Nấu nước, ăn lá du mại nhiều người ngộ độc, suy đa tạng

Chia sẻ Facebook
30/05/2022 23:13:34

Thời gian qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã cấp cứu một số trường hợp ngộ độc lá cây du mại (hay còn gọi là cây lộc mại). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thiếu máu nặng do tan máu, kèm theo suy đa tạng.

Ăn cỗ có lá du mại, người đàn ông bị ngộ độc, suy đa tạng

BS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết nguyên nhân do người dân sử dụng lá du mại để chế biến thức ăn hoặc đun nước uống. Hiện tại, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đang điều trị 2 bệnh nhân ngộ độc do sử dụng lá du mại chế biến thức ăn và đun nước uống.

Bệnh nhân thứ nhất là nam giới, 78 tuổi, hái lá du mại đun với nước để uống chứa táo bón. Sau khi uống nước đun với lá du mại một vài hôm, bệnh nhân xuất hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu đỏ, ít, kèm theo sốt và mệt mỏi nhiều, được người nhà đưa đi cấp cứu.

Khi nhập viện, bệnh nhân rơi vào tình trạng lơ mơ, suy hô hấp, tụt huyết áp.

Xét nghiệm máu, bệnh nhân có tình trạng thiếu máu nặng, suy gan cấp, tổn thương thận cấp... Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu ban đầu, sau đó được điều trị chuyên sâu bằng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp; thở máy, lọc máu liên tục, lọc máu chu kỳ và thay huyết tương để hỗ trợ các tạng suy. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải truyền một khối lượng lớn máu và các chế phẩm của máu. Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn đang phải điều trị và chăm sóc tích cực.

Bệnh nhân thứ hai là nam giới, 28 tuổi, đi ăn cỗ có món ăn được chế biến với lá du mại. Sau vài hôm, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, đi tiểu ít và nước tiểu màu đỏ. Xét nghiệm máu bệnh nhân cho kết quả thiếu máu nặng, suy gan cấp, tổn thương thận cấp và rối loạn nước-điện giải. Bệnh nhân được điều trị tích cực, truyền máu nhiều lần. Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang được theo dõi sát sao.

Bệnh nhân đang được cấp cứu.

TS Tình cho biết lá du mại thường được bà con sử dụng làm rau ăn, chế biến với thức ăn hoặc đun nước uống để chữa một số bệnh trong đó có bệnh táo bón.

Độc tố của lá du mại có thể gây vỡ hồng cầu (tan máu) dẫn đến thiếu máu nặng, đặc biệt là ở những người thiếu hụt men G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase). Men G6PD giúp cho tế bào hồng cầu hoạt động bình thường, khi bị thiếu hụt loại men này, hồng cầu sẽ bị vỡ khi có các tác nhân bên ngoài, trong đó có độc tố của lá du mại. Điều này lý giải cho việc trong một mâm cỗ có thức ăn chế biến với lá du mại, có người bị tan máu, có người không bị. Nguyên nhân gây bệnh thiếu men G6PD là sự đột biến gen trên nhiễm sắc thể giới tính X. Nam giới bình thường chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính X (XY), trong khi nữ giới có tới 2 nhiễm sắc thể giới tính X (XX). Vì vậy bệnh thường biểu hiện ở nam giới. Bệnh ít gặp hơn ở nữ.

Cây du mại hay còn gọi là cây lộc mại-mọ trắng-rau mại- rau mọi. Cây lộc mại cũng có nhiều loại và hình dạng lá khác nhau: lộc mại lá dài, lộc mại nhỏ, lộc mại trái láng. Cây du mại mọc tự nhiên, phổ biến nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên.

TS Tình khuyến cáo người dân không nên sử dụng lá du mại để làm thức ăn hoặc đun nước uống vì sự nguy hiểm của nó đến sức khỏe con người, đặc biệt là những người bị thiếu hụt men G6PD. Khi không may bị ngộ độc độc lá du mại, người dân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị hoặc chuyển tuyến trên kịp thời.

Các trường hợp ngộ độc lá du mại, nhập viện trong tình tạng nặng, thường phải áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu mới có hy vọng cứu sống người bệnh, như: rửa dạ dày, thở máy, lọc máu, thay huyết tương, điều chỉnh rối loạn nước-điện giai và điều chỉnh rối loạn toan-kiềm máu.

Tin Cùng Chuyên Mục

Vợ nhất định bắt chồng tắt điện khi gần gũi, nỗi ám ảnh của nhiều chị emicon0Mỗi lần gần gũi chồng, chị K. không đồng ý cho bật đèn hay bất cứ ánh sáng gì còn le lói. Chồng nói gì cũng không thể thay đổi

Hoại tử chân chỉ vì tin thầy lang đắp thuốc chữa bỏng

icon 0

Với một vết bỏng diện tích nhỏ vùng bàn chân 2 bên, do tin lời thầy lang mà giờ đây anh V.B. 33 tuổi trú tại Chí Linh – Hải Dương phải nhập viện điều trị do nhiễm trùng bàn chân 2 bên.

Bác sĩ phối hợp cứu sống mẹ con sản phụ ung thư cổ tử cung

icon 0

Ngày 27/5, các y bác sĩ Bệnh viện Phụ sản TW và Bệnh viện K cùng phối hợp phẫu thuật lấy thai và cắt tử cung triệt căn cho sản phụ bị ung thư cổ tử cung.

20 tuổi mắt đã như người già, bác sĩ cảnh báo thói quen gây hại nhiều người mắcicon0Đục thủy tinh thể ở người trẻ có xu hướng gia tăng, từng gặp trường hợp mới 20 tuổi đã bị đục thuỷ tinh thể buộc phải thay.

Chạy 1000 km ủng hộ quỹ cho các cặp vợ chồng mang gen ẩn

icon 0

Sau 3 tuần giải chạy Online gây quỹ Vì một niềm tin về hạnh phúc, số quãng đường mà anh Bùi Văn Liêm (Hà Nội) chạy được là 1027,97 km đã đóng góp cho quỹ.

Bé gái 6 tuổi đau mắt phải đi cấp cứu vì loại lá nhiều người thường dùng

icon 0

Đau mắt kèm theo phù nề, người nhà đã dùng lá trầu không để rửa mắt cho bé nhưng tình trạng sưng nề ngày càng nặng hơn buộc phải vào viện cấp cứu.

Nam sinh chỉ chờ bố mẹ ra khỏi nhà để làm việc này mỗi ngày, các chàng trai có dấu hiệu cần chặn ngay

icon 0

Thấy con học hành sa sút, người lúc nào cũng mệt mỏi, chán ăn thiếu sức sống. Bố mẹ cho đi kiểm tra không ra bệnh và chỉ khi đi khám nam khoa mới tá hoả ra thủ phạm.

Giọng nói thay đổi cảnh báo bệnh gì?

icon 0

Khàn giọng không phải là một bệnh nặng nhưng nó gây khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt khàn tiếng kéo dài còn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý dây thanh quản.

Rùng mình với sự cố y khoa: Sót kim, kìm, kéo, gạc...icon0Tại Hội thảo về Hội thảo “Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?” tổ chức tại TP.HCM, các chuyên gia đã cùng nhau mổ sẻ về vấn đề sự cố y khoa.

Loại quả rẻ tiền, bán đầy chợ giúp quý ông cải thiện 'chuyện ấy'

icon 0

Chất chống oxy hóa trong quả dứa đã được chứng minh giúp tăng lưu lượng máu và khôi phục sự hình thành mô trong cơ quan sinh dục, hỗ trợ tăng lượng tinh trùng.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook