Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ: Trí tuệ của các Tổ phụ lập quốc
“Bước nhảy vọt 5000 năm: 28 nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ”.
“28 nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ” đến từ cuốn sách có tên “Bước nhảy vọt 5000 năm (The Five Thousand Year Leap) của tác giả W. Cleon Skousen. Trong loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên tắc ấy.
Tổng thống Lincoln (trái) và Tổng thống Washington (phải), họ cách nhau 70 tuổi nhưng là hai người quan trọng đã làm việc tận tụy để định hình vận mệnh của nước Mỹ hơn bất kỳ người nào khác. (Ảnh tổng hợp)
W. Cleon Skousen đến từ Trường Luật Đại học George Washington. Ông là một nhà văn, diễn giả, Giáo sư nổi tiếng thế giới. Ông giỏi về Hiến pháp, kinh tế và lịch sử Hoa Kỳ, đã từng làm việc cho FBI trong 16 năm.
“Bước nhảy vọt 5000 năm” là cuốn sách bán chạy nổi tiếng nhất của Skousen, và nó được khuyến khích là nên đọc đối với nhiều trường học ở Mỹ.
Tự mình viết nên sách quý
Khi còn học đại học, ông Skousen rất quan tâm đến luật hiến pháp, ông đã hỏi Giáo sư cách nghiên cứu hiến pháp, để học hỏi những tư tưởng này của những người cha sáng lập ra nước Mỹ. Giáo sư chỉ vào bản “Hiến pháp học” và nói với ông ấy, bạn chỉ có thể đọc cuốn sách này. Cuốn sách đó dày gần 10cm, không ai có thể kiên trì đọc được. Nghĩa là, tư tưởng lập quốc bị chôn vùi trong đống giấy tờ cũ, khó lộ rõ nội dung.
Vì không thể tìm thấy một cuốn sách nào có thể giải thích rõ ràng những tư tưởng về sự thành lập của Hoa Kỳ, nên Giáo sư W. Cleon Skousen đã quyết định tự viết nó. Đây chính là lần tìm tòi, đọc sách đến bạc đầu của ông, và cuối cùng cuốn sách này đã được ra mắt vào năm 1981.
Giáo sư Skousen qua đời vào năm 2006, sau đó con trai của ông – Giáo sư Paul Skousen, cũng là một học giả về hiến pháp, đã tiếp quản và tiếp tục tổ chức, biên soạn và tái bản, cuối cùng cho phép những người bình thường ngày nay có được cái nhìn về “bí quyết” thành lập nước Mỹ.
“Bí quyết” thành tựu Hiến pháp nước Mỹ chưa từng được biểu hiện rõ ràng
Tại Hoa Kỳ, nhóm những người thành lập Hoa Kỳ được gọi là những người cha lập quốc (founding fathers). Những tư tưởng chính trị và trí tuệ của họ chưa bao giờ được đúc kết một cách hệ thống. Cuốn sách này sẽ tiết lộ cho chúng ta biết rằng, việc thành lập Hoa Kỳ không phải là một thành tựu ngẫu nhiên, mà là một bản tóm tắt có hệ thống, là một công thức (formula), hay một loại “bí quyết”.
Trước khi Hiến pháp được ban hành tại Hoa Kỳ, ngay sau khi chiến tranh giành độc lập hoàn thành, ngân khố trống rỗng, nợ nần chồng chất, thiếu nợ nước Pháp và các cựu chiến binh rất nhiều tiền, kinh tế trì trệ, lạm phát cao, thậm chí đồng đô la Mỹ không được mọi người công nhận, và liên tục xảy ra bạo loạn khắp nơi.
Tóm lại, nước Mỹ lúc đó là một vùng đất đìu hiu. Tuy nhiên, sau khi Hiến pháp được thông qua, chính phủ liên bang được thiết kế phù hợp với Hiến pháp bắt đầu hoạt động thì chỉ hai năm sau, nước Mỹ đã thoát khỏi tình trạng khó khăn, vực dậy kỹ nghệ và cho thấy tình hình thịnh vượng. Chính phủ non trẻ của Mỹ cũng có tín nhiệm rất cao trong mắt công chúng. Tổng thống đầu tiên – Washington vào thời điểm đó nói rằng, mức độ tín nhiệm của chính phủ so với 3 năm trước là không thể tưởng tượng được.
Việc thành lập Hiến pháp Hoa Kỳ, dưới con mắt của những người cha lập quốc là do Thần giúp đỡ, nhưng “bí quyết” của nó từ trước đến nay chưa có ai biểu đạt một cách rõ ràng.
Tướng Washington một mình một ngựa cầu nguyện trong rừng sâu giữa trời lạnh giá. (Ảnh qua Parler)
Tất cả các nguồn tư tưởng kiến quốc đều nằm rải rác trong thư từ giữa những người sáng lập này, trong bộ sưu tập của một số người theo chủ nghĩa Liên bang, và trong một số cuốn sách riêng lẻ, chính là tản tán khắp nơi. Vì vậy, không ai có thể dễ dàng nắm bắt được “bí quyết” này.
Nhưng điều đáng mừng là vì Hiến pháp ra đời với một mạch tư tưởng rất rõ ràng, chính là để người Mỹ hiểu về Hiến pháp qua nhiều thế hệ, nên hơn 100 năm sau khi Hiến pháp ra đời, việc giáo dục về Hiến pháp đã được truyền lại một cách bài bản, chính xác.
Đầu thế kỷ 20, khi đó thời gian chế định của Hiến pháp đã quá lâu, nước Mỹ xuất hiện cuộc Đại suy thoái, điều này đã khiến một số người Mỹ thời đó cảm thấy rằng “hiến pháp do những nông dân kia lập ra” trước đây đã quá cũ kỹ. Có phải cần đổi mới một lần nữa? Từ đó họ bắt đầu xem nhẹ truyền thống. Nhóm dân biểu được bầu vào thời điểm đó không hiểu Hiến pháp là gì, và toàn bộ hệ thống của nó là gì.
Các thành viên của Quốc hội do Hoa Kỳ bầu ra là những người cai trị đất nước. Họ nên thuộc nằm lòng Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhưng vì niên đại quá xa xưa, sách hiến pháp quá dày quá nặng, còn tăng thêm sự nghi ngờ đối với hiến pháp. Vì vậy, Hoa Kỳ đã trôi đi khỏi định hướng của Hiến pháp kể từ đó.
Theo lời của Giáo sư Paul Skousen, con tàu khổng lồ này của Mỹ có thể đã đi rất lâu, trải qua mọi sóng gió bão bùng, nhưng chiếc neo của con tàu đã bị rơi, và nó bắt đầu loạn trôi, khi một cơn bão đánh tới thì nó liền trôi đến chỗ này, khi cơn bão khác ập đến thì trôi đến chỗ kia.
Điều đó có nghĩa là, Hoa Kỳ đã ly khai quá xa so với tư tưởng của những người cha lập quốc vào thời điểm đó. Một trong những lý do đó là chưa bao giờ có một “cuốn sách bản ngữ” nào kể câu chuyện về hiến pháp một cách đơn giản và rõ ràng.
Bản hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử loài người
Hiến pháp Hoa Kỳ ban đầu chỉ ngắn ngủi vỏn vẹn bốn trang. Tuy nhiên, không có nghĩa là sau khi đọc các chữ trên bề mặt, thì hoàn toàn có thể nắm bắt được tư tưởng tinh túy đằng sau của nó – chính là những nguyên tắc lập quốc này. Và chúng không phải là cái gì đó đặc sắc của Hoa Kỳ, hay một thứ gì đó thường được công nhận trong xã hội, mà nó thực sự là gốc rễ của Hoa Kỳ. Các tranh chấp giá trị gay gắt khác nhau xuất hiện trong xã hội Mỹ hiện nay, là xoay quanh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này hay là từ bỏ chúng?
Bản Hiến pháp đầu tiên của Hoa Kỳ ban đầu chỉ vỏn vẹn bốn trang. (Ảnh qua CHL)
Làm thế nào để tìm thấy những nguyên tắc này? Paul nói với các phóng viên về kinh nghiệm của cha mình. Cha của ông đã đọc tất cả những cuốn sách mà những người lập quốc đã đọc, tất cả các bản thảo và thư từ họ viết, cùng tất cả các tài liệu lịch sử ghi lại hiến pháp của họ.
Sau khi đọc tổng cộng 100 cuốn sách, ông phát hiện ra một hiện tượng là 28 nguyên tắc cơ bản đã nhiều lần xuất hiện. Chúng đã không ngừng được lặp lại. Vì vậy, cha của ông đã viết quyển sách này: “Bước nhảy vọt 5000 năm: 28 nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ”.
Mở đầu cuốn sách này kể một câu chuyện: Vào năm 1607, Công ty Tây Ấn của Anh đã vận chuyển những người nhập cư đầu tiên đến châu Mỹ để tìm vàng, trong chuyến hành trình của Columbus đến châu Mỹ tìm vàng, họ định cư ở Jamestown, bây giờ là Virginia, và ở lại đó.
Sau đó những người này không thể sống sót được, vào mùa Đông hàng năm họ phải ăn cả thịt ngựa, chuột và cuối cùng là giày da. Những người này không thể tìm thấy vàng, cũng không có gì để ăn, nhưng những người phía sau lại tiếp tục đến. Chỉ trong vòng 7 năm thì có tới 9.000 người đến, 8.000 người chết đói và chỉ khoảng 1.000 người sống sót.
Vào thời điểm đó, Anh có thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới, nên sống ở đâu cũng không tệ, nhưng tại sao ở Mỹ lại khó sống như vậy? Các nhà sử học kể lại rằng, có hai vấn đề lớn vào thời điểm đó: Thứ nhất là nông cụ còn thô sơ và năng suất chưa cao, nhưng đây không phải là nguyên nhân cơ bản. Lý do cơ bản là gì? Chính là “chế độ xã hội” vào thời điểm đó.
Sau khi những người nhập cư mới đến Jamestown, họ lập một nhà kho lớn với các dụng cụ chung cho mọi người. Mọi người dậy vào buổi sáng và đến nhà kho để lấy công cụ, bao gồm nông cụ và cả súng để săn bắn. Sau đó đưa những dụng cụ này trở lại nhà kho vào ban đêm.
Phân bổ 1/3 dân làm ruộng, 1/3 làm ở nhà, 1/3 ra ngoài tìm vàng. Cuối cùng, những người nông dân và thợ xây nhà đều bí mật bỏ chạy đi tìm vàng, bởi vì mục đích họ đến đây là để tìm vàng. Sau một thời gian, ai cũng lười biếng, chỉ muốn đi tìm vàng, không làm ruộng. Một năm không có lương thực sản xuất, không có bảo hộ, nên đến mùa Đông đã có từng đợt người chết đói.
Đến năm 1614, một người đàn ông tên Thomas Dale đã đến đây, khi xuống tàu ông cảm thấy quản lý ở đây không ổn và phải thay đổi. Làm thế nào để làm điều đó? Mọi người được chia ba mẫu đất, và nó thuộc về họ, với điều kiện mỗi mùa Đông phải trả lại hai thùng hạt ngô cho nhà kho.
Mọi người đều nhìn thấy cả, ba mẫu đất này thuộc về họ. Họ bắt đầu làm việc chăm chỉ và chăm chỉ trồng trọt ba mẫu đất đó. Kết quả là đến cuối năm, mỗi người đều được trả lại hai thùng ngô hạt, vấn đề lương thực được giải quyết theo cách này, không ai chết đói.
Đây là một câu chuyện từ thuở ban đầu của Hoa Kỳ, nó nói rằng để cho các cá nhân sở hữu tài sản, có thể kích thích năng lượng và động lực của mọi người. Nhìn vào Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại, nó có các yếu tố rõ ràng để bảo vệ tài sản cá nhân và quyền tự do cá nhân.
Giáo sư Paul Skousen nói rằng, Hiến pháp Hoa Kỳ không phải là ý nghĩ thiên tài của 50 người tổ chức một cuộc họp kéo dài 4 tháng, mà tất cả những tinh túy tư tưởng trong Hiến pháp Hoa Kỳ đều đã có trong lịch sử.
Từ Israel cổ đại, Athens, Rome, đến Anh, và sau đó là một số triết gia ở Pháp. Quá trình xây dựng hiến pháp của ông cha người Mỹ là đúc kết và áp dụng những điều của các triết gia cổ đại vào thực tế.
Vào tháng 5/1787, những người cha lập quốc của Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp kéo dài 4 tháng tại Philadelphia, để đưa ra một quy ước về hiến pháp. Bốn tháng đó rất khó khăn, vì không phải ai cũng có tiền, họ đến từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội, một số người như Samuel Adams và John Adams, hai người là anh em họ, không có tiền bạc, họ đã vay tiền cho cuộc họp.
Sau này Tổng thống Hoa Kỳ – James Madison cũng vay tiền để mở cuộc họp. Mà lại đúng lúc là mùa hè, Philadelphia rất nóng, vì để bảo mật họ phải đóng tất cả các cửa, ngay cả cửa sổ cũng đóng, nhiều người vẫn thắc mắc không biết bằng cách nào mà họ vượt qua được.
Cuối cùng, bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã được thông qua. Sau đó sự thịnh vượng và hòa bình nhanh chóng xuất hiện trên đất nước Mỹ, kéo dài cho đến ngày nay. Đây chính là bối cảnh lớn để chúng ta hiểu rõ Hiến pháp Hoa Kỳ.
Sự cân bằng trung lập giữa quản lý và kiểm soát
Khoảng 100 năm sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời, đất nước này đã trở thành quốc gia thịnh vượng nhất thế giới. Sau 240 năm, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu thế giới về mọi mặt. Do đó, Giáo sư Skousen tin rằng phải mất 4 tháng, các vị cha lập quốc cách đây 240 năm mới tìm ra được hệ thống có thể biến một nước Mỹ hoang tàn trở thành quốc gia thịnh vượng nhất thế giới.
Giáo sư Skousen tin rằng phải mất 4 tháng, các vị cha lập quốc mới tìm ra được một hệ thống biến Myc thành một cường quốc. (Ảnh tổng hợp)
Kể từ đó, người Mỹ đã gọi đất nước của họ là “thành phố trên đỉnh núi” , có nghĩa đây là hình mẫu cho nhân loại, một đất nước mà ai cũng sẽ khao khát và ngưỡng mộ.
Một trong những điều kiện tiên quyết đối với hiến pháp là cách các vi cha lập quốc xem các tiêu chuẩn chính trị, tức là các tiêu chuẩn để điều hành đất nước.
Sự phân chia của chính trị phổ thông mà chúng ta đều biết ngày nay là gì? Chính là cánh tả, cánh hữu, tự do, bảo thủ.
Lý do là gì? Nhiều truyền thống ở Hoa Kỳ đến từ châu Âu. Khi Nghị viện châu Âu họp, những người cộng sản và chủ nghĩa xã hội thích ngồi bên trái, còn những người theo chủ nghĩa bảo thủ ngồi bên phải. Vì vậy đây là cách mà khái niệm cánh tả và cánh hữu ra đời. Và ở giữa là không trái cũng không phải.
Nhưng ngài Skousen lại cho rằng, sự phân chia này là sai, ông ấy cho rằng ai ở cánh tả ai ở cánh hữu thì đều không đúng vì nó là biến hóa, cứ một mực đi phía trái thì là ĐCS, còn một mực đi phía phải thì là phát xít, nhưng thật ra bọn họ là cùng một loại người, chính là cảnh sát quốc gia. Nên cái gọi là tả hữu sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy ông cho rằng sự phân chia này là không hợp lý.
Vậy những người cha lập quốc trước đây sử dụng gì? Theo Skousen, bản chất của công việc của chính phủ là quản lý và kiểm soát (rule and control). Vì vậy, cực đoan mà chính phủ có thể đi đến là nó không kiểm soát, mọi người được hoàn toàn tự do.
Một cực đoan khác chính là chuyên chế, cái gì cũng quản, và nó kiểm soát bạn đến chết. Vì vậy, Skousen nói rằng cực đoan này được gọi là vô chính phủ, và cực đoan kia được gọi là chính phủ cực đoan, chuyên quyền. Vì vậy, lựa chọn của bất kỳ chính phủ nào là chọn một vị trí trong phạm vi này mà họ muốn.
Khi đó, những người cha lập quốc đã lựa điểm giữa, ông nói rằng chúng ta không thể có tình trạng vô chính phủ, nếu không thiên hạ sẽ đại loạn. Chúng ta cũng không thể tham gia vào chế độ chuyên chế, chuyên chế có nghĩa là kẻ thống trị làm ra luật. Hoa Kỳ muốn có pháp luật, nhưng không thể để những người cầm quyền định pháp luật. Hoa Kỳ chọn người dân để làm luật, và quang phổ kiểm soát bên trên là nằm ở giữa.
Nguồn gốc của chính phủ Mỹ, Israel và chính phủ Anh cổ đại
Chính phủ sáng lập của Hoa Kỳ thực sự không được tạo ra từ hư vô, mà một trong những nguồn gốc của là đến từ người Anh cổ đại, được gọi là Anglo-Saxon, là những người Anh trước khi Công tước William của Hà Lan chinh phục nước Anh vào năm 1000 sau Công nguyên.
Ngay từ đầu họ đã có một khái niệm: Gọi là quyền tự quyết của người dân. Chính là vài gia đình tạo thành một đơn vị, và sau đó nhiều gia đình tạo thành một đơn vị khác. Những số lượng gia đình khác nhau này bầu ra đại diện của họ, và sau đó tạo thành hai viện của họ, Thượng viện và Hạ viện. Đứng đầu là thủ lĩnh chung của họ, khái niệm là như vậy.
Một nguồn chính khác là người Israel cổ đại, hoặc người Do Thái cổ đại. Hình thức của chúng cũng rất giống nhau. Giống đến mức độ nào? Đơn vị xã hội cơ bản nhất là gia đình. 10 gia đình tạo thành một nhóm gia đình. Nhóm gia đình có thể bầu đại biểu dân ý.
Cấp cao hơn là 50 gia đình, lớn hơn nữa là 100 gia đình, và lớn hơn nữa là 1.000 gia đình. Nó có hai viện, tương đương với Thượng viện và Hạ viện. Bên trên có hai Phó Tổng thống, một người phụ trách nội chính và một người phụ trách quân sự, còn một người phía trên nữa là tương đương với Tổng thống, người ấy được gọi là gì? chính là Moses – tất nhiên ngài ấy không được gọi là Tổng thống.
Sau khi Moses đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập, ngài đã thiết lập một hệ thống như vậy cho họ. Chúng ta thử so sánh thì sẽ thấy, cấu trúc như vậy khá giống với Hoa Kỳ ngày nay.
Bức “The Crossing of the Red Sea”, 1481, mô tả cảnh đội quân đuổi theo Moses chìm trong biển đỏ – Họa sĩ: Biagio d’Antonio. (Ảnh qua Trithuc)
Có vẻ như thiết kế của chỉnh thể Hoa Kỳ rất sáng tạo. Nhưng Giáo sư Skousen nói với chúng ta rằng, nó thực sự được chuyển đến từ Israel và nước Anh cổ đại. Sau đó, đã được thêm vào một số quy định nhất định. Nhưng cấu trúc cơ bản, hình dáng khái quát, chính là từ nơi đó đem đến.
Vì vậy, Hoa Kỳ luôn coi mình là quốc gia có nền văn hóa Do Thái – Cơ đốc. Tại sao đôi khi Hoa Kỳ cảm thấy gắn bó sâu sắc với Israel? Điều đó không chỉ bởi vì họ ở Trung Đông, nhưng không phải người Trung Đông, mà hơi có chút người phương Tây, còn vì họ có cùng văn hóa và hệ thống chính trị. Tất nhiên, còn có cùng một nguồn gốc đức tin, và Cựu Ước của Cơ đốc giáo cũng có nguồn gốc từ Israel cổ đại.
Vào thời điểm đó, Israel cổ đại đã thiết lập điều gì khác? đó là giết người phải đền mạng, hại người phải bồi thường, pháp luật được sử dụng để đòi bồi thường cho các cá nhân. Pháp luật không thể lấy danh nghĩa quốc gia để trừng phạt một người.
Một khái niệm khác là giả định vô tội đối với bất kỳ nghi phạm nào, người ta cho rằng bạn không có tội cho đến khi người ta chứng minh rằng bạn có tội. Nếu không đủ chứng cứ thì không thể xem là có tội.
Nếu nói bồi thẩm đoàn đến xử án mà không rõ thì phải phóng thích, thả người. Vì người Israel xưa tin rằng dù thả hắn, nhưng nếu hắn thực sự có tội, thì Chúa sẽ không buông tha cho hắn. Do đó, nhiều hệ thống luật pháp ở Hoa Kỳ hiện nay là phỏng theo Israel cổ đại.
Ý nghĩa của quốc huy Hoa Kỳ
Sau khi thành lập Hoa Kỳ, ban đầu họ thiết kế quốc huy, một bên là hai ảnh chân dung của Anglo-Saxon, và một bên là Moses và những người Do Thái đã cùng nhìn thấy ngọn lửa của Đức Chúa Trời. Đây là hai mặt của huy hiệu thời bấy giờ, nó thể hiện nguồn gốc thực sự của Hoa Kỳ. Tất nhiên, quốc huy hiện tại đã được đổi thành đại bàng cầm kiếm và cành ô liu.
Quốc huy được thiết kế bởi những người cha lập quốc là một con đại bàng ba đầu. Điều này có nghĩa gì? Đầu chim ưng ở giữa có hai mắt nhìn về phía trước, có nghĩa là một là Thượng viện và một là Hạ viện; Đầu đại bàng bên trái tượng trưng cho cơ quan hành chính, đầu đại bàng bên phải là Tòa án tối cao – thể hiện sự tam quyền phân lập.
Cánh bên trái của con đại bàng này thể hiện rằng, chính phủ có chức năng giải quyết vấn đề, và nó phải thể hiện khả năng giải quyết vấn đề của mình. Cánh bên phải thể hiện nhu cầu của chính phủ, trong việc duy trì các nguồn lực và bảo vệ tự do, có nghĩa là chính phủ không thể xâm phạm quyền tự do cá nhân bằng cách giải quyết các vấn đề.
Do đó, toàn bộ thiết kế của quốc huy thể hiện sự cân bằng giữa chế độ vô chính phủ và chuyên quyền. Cánh bên trái giải quyết vấn đề, đó là chức năng của chính phủ. Cánh bên phải là bảo vệ tự do, chính phủ không được lạm quyền. Chính phủ phải cân bằng giữa hai bên để đại bàng có thể bay và quốc gia mới có thể lên như diều gặp gió.
Đây chính là lời mở đầu và tiền đề 28 nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ. Phần sau sẽ đề cập đến nguyên tắc thứ nhất, một nguyên tắc rất trọng yếu mà mỗi người nên hiểu: Đạo lý của quy luật tự nhiên .
Sau đây là các nguyên tắc:
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ nhất: Sống và làm việc tuân theo quy luật tự nhiên
‘Đạo lý của quy luật tự nhiên’ là nguyên tắc đầu tiên, cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong 28 nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ. Chỉ có thuận theo ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ hai: Con người phải có đạo đức
Sau khi ‘thuận theo tự nhiên’ để thiết lập một chính phủ kiện toàn. Nguyên tắc lập quốc thứ hai của Hoa Kỳ chính là, người dân phải có đạo đức. Điều này có liên ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ ba: Nhà lãnh đạo phải có phẩm hạnh cao quý
Ngoài sống thuận theo tự nhiên, tu dưỡng đạo đức, nguyên tắc lập quốc thứ ba của Hoa Kỳ đó là, nếu muốn dân chúng trở thành những người có phẩm đức cao quý, thì ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ tư: Chính phủ và người dân cần có tín ngưỡng, tôn giáo
Người hiện đại có lẽ không thể nghĩ ra, nguyên tắc thứ tư khi thành lập Hoa Kỳ chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của tôn giáo, và vai trò của tôn giáo đối ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ 5: Vạn sự vạn vật là do Thượng đế tạo ra
Trong nguyên tắc thứ năm xây dựng quốc gia, các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ đã tuyên bố: Vạn vật trên đời đều do Thượng Đế tạo ra. Vì vậy, đứng trước Thượng ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ sáu: Con người sinh ra ai cũng đều bình đẳng
Sau khi tuyên bố, vạn sự vạn vật trên đời đều do Thượng Đế tạo ra. Các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định nguyên tắc thứ 6: Con người sinh ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ bảy: Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của người dân
Cốt lõi của nguyên tắc lập quốc thứ bảy là: chức năng của chính phủ là bảo vệ quyền lợi của người dân, không phải cung cấp sự bình đẳng về vật chất. Đây là ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ tám: Quyền tất yếu của con người không thể bị tước đoạt
Nguyên tắc lập quốc thứ tám của Hoa Kỳ cũng chính là câu đầu tiên trong “Tuyên ngôn Độc lập”: Từ khi sinh ra, tạo hóa đã ban cho mọi người những quyền tất yếu ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ chín: Đấng Sáng tạo trao cho con người những quyền cơ bản
Nguyên tắc lập quốc thứ 9 của Hoa Kỳ rất đơn giản và dễ hiểu: Chúng ta đã biết rằng con người có những quyền cố hữu và bất khả xâm phạm. Vậy điều gì ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ 10: Chính phủ phải lấy dân làm gốc
Nguyên tắc thứ mười để xây dựng quốc gia là một khái niệm ngắn gọn, nhưng không kém phần quan trọng: Chính phủ sẽ được Thiên thượng ban cho quyền lực chỉ khi nào chính ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ 11: Người dân có quyền lật đổ và thay thế chính phủ
Nguyên tắc lập quốc thứ 11 của Hoa Kỳ cũng rất đơn giản và dễ hiểu: Khi đa số người dân đều nhất trí đồng lòng, họ có quyền thay đổi hoặc lật đổ một ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ 12: Chính thể của Hoa Kỳ là Cộng hòa, không phải Dân chủ
Chính thể (hình thức cơ cấu chính quyền) của Hoa Kỳ là gì? Nói một cách ngắn gọn, Hoa Kỳ là một chính thể cộng hòa. Thế nào gọi là chính thể cộng hòa, chính ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ 13: Hiến pháp bảo vệ người dân trước sự độc tài
Một trong những nguyên tắc lập quốc quan trọng của Hoa Kỳ đó là, việc luật hóa hiến pháp nhằm để bảo vệ người dân, để những người nắm quyền không bị điều khiển bởi ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ 14: Người dân có quyền sở hữu và bảo vệ tài sản
Nguyên tắc lập quốc thứ 14 Hoa Kỳ quy định rằng ,chỉ khi tài sản của người dân được an toàn, tính mạng và quyền tự do của họ mới không bị xâm phạm. Người dân ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ 15: Kinh tế thị trường tự do – Con đường thịnh vượng vững chắc nhất
Nguyên tắc lập quốc thứ 15 của Hoa Kỳ là: Kinh tế thị trường tự do. Các cha ông tin rằng, để thúc đẩy sự thịnh vượng đến cực điểm, nền kinh tế thị trường ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 16: Phương sách tốt nhất cho một chính phủ – tam quyền phân lập
Nguyên tắc lập quốc thứ 16 của Hoa Kỳ chính là tam quyền phân lập, chủ trương rằng chính phủ nên được chia thành ba bộ phận: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chính phủ ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 17: Ước chế và cân bằng để ngăn chặn lạm dụng quyền lực
Trong nguyên tắc lập quốc thứ 17, các vị cha lập quốc của Hoa Kỳ đã thiết lập một chế độ ước chế và cân đối quyền lực lẫn nhau, nhằm đảm bảo hơn nữa ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 18: Hiến pháp phải được viết thành văn bản rõ ràng
Nguyên tắc lập quốc thứ 18 của Hoa Kỳ, nhấn mạnh tầm quan trọng của thành văn hiến pháp, nghĩa là Hiến pháp được biểu hiện dưới hình thức văn bản, và tin rằng chỉ ...
Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 19: Quyền lực chính phủ phải được giới hạn và xác định rõ
Nguyên tắc 19 khi thành lập Hoa Kỳ, yêu cầu xác định và giới hạn quyền lực của chính phủ, cho rằng chính phủ chỉ nên có những quyền hạn hạn chế được xác định ...
Theo soundofhope.org