Nga đáp trả lệnh tịch thu tài sản của phương Tây
Ông Putin đã phê chuẩn một cơ chế để Moscow có thể "quản lý tạm thời" tài sản nước ngoài.
Nga đáp trả lệnh tịch thu tài sản của phương Tây" src="http://media1.nguoiduatin.vn/m24/upload/2-2023/images/2023-04-26/Nga-dap-tra-lenh-tich-thu-tai-san-cua-phuong-Tay-1-1682501801-552-width1020height649.jpg?v=1682510406" />
Chú thích: Ông Putin ngày 25/4 ký sắc lệnh cho phép Moscow “tạm kiểm soát” tài sản nước ngoài ở Nga. Ảnh: Tass
Theo đài RT, ông Putin ngày 25/4 đã ký một sắc lệnh thiết lập cơ chế để tạm thời tiếp quản tài sản nước ngoài ở Nga.
Ngay khi sắc lệnh có hiệu lực, Cơ quan Quản lý Tài sản liên bang Nga (FPMA) đã kiểm soát các công ty con của 2 công ty năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức) ở Nga.
Sắc lệnh mới cho phép Moscow tiếp quản tạm thời các tài sản được coi là "có tầm quan trọng tối cao đối với hoạt động ổn định của ngành năng lượng Nga", theo FPMA.
Công ty Uniper SE của Đức nắm giữ 83% cổ phần của Công ty sản xuất và phân phối năng lượng Unipro (có trụ sở tại Nga). Trong khi đó, công ty Fortum Oyj của Phần Lan kiểm soát hơn 98% cổ phần của công ty con tại Nga.
Việc thiết lập cơ chế mới "đảm bảo cho các công ty có ý nghĩa quan trọng với kinh tế Nga hoạt động liên tục và loại bỏ rủi ro về vị thế chính trị của một số quốc gia không thân thiện làm ảnh hưởng đến an ninh Nga".
Chủ sở hữu ban đầu bị coi là tạm thời mất quyền kiểm soát tài sản nhưng không mất hoàn toàn. FPMA cho biết thêm, cơ chế mới giúp "duy trì môi trường đầu tư ở Nga và giảm dòng vốn bị thất thoát khỏi nước này.
Sắc lệnh mới cũng thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho phép Điện Kremlin tiếp quản nhiều tài sản nước ngoài hơn nếu các quốc gia khác tịch thu tài sản tư nhân hoặc tài sản của chính phủ Nga trong khu vực tài phán của các nước này, hoặc đe dọa an ninh quốc gia, an ninh năng lượng và kinh tế Nga.
Đức và Ba Lan đến nay đã tịch thu khối tài sản ước tính trị giá 22 tỷ USD thuộc về 2 tập đoàn năng lượng lớn của Nga là Gazprom và Rosneft.
Tháng 6/2022, Berlin tiếp quản công ty con của tập đoàn Gazprom là Gazprom Germania GmbH. Tháng 11, Ba Lan cũng tịch thu 48% cổ phần của Gazprom tại công ty EuRoPol GAZ - chủ sở hữu đoạn tại Ba Lan của đường ống dẫn khí Yamal-Europe.
Tháng 9/2022, Đức tịch thu cổ phần của tập đoàn Rosneft (Nga) ở 3 nhà máy lọc dầu lớn tại nước này. Các khiếu nại của Rosneft bị tòa án Đức bác bỏ. Một đạo luật được quốc hội Đức ban hành ngày 20/4 cho phép Berlin có thể tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga ở đất Đức.
Chính phủ Mỹ cũng đang tìm cách tịch thu, xử lý tài sản của cá nhân và nhà nước Nga bị đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột ở Ukraine và chuyển số tiền sau khi xử lý số tài sản đó cho Ukraine.
Nguyễn Thái - RT