Nga gấp gáp bán dầu trước khi lệnh trừng phạt mới có hiệu lực, Trung Quốc và 2 quốc gia khác mua nhiều kỷ lục
Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc là 3 quốc gia giúp Moscow duy trì hoạt động xuất khẩu dầu thô, hỗ trợ hoạt động tiêu thụ năng lượng của Nga.
Quốc gia nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới đã mua 40,24 triệu tấn dầu thô vào tháng trước, tương đương khoảng 9,79 triệu thùng/ngày. Trong khi con số này tăng so với 9,5 triệu thùng/ngày trong tháng 8 thì vẫn thấp hơn gần 10 triệu thùng/ngày của 1 năm trước đó.
Dù giá trị nhập khẩu tăng tăng cao do giá năng lượng toàn cầu leo thang, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục mua nhiều hơn, với mức giá chiết khấu từ Nga. Trong khi đó, Moscow đang phải tìm một địa điểm khác để xuất khẩu năng lượng trong khi bị phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt.
Tổng giá trị nhập khẩu dầu thô từ Nga ở mức 7,5 triệu tấn vào tháng trước, so với 8,3 triệu tấn trong tháng 8 và 6,1 triệu tấn 1 năm trước. Trong đó, Ả Rập Xê Út đã vượt Nga với vị trí nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc.
Tổng giá trị nhập khẩu năng lượng từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm dầu, giảm xuống 7,5 tỷ USD vào tháng trước mức kỷ lục 8,4 tỷ USD song vẫn cao hơn nhiều so với 4,7 tỷ USD của năm ngoái. Theo đó, tổng giá trị nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc đã lên hơn 51 tỷ USD trong 7 tháng, kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Trong cùng kỳ năm 2021, Trung Quốc chi 30 tỷ USD để mua năng lượng từ Nga.
Khối lượng dầu thô trên các tàu chở dầu đã tăng rõ rệt và chưa biết đâu là điểm đến cuối cùng khiến việc theo dõi lộ trình của dầu Nga trở nên phức tạp hơn. Song, theo Oilprice, hầu hết các tàu này di chuyển đến Ấn Độ, một số nhỏ hơn hướng về phía đông để đến Trung Quốc. Dòng chảy khí đốt từ Nga đến 3 quốc gia này đã tăng ổn định trong những tuần gần đây.
Hoạt động vận chuyển dầu thô từ các cảng ở Baltic của Nga đến Trung Quốc và Ấn Độ đang trở nên gấp gáp hơn, khi lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) sắp có hiệu lực. Cụ thể, vào tháng 12, các nhà khai thác sẽ bị cấm bảo hiểm và tài trợ cho việc vận chuyển dầu Nga bằng đường biển đến các nước thứ 3. Theo đó, các tàu chở dầu phải rời Primorsk hoặc Ust-Luga trước ngày 21/10 để đến các điểm ở Trung Đông trước thời hạn lệnh hạn chế mới mà EU áp dụng.
Dòng chảy năng lượng của Nga sang Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức cao kỷ lục vào tháng 6 ở mức 2,2 triệu thùng/ngày. Trong 4 tuần tính đến ngày 14/10, con số này giảm khoảng 350.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, các chuyến hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên mức cao nhất trong năm nay, khi khối lượng hàng hoá mà các tàu chở dầu chưa có điểm đến đang quá lớn, tương đương 450.000 thùng/ngày. Do đó, tổng số chuyến hàng đến 3 quốc gia này có thể đẩy khối lượng khí đốt tại đây lên mức cao mới.
Trong khi đó, các nhà kinh doanh và nhà máy lọc dầu đang gấp gáp đặt hàng các bể chứa ở Rotterdam trong những tháng tới do lo ngại lệnh trừng phạt mới của châu Âu sẽ khiến cuộc khủng hoảng năng lượng càng trầm trọng.
Ngoài ra, theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu LNG tăng 1/3 so với 1 năm trước lên 819.000 tấn, dù tổng khối lượng nhập khẩu loại năng lượng này của Trung Quốc giảm 12%. Quốc gia này không công bố số liệu nhập khẩu qua đường ống kể từ đầu năm nay, trong khi đây là đường dẫn chính đưa khí đốt của Nga đến Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhập khẩu khối lượng khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) và than luyện cốc của Nga ở mức cao kỷ lục trong tháng 9. Tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm năng lượng của Trung Quốc đã vượt 50 tỷ USD kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Tham khảo Bloomberg; Oilprice