Nga phạt hàng loạt ứng dụng lưu trữ dữ liệu người dùng ở nước ngoài
Một tòa án Nga phạt tiền WhatsApp, Snap và các ứng dụng nước ngoài khác vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trong nước.
Bảo mật
Tranh chấp giữa Nga và Big Tech phương Tây về nội dung, kiểm duyệt, dữ liệu và văn phòng đại diện ngày một leo thang kể từ khi Nga tấn công Ukraine ngày 24/2. Tòa án quận Tagansky của Nga hôm 28/7 phạt WhatsApp 18 triệu rouble (301.255 USD) do lặp lại lỗi khiến ứng dụng từng bị phạt 4 triệu rouble hồi tháng 8 năm ngoái. Tháng trước, Google bị phạt 15 triệu rouble.
Tòa cũng phạt Match, chủ sở hữu ứng dụng hẹn hò Tinder, 2 triệu rouble và Snap, Hotels.com mỗi bên 1 triệu rouble, dịch vụ nghe nhạc Spotify 500.000 rouble.
Cơ quan quản lý Roskomnadzor cho biết 5 công ty nói trên không cung cấp được tài liệu xác nhận đang tiến hành lưu trữ và xử lý dữ liệu người dùng Nga trong nước. Expedia, đơn vị sở hữu Hotels.com, đang xem xét quyết định của tòa án nhưng xác nhận Hotels.cm đã đóng cửa tại Nga từ ngày 1/4 và không còn thu thập dữ liệu người dùng Nga. Spotify đóng cửa văn phòng ở Nga và ngừng dịch vụ không lâu sau đó.
Nga đã cấm cửa Instagram và Facebook cũng như Twitter tại nước này sau khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu. Meta bị phát hiện “hành động cực đoan” dẫn đến bị hạn chế, song ứng dụng WhatsApp cùng công ty vẫn hoạt động.
Hơn 600 doanh nghiệp nước ngoài đã chấp hành yêu cầu của Nga từ khi luật lưu trữ liệu thông qua năm 2015, theo Anton Gorelkin, Phó ban Chính sách thông tin của Quốc hội Nga. Trên Telegram, ông viết: “Trong bối cảnh chiến tranh thông tin với phương Tây, chúng tôi tin rằng luật này cần thiết. Chỉ bằng cách này, mới đảm bảo tình báo nước ngoài và mọi thể loại lừa đảo không tiếp cận được dữ liệu”.
Du Lam (Theo Reuters)
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Số vụ hack máy tính để đào tiền số tăng mạnh icon 0
Các công ty tài chính trở thành miếng mồi ngon của các hacker, khi số vụ tấn công vào hệ thống máy tính lĩnh vực này tăng 3 lần trong nửa đầu năm nay, so với cả năm 2021.
Chuyên gia chỉ cách nhận biết thư điện tử, tin nhắn lừa đảo
icon 0
Để giúp người dùng phòng tránh các hình thức tấn công phi kỹ thuật, các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã hướng dẫn cách nhận biết thư điện tử và tin nhắn lừa đảo.
Giảm thời gian duyệt hồ sơ cấp phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
icon 0
Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 15/9, thời gian để Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT hoàn thành việc thẩm định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp là 5 ngày, giảm 2 ngày so với trước đây.
Vì sao iPhone phải cập nhật iOS 15.6 ngay lập tức? icon 0
Apple thúc giục người dùng cài đặt iOS 15.6, phiên bản vá 39 lỗi bảo mật mà hacker có thể khai thác để thu thập dữ liệu nhạy cảm và theo dõi iPhone.
VNISA và Đại học Duy Tân hợp tác đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin
icon 0
Một trong những nội dung hợp tác giữa VNISA và Đại học Duy Tân là phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề ngắn hạn về an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
XEM THÊM BÀI VIẾT