Nga lại đe dọa vũ khí hạt nhân vào ngày cuối cuộc “trưng cầu dân ý” sáp nhập

Chia sẻ Facebook
29/09/2022 14:29:41

“Tôi phải nhắc nhở những người cố chấp rằng nước Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết”.

Ngày 27/9 (thứ Ba), giới cầm quyền nước Nga đã tổ chức ngày thứ 5 và cũng là ngày cuối cùng của cuộc “trưng cầu dân ý” tại 4 khu vực Ukraine mà họ chiếm đóng, đồng thời lần nữa đưa ra đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Quân đội Ukraine giao chiến ác liệt ở Sievierodonetsk (Ảnh chụp màn hình video)


Ông Medvedev nói “nếu mối đe dọa với Nga đã vượt quá giới hạn nguy hiểm được xác định”, nước này sẽ có quyền đáp trả “không cần xin phép bất cứ ai, không cần bàn bạc nhiều”.


Ông viết: “Hãy tưởng tượng Nga buộc phải sử dụng loại vũ khí đáng sợ nhất chống lại chính quyền Ukraine, bên đã có những hành động hung hăng quy mô lớn, đe dọa sự tồn vong của nhà nước Nga”.


Cụm từ “ hành động đe dọa sự tồn vong của nhà nước Nga bằng các loại vũ khí thông thường” mà ông Medvedev dẫn lại chính là một trong những điều kiện tung đòn tấn công trong học thuyết hạt nhân của Nga.


Theo Reuters , đây là lời đe dọa mới nhất trong số những lời đe dọa được Tổng thống Nga Putin và các cộng sự đưa ra trong những tuần gần đây.


Có phân tích cho rằng đe dọa hạt nhân của Nga là nhằm răn đe Ukraine và phương Tây, bằng cách cho thấy họ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ các vùng lãnh thổ Ukraine mới sáp nhập. Nơi đó, các lực lượng Nga đã phải đối mặt với sự phản công mạnh mẽ của Ukraine trong những tuần gần đây.


Ông Medvedev là một trong những cộng sự thân cận của ông Putin. Hai ông từng luân phiên giữ hai chức vụ quan trọng là tổng thống và thủ tướng nhằm hợp tác liên tục kiểm soát quyền lực.


Lời đe dọa hạt nhân do ông Medvedev đưa ra lần này khác với lần trước. Lần trước, ô ng Medvedev cho biết trong một bài đăng trên Telegram: “Tôi tin rằng ngay cả trong tình huống này thì NATO sẽ không can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột… Những kẻ kích động ở bờ bên kia đại dương và châu Âu không muốn chết trong một thảm họa hạt nhân. Vì vậy, họ sẽ chấp nhận [Nga] sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào trong cuộc xung đột hiện nay”.


Trong khi đó, 4 khu vực Ukraine do quân đội Nga kiểm soát – Kherson, Luhansk, Donetsk và Zaporizhzhia – đang bị buộc “trưng cầu dân ý” sáp nhập vào Nga. Hôm 27/9 là ngày thứ 5 và cũng là ngày cuối cùng của cuộc “trưng cầu dân ý” này. Phương Tây coi đây là một cuộc trưng cầu dân ý giả mạo bất hợp pháp và nói rằng họ sẽ không công nhận kết quả.


Các quan chức Chính phủ Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ “lãnh thổ mới” của mình, nếu các lực lượng Ukraine cố gắng chiếm lãnh thổ Ukraine mà Moscow sớm coi là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nga.

Hôm thứ Ba (27/9) Bộ Quốc phòng Anh cho biết, ngày 30/9 khi phát biểu trước Quốc hội Nga có thể ông Putin sẽ thông báo rằng 4 khu vực Ukraine do Nga chiếm đóng đã gia nhập Liên bang Nga.


NATO và Mỹ chưa công khai chi tiết cách họ sẽ phản ứng với một cuộc tấn công hạt nhân của Nga vào Ukraine. Tuy nhiên, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan nói với CBS hôm Chủ nhật (25/9) rằng Washington đã nói rõ với Moscow “hậu quả thảm khốc” đối với Nga.


Cố vấn Mykhailo Podolyak của Tổng thống Ukraine cho hay trong một cuộc phỏng vấn với tờ Blick tại Thụy Sĩ rằng Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân mà Nga có thể phát động. Nhưng ông Podolyak cho rằng cộng đồng quốc tế cần có trách nhiệm ngăn chặn Nga [gây ra thảm họa nhân loại này].


Ông chất vấn: “Nếu Nga tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào Ukraine, thì chúng tôi nên sơ tán người dân ở đâu? Đó là lý do tại sao việc sử dụng vũ khí hạt nhân là một vấn đề an ninh toàn cầu – không còn chỉ là vấn đề của Ukraine nữa”.


Trong cùng một cuộc phỏng vấn, ông Mikhailo Podolyak nói rằng những người Ukraine đã giúp Nga tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thôn tính sẽ phải đối mặt với tội phản quốc và chịu ít nhất 5 năm tù giam. Ông nói: “Chúng tôi có danh sách những người này đã tham gia (trưng cầu dân ý) theo một cách nào đó”.


Tuy nhiên, ông cũng nói rằng những người Ukraine bị buộc phải bỏ phiếu sẽ không bị trừng phạt. Các quan chức Ukraine báo cáo rằng các thùng phiếu đã được đưa đến từng nhà và người dân Ukraine buộc phải bỏ phiếu trước quân đội Nga.


Trong 4 khu vực mà quân đội Nga chiếm đóng không có tỉnh nào quân Nga kiểm soát được hoàn toàn, giao tranh vẫn đang diễn ra trên khắp mặt trận. Tính đến thứ Ba (27/9), các vùng bất đồng giữa quân đội Ukraine và Nga ở Ukraine tiếp tục chìm trong giao tranh kịch liệt.


Các lực lượng Ukraine báo cáo rằng họ đã đạt được nhiều tiến bộ hơn kể từ đầu tháng này khi điều động lực lượng đến tỉnh thứ 5, khu vực Kharkiv.


Tổng thống Zelensky của Ukraine cho biết khu vực miền đông Donetsk vẫn là ưu tiên chiến lược hàng đầu của Ukraine, giao tranh “đặc biệt dữ dội” đã tàn phá hoàn toàn một số thị trấn ở đó. Donetsk cũng được Nga coi là ưu tiên chiến lược hàng đầu.


Ông Pavlo Kyrylenko, Thống đốc khu vực này của Ukraine cho hay ở vùng Donetsk trong 24 giờ qua đã có 3 thường dân thiệt mạng và 13 người bị thương.


Lực lượng Nga vẫn đang cố gắng tiến sâu vào miền nam và miền tây Ukraine, trong khi lực lượng Ukraine tiếp tục tiến hành cắt cầu và các phương tiện qua phà để làm gián đoạn đường tiếp tế cho lực lượng Nga ở miền nam.


Không quân Ukraine đưa tin hôm thứ Ba (27/9) rằng trong cuộc tấn công của quân Nga vào khu vực Mykolaiv ở phía tây bắc của Kherson, họ đã bắn hạ 3 máy bay không người lái do Iran sản xuất mà quân Nga sử dụng.


Trình Văn, Vision Times

Mô phỏng chiến tranh hạt nhân Nga - Mỹ: 90 triệu người bị thương vong trong vài giờ

Một mô phỏng được tạo ra cho thấy hơn 90 triệu người sẽ bị thiệt mạng và bị thương chỉ trong vòng vài giờ đầu kể từ khi nổ ra chiến tranh hạt nhân Nga…

Chia sẻ Facebook