NASA: 'Có điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra với vũ trụ của chúng ta'

Chia sẻ Facebook
23/05/2022 14:54:58

Các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đang nghiên cứu dữ liệu mới từ kính viễn vọng không gian Hubble và cho biết có điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra với vũ trụ của chúng ta.

Theo quan sát, các thiên hà đang di chuyển khỏi dải Ngân hà nhanh hơn trước - Ảnh: ABC7


Các quan sát cho thấy các thiên hà khác đang di chuyển ra khỏi dải Ngân hà của chúng ta nhanh hơn nhiều so với tính toán trước đây, theo Đài ABC của Mỹ.

Người đoạt giải Nobel, ông Adam Riess, thuộc Viện Khoa học quản lý kính viễn vọng không gian của NASA (STScI) và Đại học Johns Hopkins (Baltimore, bang Maryland), cho biết bản cập nhật lớn nhất trên hằng số Hubble và kết quả các điểm đánh dấu khoảng cách của các thiên hà cho thấy khoảng cách vũ trụ đã giãn nở gấp đôi so với trước đây.

Nhóm của ông Riess khẳng định: "Tỉ lệ giãn nở của vũ trụ và các điểm đánh dấu khoảng cách vũ trụ, đến nay theo tiêu chuẩn vàng của kính thiên văn vẫn là thước đo chính xác nhất".

Các nhà khoa học kiểm tra dữ liệu mới từ kính viễn vọng không gian Hubble 32 tuổi đang cố gắng xác định vũ trụ giãn nở nhanh như thế nào và sự giãn nở đó đang tăng tốc bao nhiêu, thông qua một con số được gọi là hằng số Hubble (được đặt theo tên của các nhà thiên văn học Edwin P. Hubble và Georges Lemaître, người lần đầu tiên cố gắng đo lường vũ trụ vào năm 1929).

Hằng số Hubble là một con số rất đặc biệt. Nó có thể cho các nhà khoa học có cái nhìn xuyên suốt từ xưa đến nay về vũ trụ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên do vì sao xảy ra hiện tượng kỳ lạ trong vũ trụ của chúng ta.

Các quan chức NASA cho biết trong một thông cáo báo chí: "Nguyên nhân của sự lạ kỳ này vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra có thể liên quan đến một biến đổi vật lý hoàn toàn mới".

Bắc Kinh tuyên bố vào năm 2023 sẽ phóng kính viễn vọng không gian Xuntian có góc nhìn lớn hơn 350 lần kính Hubble của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Chia sẻ Facebook