Nga thất bại trong chiến tranh, kinh tế khủng hoảng khiến Putin rớt đài?
Tình hình nước Nga hiện nay khá phức tạp: trong nước nổi lên các cuộc biểu tình, thất bại trong cuộc chiến Ukraine, khủng hoảng kinh tế trầm trọng khi bị phương Tây trừng phạt… Nhiều phân tích chính trị cho rằng kỷ nguyên của Putin sẽ kết thúc. Vậy liệu Putin có rớt đài?
Quân đội Nga toàn lực rút lui khỏi thành phố Kyiv và tập trung lực lượng ở khu vực phía Đông Donbass. Theo sự rút lui của quân đội Nga, những trường hợp thường dân bị giết đã nổi lên, nhiều người trong số các nạn nhân bị giết bằng cách hành quyết ở khoảng cách gần, với hai tay bị trói sau lưng và bị bịt mắt, đây chính là một tội ác chiến tranh.
Sau khi những bức ảnh và video được công khai, cả thế giới đều sốc và các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay hơn nhắm vào Nga là không thể tránh khỏi. Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ, lần này Putin kết thúc thúc, nếu không từ chức thì không đủ để tạ lỗi với thế giới. Chẳng phải cách đây không lâu, Biden cũng đã nói rằng Putin không thể cầm quyền nữa sao?
Các nhà bình luận chính trị phân tích tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, phân tích lịch sử Nga theo quan điểm của các cuộc cách mạng và đảo chính xảy ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Có chuyên gia dự đoán rằng Putin sẽ từ chức vì vận đen của nhà độc tài sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh Ukraine. Cũng có người cho rằng nhân dân Nga sẽ nổi dậy lật đổ chế độ Putin, có thể sẽ có chính biến trong điện Kremlin, có thể quân đội sẽ đảo chính…
Tôi đã xem một bài báo vào ngày hôm trước, được viết bởi Mark Lawrence Schrader – một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Villanova, đây là một trường đại học tư thục ở Pennsylvania, Hoa Kỳ. Quan điểm của ông rất đặc biệt và có tính gợi ý. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn, mọi người hãy cùng xem những điều ông ấy nói có hợp lý không nhé.
Lịch sử chứng minh Putin không dễ rớt đài
Giáo sư Schrader cho rằng sự cai trị của Putin sẽ không bị thách thức ở Nga. Trong thời gian Putin cầm quyền, những rắc rối bên trong và bên ngoài nước Nga từng xảy ra nhiều lần, nhưng quyền lực của ông chưa từng bị lung lay, cụ thể:
Khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra, các nhà phân tích cho rằng đó sẽ là nguyên nhân khiến kỷ nguyên của Putin kết thúc, nhưng điều này đã không xảy ra. Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2011 và 2012, người dân Nga đã biểu tình phản đối tham nhũng và lên án việc Putin tái đắc cử trên diện rộng, các chuyên gia cho rằng đây là khởi đầu cho sự đi xuống của Putin, nhưng Putin không hề rớt đài.
Năm 2014, Nga sáp nhập Crimea, chiếm đóng vùng Donbas, các nước phương Tây trừng phạt kinh tế khiến kinh tế Nga suy thoái, nhưng quyền lực trong tay của Putin vẫn không nhúc nhích. Năm 2017, lãnh đạo phe đối lập – Alexei Navalny đã thách thức cuộc bầu cử tổng thống của Putin với thanh thế khá lớn, nhưng cuối cùng đã bị tòa án phán quyết là không đủ điều kiện.
Một cuộc biểu tình diễn ra ở Moscow, Nga. (Ảnh: Twitter)
Cải cách lương hưu của Nga vào năm 2018 đã vấp phải phản ứng dữ dội từ người dân Nga, lúc đó các chuyên gia Nga cho rằng đó là tín hiệu cho thấy thời kỳ Putin sắp kết thúc, nhưng nó vẫn không xảy ra. Trong cuộc bầu cử Ukraine năm 2019, Zelinsky thắng cử, hệ thống tuyên truyền trước đây của Nga thất bại, các nhà bình luận chính trị cho rằng thời của Putin đã hết, nhưng vẫn không ứng nghiệm.
Đại dịch bùng phát vào năm 2020, thanh niên Nga thất nghiệp trầm trọng, người dân không hài lòng với thành tích phòng chống dịch của Moscow, các chuyên gia cho rằng chế độ Putin sớm muộn sẽ bị lật đổ. Cộng thêm hiện nay là thất bại trong cuộc chiến Ukraine, và một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng khi bị phương Tây trừng phạt, vì vậy nhiều người cho rằng Putin sắp rớt đài.
Vì sao Putin có thể nắm giữ quyền lực chắc đến vậy?
Tất nhiên, rất khó dự đoán xu thế chính trị, nhất là dự đoán tình hình chính trị nước Nga rối ren. Vì vậy, dựa trên kinh nghiệm từ 2 thập kỷ qua, thì tỷ lệ dự đoán rằng Putin sẽ không từ chức cao hơn nhiều. Vậy tại sao Putin lại có thể nắm giữ quyền lực chắc đến vậy? Đây là điểm phân tích đáng chú ý trong quan điểm của Giáo sư Schrader. Ông phân tích các vấn đề từ quan điểm thực tế chính trị Nga và các nguyên tắc cơ bản.
Trước hết, nước Nga dưới thời Putin ngày nay không phải là một chế độ độc tài chuyên quyền theo nghĩa chặt chẽ, Putin không phải là vua của nước Nga, không phải ở thời đại của vương triều Romanov trong quá khứ, cũng không phải thời của Stalin ở Liên Xô cũ. Mặc dù các nước phương Tây đã chỉ trích chế độ độc tài của Putin và so sánh ông với Stalin, nhưng Putin thực sự không phải là Stalin, ông ấy được nhân dân bầu chọn.
Đúng vậy, Putin có khuynh hướng độc tài, tính cách độc tài, tàn nhẫn trong việc chống lại kẻ thù chính trị, và không bảo vệ các quyền công dân cho lắm. Nhưng nền tảng cầm quyền của Putin là bầu cử phổ thông, và nguồn gốc cơ bản cho quyền lực của ông là do dân chọn. Có thể cuộc bầu cử không công bằng, nhưng ông vẫn cần một cuộc tổng tuyển cử để xác lập chính quyền của mình.
Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: Getty).
Các cuộc bầu cử dân chủ được thiết lập trước khi Putin đắc cử, dưới thời Boris Yeltsin, và được viết thành hiến pháp năm 1993. Mặc dù trước cuối thế kỷ trước, bầu cử ở Nga lộn xộn, tan tác tơi bời, nhưng hỗn loạn kiểu này là hỗn loạn theo hệ thống bầu cử dân chủ. Giữa sự hỗn loạn này, các tổ chức phi chính phủ cơ bản ra đời, và các phương tiện truyền thông độc lập xuất hiện.
Các thành viên của Quốc hội được bầu bởi các cử tri, cần phải đánh bại đối thủ trong số nhiều ứng cử viên để giành chiến thắng. Hiện nay, mặc dù các phương tiện truyền thông độc lập ở Nga đã bị đàn áp, và thậm chí có ứng viên bị truất quyền tranh cử, nhưng cơ sở chấp chính hợp pháp của tổng thống vẫn là tổng tuyển cử.
Nga cũng có Ban Tuyên giáo Trung ương, nhưng điều mà Ban Tuyên giáo Trung ương Nga đề cao là tại sao Putin lại là người nên làm tổng thống nhất. Đây là tuyên truyền nhằm vào cử tri. Nếu chính quyền Nga thực sự là một chế độ độc tài, thì tuyên truyền như vậy là không cần thiết.
Vì vậy, hệ thống chính trị Nga không phải là độc tài, nói là dân chủ thì còn xa vời, vậy nó là gì? Đây cũng là điều khiến các nhà khoa học chính trị phải vò đầu bứt tai. Một số người gọi hệ thống chính trị Nga là hệ thống chuyên chế bầu cử, mặc dù có tồn tại các thể chế dân chủ, nhưng thực chất chúng chỉ là ngụy trang, hữu danh vô thực.
Có người còn gọi nó là: độc tài thông tin. Tức là tất cả bộ máy tuyên truyền đều nằm trong tay Putin, chỉ nói ông ta tốt không nói xấu, tuyên truyền Putin là một nhà lãnh đạo độc nhất vô nhị, nói thẳng ra thì chính là truyền thông 1 chiều. Điều này chỉ ra rằng Putin phải giành được sự ủng hộ từ các cử tri, ngay cả khi sự ủng hộ này là từ một chiều mà thắng được. Chính loại thể chế hỗn hợp này là lý do cơ bản khiến Putin bị đánh mà không ngã.
Phương Tây trừng phạt khiến quân dân Nga đồng lòng
Trước mắt, từ những gì có thể quan sát được, cộng thêm thông tin đến nội địa của Nga, thì chế độ Putin không đứng trên đỉnh núi và sụp đổ, Điện Kremlin cũng không tách rời với cơ sở quyền lực của mình. Bên trong nước Nga, cuộc chiến Ukraine dường như tập trung nhiều hơn vào Putin.
Người dân Nga đi bỏ phiếu bầu cử Tổng thống năm 2012. (Ảnh: Catch News)
Trong tuần đầu tiên sau khi chiến tranh bùng nổ, đã có nhiều cuộc biểu tình phản chiến ở Nga, nhưng bây giờ hầu như không còn thấy nữa. Thứ nhất là do những người chống chiến tranh bị bắt và bị kết án; Thứ hai, Ban Tuyên truyền Trung ương Nga cũng đang khởi tác dụng. Vì vậy, hiện nay theo các cuộc thăm dò chính thức ở Moscow, sự ủng hộ của Putin đã tăng lên 83%, 81% người Nga ủng hộ các hành động quân sự chống lại Ukraine. Cần nhấn mạnh một chút rằng, đây là số liệu thống kê từ chính quyền Nga.
Cấp cơ sở ở Nga là như vậy và cấp cao nhất ở Nga cũng tương tự. Nhiều tay chân thân tín của Putin và tỷ phú ở Nga đã bị phương Tây trừng phạt. Nhưng đa số họ không cao chạy xa bay mà đoàn kết xung quanh Putin, xưa còn tồn tại ‘tông phái độc chiếm một vùng’, nhưng nay lại càng chặt chẽ hợp lại ‘sưởi ấm’. Có thể là do áp lực từ bên ngoài quá lớn, trước đây chân đạp 2 thuyền, bây giờ ngược lại đều trên cùng một thuyền.
Nhà báo Nga Farida Rustamova – một nhà báo độc lập, tiết lộ rằng một nguồn tin trong giới thượng lưu Nga nói với cô rằng, một số giám đốc điều hành của các công ty lớn của Nga đã bị trừng phạt cho biết: trước đây, giới thượng lưu cũng tính đến chuyện mua tài sản và sinh sống ở nước ngoài, nhưng hiện tại họ đã từ bỏ ý định này, và họ sẽ không ra nước ngoài trong 20 năm tới. Họ chỉ có thể ở lại Nga, họ chỉ có thể phát triển ở Nga, họ sẽ không lật đổ bất cứ ai, và sẽ chỉ hoạch định lại cuộc sống tương lai của mình.
Đối với cuộc chiến Ukraine, Ban Tuyên giáo Trung ương Nga đã tuyên truyền trước rất nhiều, chủ đề tuyên truyền chính là: Nga được cho là một nước lớn, nhưng lại bị bao vây bởi kẻ thù. Những kẻ thù này đến từ phương Tây, cũng như từ Nga. Chỉ có Putin mới có thể dẫn dắt nước Nga thoát khỏi tình trạng khó khăn này.
Sau khi chiến tranh bùng nổ, các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc đến từ phương Tây, ở một mức độ nhất định, càng hiện thực tuyên bố của Ban Tuyên giáo Trung ương Nga. Trước các thế lực ‘phản động’ trong và ngoài nước, mọi người đoàn kết xung quanh Putin.
Trong khuôn khổ suy nghĩ như vậy, không khó để bạn hiểu tại sao Moscow lại phủ nhận cáo buộc thảm sát thường dân, nói rằng tất cả đều do phương Tây gài tang vật. Các tiểu phấn hồng của Nga nói rằng những thường dân bị thảm sát là do các diễn viên hóa trang, hoặc bị giết bởi những người lính Ukraine sau khi quân đội Nga rút lui.
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, trong thời gian Nga chiếm đóng Bucha, không một dân thường nào bị tổn hại. Nếu ở phương Tây thì những lời này là không thể đứng vững, bởi vì có bằng cớ xác thật, nhưng ở Nga, đó chỉ là một lời nói. Dưới sự tuyên truyền của chính quyền Nga, người dân thực sự tin tưởng hơn nữa rằng để bôi nhọ Putin và Nga, chủ nghĩa đế quốc phương Tây có thể làm bất cứ điều gì.
Cho nên, chính vì hệ thống chính trị hỗn hợp của Nga, cộng thêm việc truyền thông thông tin không cân xứng nên việc kỳ vọng người dân Nga nổi dậy và giới tinh hoa Nga chính biến thì có vẻ không thực tế. Còn ý kiến của các bạn về vấn đề này như thế nào? Hoan nghênh để lại bình luận bên dưới.
Tác giả: Vương Trì Nhân
Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinh Hoa
Tử Vi (Theo Secret China )
Từ Khóa :