Nếu không phải tiến hoá, con người do ai tạo? – Trung Hoa văn minh sử tập 5 (1)

Chia sẻ Facebook
31/03/2022 16:24:03

Ở kỳ trước đã đề cập đến vấn đề Thuyết Tiến hoá, từ góc độ sinh vật học phân tử cho thấy xác suất để một loài biến thành một loài khác là không tồn tại. Điều này đưa đến cho chúng ta một vấn đề: nếu không phải do khỉ tiến hoá, thì con người là do ai tạo?

Trọn bộ Trung Hoa văn minh sử

Đầu tiên Giáo sư Chương Thiên Lượng đưa ra một câu chuyện xảy ra vào thời Bắc Tống. Khi đó giao giới giữa vùng Quảng Tây và Việt Nam có một thủ lĩnh dân tộc thiểu số là Nùng Trí Cao đã phát động một cuộc nổi loạn.

Hoàng đế Tống Nhân Tông bổ nhiệm Địch Thanh làm Đại tướng đi bình định phản loạn. Địch Thanh biết rằng người thời đó rất sùng tín quỷ thần, thế là trước khi xuất binh ông tập hợp binh sĩ lại, lấy ra 100 đồng tiền và nói: ‘Lần này nếu chúng ta bình định phản loạn thành công, ném 100 đồng tiền này thì toàn bộ mặt trước của nó đều nằm ngửa’.

Tranh vẽ Địch Thanh chụp từ Trung Hoa văn minh sử tập 5.

Lúc đó rất nhiều người cảm thấy đây là việc không thể nên ngăn cản ông, bởi vì nhỡ có một đồng có mặt trước nằm sấp thì sao, như vậy sẽ làm ảnh hưởng sĩ khí. Địch Thanh không nghe, sau đó lấy 100 đồng tiền ném trên mặt đất, kết quả tất cả mặt trước của các đồng tiền đều hướng lên, khiến cho quân sĩ mừng vui như sấm.

Địch Thanh sai người đóng đinh để cố định các đồng tiền ở dưới đất, sau đó lấy tấm vải đen che lại, đợi đến ca khúc khải hoàn thì mở ra. Địch Thanh mang quân đi, ông đánh trận rất thuận lợi. Khi cuộc chiến kết thúc, Địch Thanh đem quân trở về, rồi sai người vén tấm vải che những đồng tiền lên. Lúc này mọi người mới phát hiện 2 mặt của đồng tiền giống nhau.

Chúng ta nghe câu chuyện này cảm thấy những người lính thời đó tại sao lại tin chuyện như vậy, bởi vì xác suất để 100 đồng tiền giống nhau là 1/(2^100), khoảng 10^-30, tức là trong 1000 tỷ tỷ tỷ trường hợp mới xuất hiện một sự việc 100 đồng tiền giống nhau. Trên thực tế chúng ta không thể gặp một xác suất như vậy. Cho nên mọi người có thể cho rằng những người lính này thật ngốc, và những đồng tiền này chắc chắn bị thao túng.

Câu chuyện này của Địch Thanh được ghi trong kế 27 (của 36 kế) với tên gọi là ‘giả si bất điên’ (giả ngu không điên), để lấy làm ví dụ trong chiến đấu. Khi nghĩ đến câu chuyện của Địch Thanh, nhiều người sẽ rất tỉnh táo, bởi vì xác suất nhỏ như thế không thể xảy ra. Vậy thì nếu dùng tư duy đồng dạng để suy nghĩ về Thuyết Tiến hoá, chúng ta sẽ thấy rằng Thuyết Tiến hoá càng không thể xảy ra.


Trong bài trước chúng ta đã tính toán xác suất dễ dàng nhất để một loài tiến hoá thành một loài khác là 10^-110, tức là 1 phần 10 tỷ tỷ tỷ… (12*tỷ), tức là còn nhỏ hơn xác suất của Địch Thanh 10^80 lần (100 triệu tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ).

Xác suất này căn bản là không tồn tại. Có người nói vui rằng, nếu con người là do tiến hoá thì điều này giống như một con khỉ nhảy qua nhảy lại, sau đó viết được toàn tập của Shakespeare!

Nếu con người không phải là do tiến hoá, thì một số người đề xuất ra một cách nói: con người là do người ngoài hành tinh tạo ra. Giáo sư Chương hỏi ngược lại rằng: nếu con người là do người ngoài hành tinh tạo ra, vậy thì người ngoài hành tinh là từ đâu đến?

Cũng có người hỏi rằng: con người từ đâu đến? Đáp án của Giáo sư Chương rất đơn giản: con người là do Thần tạo. Có người sẽ truy vấn rằng: vậy thì Thần đến từ đâu?

Là người am hiểu văn hoá đông tây phương, Giáo sư Chương đã chỉ ra trong Thánh Kinh, Giê-hô-va đã nói với Moses một câu như thế này: “Ta là tự có và vĩnh viễn có”. “Tự có” chính là Giê-hô-va xưa nay đều có, “vĩnh viễn có” chính là Giê-hô-va vĩnh viễn tồn tại. Từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, bất luận là từ hướng nào thì Thần đều tồn tại ở đó.

Đến đây có người lại đưa ra một vấn đề: khi nói người ngoài hành tinh tạo người, hoặc là Thần tạo người, vậy thì tại sao có thể đánh đồng người ngoài hành tinh với Thần? Rốt cuộc 2 không gian đó khác nhau chỗ nào?

Giáo sư Chương trả lời rằng: khác biệt rất to lớn. Bởi vì khi họ nói người ngoài hành tinh tạo ra con người, họ không đề cao được độ rộng của câu trả lời, tức là khi những người ấy cho rằng người ngoài hành tinh tạo người, họ cho rằng người ngoài hành tinh sản sinh nơi không gian mà chúng ta có thể nhìn thấy và sờ thấy được.

Khi ấy người khác sẽ hỏi họ: người ngoài hành tinh đến từ đâu, họ chỉ có thể tìm trong không gian vũ trụ mà chúng ta có thể thấy được. Cho nên về bản chất đây vẫn là Thuyết Tiến hoá. Tức là: trong vũ trụ tự nhiên, ngẫu nhiên sinh ra một loại sinh mệnh là người ngoài hành tinh, sau đó những sinh vật này can thiệp đến văn minh nhân loại, hoặc là truyền cấp văn hóa, hoặc là tạo ra thế giới này cho chúng ta.

Nhưng khi chúng ta nói ‘người do Thần tạo’, trên thực tế chúng ta đã nâng cao độ rộng của đáp án. Điều này nghĩa là: trong không gian mà chúng ta nhìn không thấy, sờ không được có tồn tại một sinh mệnh gọi là ‘Thần’. Khi có người hỏi Thần đến từ đâu, thì chính là tồn tại trong không gian khác, đó không phải là một chiều không gian. Thần tồn tại trong không gian mà chúng ta nhìn không thấy, còn có những vị Thần với tầng thứ khác nhau. Ví dụ trong Phật giáo có những quả vị khác nhau như: La Hán, Bồ Tát, Phật v.v. còn có những vị Thần cao hơn nữa mà chúng ta không biết.


Do đó, chúng ta tìm hiểu vấn đề đến đây là kết thúc, bởi vì nguồn gốc chân chính của sinh mệnh là THIÊN CƠ , không phải chỉ nói một hai câu là xong. Nhưng Giáo sư Chương chia sẻ thêm rằng, Sư Phụ của mình, tức là Đại sư Lý Hồng Chí đã giảng rất rõ ràng trong các thư tịch của Pháp Luân Đại Pháp về nguồn gốc của sinh mệnh.

Trên thực tế, trong bài đầu của Trung Hoa văn minh sử, Giáo sư Chương đã đề xuất một hiện tượng đó là: khi nghiên cứu lịch sử, những người theo chủ nghĩa duy vật cho rằng sự phát triển của lịch sử là quá trình diễn tiến tự nhiên. Nếu vẽ trục thời gian, thì những người ở trên cho rằng sự việc phát sinh ở trước nhất định là ‘nhân’, sự việc phát sinh sau là ‘quả’. Bởi vì sự việc phát sinh trước rồi sau đó xảy ra hậu quả, dẫn đến một chuỗi sự việc xảy ra tiếp theo.

Nhưng những người ‘hữu Thần luận’ không nhìn nhận với góc độ như vậy, họ sẽ đưa cho chúng ta một góc nhìn khác. Góc nhìn này chính là: chúng ta nên nhìn cả trước và sau, nói cách khác: chúng ta không cho rằng lịch sử là một quá trình diễn tiến tự nhiên, mà là một quá trình có an bài. Điều này có chút giống kịch bản điện ảnh. Vì để xảy ra sự việc sau này, thì ở phía trước đó phải làm những ‘trải đường’. Đề này nghe có vẻ hơi phức tạp, nhưng Giáo sư Chương sẽ dùng ví dụ về kịch bản điện ảnh để giải thích cho dễ hiểu.

Ở Mỹ có một nhà biên kịch rất nổi tiếng tên là Robert McKee – được công nhận là bậc thầy biên kịch điện ảnh. Ông đã viết cuốn sách ‘Story’ chỉ ra cách viết kịch bản cho bộ phim. Trong đó ông đã đề xuất một khái niệm vô cùng quan trọng, đó là: khi viết một kịch bản điện ảnh, hết thảy đều vì cao trào.

Ảnh bìa cuốn ‘Story’ của Robert McKee chụp từ Trung Hoa văn minh sử tập 5.

Khi chúng ta xem điện ảnh đều biết rằng, các loại xung đột tích luỹ sẽ nổ ra cao trào. Khi cao trào bùng nổ, nếu nó có thể làm bạn thoả mãn, thì đó là một bộ phim thành công.

Vì để nổ ra cao trào, ví như người nào đó sẽ gặp nhau lúc nào ở đâu, thì trước đó phải làm rất nhiều trải đường. Nói về tiểu thuyết võ hiệp, đến lúc nào đó 2 cao thủ với võ công tuyệt đỉnh sẽ có một trận thư hùng, thì trước đó họ phải học những võ công gì, hết thảy phải được chuẩn bị xong. Trên thực tế, theo cách nói của Robert McKee thì kịch bản điện ảnh là một quá trình ‘thao tác ngược’, sau khi định ra cao trào thì mới xây dựng tình tiết.

Vì Giáo sư Chương đã viết kịch bản cho bộ phim ‘Cơ duyên’ nên có biết về điều này. Khi nghĩ ra cao trào kịch tính, bạn sẽ không không ngần ngại bỏ tất cả những gì viết trước đó để viết lại, nhằm tạo ra một mâu thuẫn dẫn đến bùng nổ cao trào.

Một cảnh trong bộ phim Cơ duyên do Giáo sư Chương viết kịch bản.

Là một người nghiên cứu lịch sử, Giáo sư Chương nhìn nhận, nếu nhìn từ góc độ này, thì lịch sử cũng có ‘cao trào cuối cùng’, vậy thì những sự việc trước đó chỉ là đặt định cho đại sự cuối cùng trong lịch sử mà thôi.

Lịch sử đặt định trong thời gian dài như thế rốt cuộc là vì cao trào gì, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.


Mạn Vũ

Chú thích:


(*) Link Trung Hoa văn minh sử tập 5 .

Chia sẻ Facebook