo ra giá trị, và nó không có tiền. Ở Trung Quốc, người nông dân có ruộng đất, người công nhân làm việc, còn giới trí thức tham gia nghiên cứu khoa học. Của cải đều do dân chúng tạo ra. Vậy nên, người dân Trung Quốc, những người đóng thuế, mới thực sự nuôi ĐCSTQ. Tiền lương của các quan chức ĐCSTQ các cấp cũng từ tiền thuế của dân mà ra.

Ở Trung Quốc có 26 loại thuế, tùy theo tính chất và chức năng có thể được chia thành 8 nhóm: thuế doanh thu, thuế thu nhập (cả doanh nghiệp và cá nhân), thuế tài nguyên, thuế cho các mục đích đặc biệt, thuế tài sản, thuế hành vi, thuế nông nghiệp và thuế xuất nhập khẩu.


Theo đó, người Trung Quốc phải nộp thuế ngay từ khi mới sinh ra, miễn là họ tiêu dùng. Nhưng tại sao người Trung Quốc không cảm thấy mình là người đóng thuế? Bởi vì ĐCSTQ không phản ánh thuế trong các hóa đơn và cố tình không phổ biến kiến ​​thức về thuế, hòng nỗ lực khiến người dân tin rằng ĐCSTQ “phục vụ” nhân dân và “hỗ trợ tài chính” cho người dân.


Các loại thuế này khiến Trung Quốc xếp vị trí thứ 2 trong Chỉ số cải cách và khốn khổ về thuế năm 2009 của tạp chí Forbes. “Ở Trung Quốc, người ta tin rằng nếu bạn kiếm được chưa đến 3.500 nhân dân tệ một tháng thì bạn sẽ không phải trả thuế. Nhưng điều đó là sai. Trung Quốc có đầy rẫy các loại thuế ẩn – cho dù bạn mua quần áo, mua nhà, trả tiền thuê nhà hay mua hàng tạp hóa, bạn luôn phải trả thuế, mặc dù bạn có thể không biết ” , theo một bài báo trên ChinaFile năm 2014 có tiêu đề “Thuế ẩn: Nhiều người Trung Quốc ngạc nhiên khi biết họ phải trả bao nhiêu tiền thuế.“

Một bài báo trên tờ Tân Dân Tuần san ở Thượng Hải đã phân tích một ví dụ điển hình. Giả sử vợ chồng cô Lan sống tại Bắc Kinh, mỗi tháng cô Lan kiếm được 8.000 nhân dân tệ và chồng cô kiếm được 10.000 nhân dân tệ. Thuế thu nhập của họ sẽ là 5.885 nhân dân tệ mỗi năm. Nhưng các khoản thuế ẩn có thể lên tới 1.887 nhân dân tệ cho thực phẩm, 860 nhân dân tệ cho quần áo, 2.923 nhân dân tệ cho chi phí gia đình, và 1.140 nhân dân tệ cho các tiện ích khác. Tất cả những khoản này cộng lại lên tới 12.695 nhân dân tệ mỗi năm, ngay cả khi họ không có con cái, không sở hữu căn hộ hay xe hơi.

Khi bán hoặc mua một tài sản, người ta phải trả thuế chứng thư, thuế đóng dấu, thuế giá trị gia tăng, và những khoản thuế khác. Đối với một căn hộ 2 triệu nhân dân tệ, những khoản thuế này có thể làm đội 15% giá mua, tương đương 300.000 nhân dân tệ.

Thực ra, ĐCSTQ về cơ bản chưa bao giờ cấp tiền cho người dân, mà nó chiếm đoạt phần lớn của cải xã hội người dân Trung Quốc đã dày công tạo ra thông qua thuế. Tiền mang về nhà của mọi người chỉ là một phần nhỏ so với số tiền họ kiếm được. Theo số liệu được báo cáo: Thuế của Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới, và chi phí hành chính cao thứ nhất trên thế giới.


ĐCSTQ là chính phủ tốn kém nhất thế giới. Chẳng hạn, New York, với dân số 18 triệu người và GDP 2.6 nghìn tỷ đô la Mỹ, có 6 “lãnh đạo thành phố” ; Tokyo, với dân số 13 triệu người, GDP 1.1 nghìn tỷ đô la Mỹ, có 7 “lãnh đạo thành phố”. Vậy mà, riêng thành phố Thiết Lĩnh ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, với dân số 3 triệu người, bằng 1/5 Tokyo, 1/6 New York, GDP 4.6 tỷ đô la Mỹ , bằng 0,42% GDP của Tokyo, 0,18% GDP của New York, nhưng có tới 41 “lãnh đạo thành phố” , gấp 6 đến 7 lần so với Tokyo và New York.

Không giống như các quốc gia khác, chẳng hạn như các nền dân chủ phương Tây, hoạt động của các đảng phái chính trị hoàn toàn là tự trang trải. Người dân Trung Quốc ngoài việc phải nuôi sống cả bộ máy ĐCSTQ và chính phủ quan liêu cồng kềnh, họ còn phải gánh chịu những nhu cầu tham nhũng hủ bại của các quan chức ĐCSTQ. Những quan chức này không tham gia lao động sản xuất nhưng quanh năm được thưởng trà, vọng nguyệt, và hưởng đãi ngộ cao. Sự thiếu minh bạch dưới chế độ toàn trị của ĐCSTQ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các quan chức tham nhũng.


Sau khi Chu Vĩnh Khang bị điều tra vào năm 2014, người ta phát hiện ra ông ta có những khoản thu bất chính trị giá tới 16.05 tỷ USD. Trong đó có 300 triệu đô la tiền mặt tại nơi ở của ông (bằng đô la Mỹ, Euro, nhân dân tệ, v.v.), 62 ô tô bao gồm xe Jeep quân sự và một xe buýt du lịch, 55 bức tranh của các họa sỹ nổi tiếng, hàng trăm tài khoản ngân hàng trong và ngoài nước, chứng khoán (cả hai trong và ngoài nước), 326 bất động sản trên khắp Trung Quốc, và 42.850 gram vàng, bạc và tiền vàng, theo một bài báo của Business Insider năm 2015 dưới tiêu đề “Phát hiện về của cải phi pháp của các quan tham Trung Quốc.”

Bị tẩy não bởi ĐCSTQ, nhiều người ở Trung Quốc lo lắng rằng cuộc sống sẽ trở nên khốn khổ nếu không có ĐCSTQ, vì sẽ không có thu nhập hoặc lương hưu. Thiết nghĩ, lịch sử Trung Quốc trong năm nghìn năm qua không có ĐCSTQ, người dân vẫn sống một cuộc sống tự cung tự cấp bình thường. Trên thế giới ngày nay, đặc biệt là ở các nền dân chủ phương Tây, thu nhập của người dân còn cao hơn người Trung Quốc rất nhiều! Lương hưu và phúc lợi cũng nhiều hơn.

Thực tế là, mặc dù người Trung Quốc làm việc rất chăm chỉ, nhưng thu nhập trung bình hàng năm của họ vào năm 2011 được báo cáo chỉ khoảng 4.000 USD, khoảng 10% so với ở các nước Tây phương. Và con số này chưa tính đến 600 triệu người có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ (tương đương 140 USD), theo công bố của Thủ tướng Trung Quốc vào tháng 5 năm 2020.


Điều này xảy ra bởi phần lớn tài sản của Trung Quốc đã bị các quan chức ĐCSTQ chiếm đoạt và phung phí. Một cuộc khảo sát vào năm 2007 cho thấy những “công chức” này đã chi 900 tỷ nhân dân tệ cho việc đi du lịch nước ngoài, mua xe hơi và ăn uống chỉ trong riêng năm đó. Họ đã chi gấp 5 lần tổng ngân sách của năm cho chăm sóc sức khỏe (180 tỷ nhân dân tệ) hoặc gấp 8 lần ngân sách cho giáo dục (110 tỷ nhân dân tệ).

Nếu người dân Trung Quốc hoàn toàn ly khai ĐCSTQ, không gánh chịu chi phí cho các hoạt động của nó thì ngay cả khi tổng số của cải xã hội không tăng lên, thu nhập của người dân vẫn sẽ được cải thiện đáng kể! Túi tiền của người dân chắc chắn sẽ đầy hơn so với khi ĐCSTQ cầm quyền!

Vậy nên, nếu không có ĐCSTQ, người dân Trung Quốc sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc hơn, có mức sống cao hơn và quan trọng nhất là có được sự tự do mà họ đáng được hưởng.


Theo Minghui.org
Ninh Sơn chỉnh sửa


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook