Nắng nóng thanh nhiệt giải độc uống như thế nào cho đúng?

Chia sẻ Facebook
31/07/2022 07:38:27

Nắng nóng, nhiều gia đình tìm tới các loại nước giải nhiệt như nước quả la hán, rễ có chanh, lá nhân trần… để giúp thanh nhiệt, giải độc nhưng các loại nước này cũng không nên dùng nhiều.

Mùa nóng, uống nước thanh nhiệt giải độc thế nào cho đúng?

Ông Nguyễn Văn C. trú tại Chí Linh, Hải Dương và đồng nghiệp phải đi cấp cứu vì dùng nước lá cây mật gấu thanh nhiệt. Ông C. hãm nước mật gấu uống cùng nhiều người, sau khoảng 10 phút, tất cả đều cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, không kiểm soát được hành vi, có biểu hiện nói ngọng... Sau đó, ông và vợ xuất hiện nhiều triệu chứng nặng hơn phải nhập viện cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Hải Dương.

Ông C. cho biết, thấy nhiều người truyền tai nhau uống lá cây mật gấu có tác dụng giải nhiệt, giải độc gan, hạ huyết áp nên ông C. dùng loại nước lá cây này để uống mấy tháng nay. Thông thường, ông chỉ cho 1-2 chiếc lá tươi hãm với nước sôi uống thay nước lọc. Nhưng vừa qua, ông C. cho khoảng 20 chiếc lá tươi đun cùng với 2 lít nước. Sau đó, ông cùng một số người trong cơ quan uống, uống xong thì có triệu chứng như trên.

Trường hợp khác, bà Lại Thị Minh – 56 tuổi, trú tại Hà Nam cũng nhập viện vì men gan tăng, người mệt mỏi. Bà Minh cho biết từ hai tháng nay thời tiết nóng nực, ăn uống không ngon. Bà Minh mua gói lá, rễ cây không rõ tên được bán ở tiệm thuốc bắc về nấu uống với hi vọng mát gan, giải độc, hạ huyết áp.

Trong thời gian uống, bà Minh không có biểu hiện gì nhưng khoảng 2 tuần trở lại đây bà thấy người mệt, ngứa, vàng da hơn. Bà Minh đi khám được bác sĩ kết luận bà tăng men gan, gan bị nhiễm độc do lạm dụng nước mát gan giải độc.

Ảnh minh hoạ.

Theo BSCK II Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, trong tình hình dịch bệnh, nóng nực mùa hè, nhiều người đã tìm tới các loại nước lá, nước “sâm”  để mong làm mát gan, giải độc gan. Tuy nhiên, bác sĩ Vũ khuyến cáo, dùng các loại lá cây, bài thuốc truyền miệng không đúng cách tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể có tác dụng ngược khi tạo thêm áp lực cho hoạt động của gan thậm chí khiến gan dễ bị tổn thương hơn.

Từ xa xưa, người dân hay sử dụng các loại nước thanh nhiệt chế biến từ những cây cỏ khá lành tính. Theo y học cổ truyền, các loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thường được dùng để phòng ngừa, giải trừ tình trạng "tích nhiệt" trong cơ thể nhưng nó không thể thải độc gan, làm mát gan, bổ thận.

Sản phẩm được nhiều người sử dụng thanh nhiệt nhất đó là rễ cỏ tranh. BS Vũ cho biết theo Đông y, rễ cỏ tranh có màu trắng hoặc vàng nhạt, vị ngọt, tính hàn, vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang, có công năng thanh nhiệt (làm mát), lợi tiểu, thanh phế nhiệt (làm mát cái nóng ở vùng ngực, dùng tốt trên người có ho mà nóng ran ngực). Vì có tính mát, lại lợi tiểu, nên người gầy, suy kiệt nhiều tuy có nóng trong người cũng hạn chế dùng, vì tiểu tiện dễ góp phần giảm lượng nước trong cơ thể, người sẽ càng nóng nảy.

Tương tự, cây mía lau thân nhỏ, mảnh hơn so với các loại mía khác, vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, trợ tỳ, kiện vị (giúp ăn ngon miệng), lợi đại tiểu trường (đi tiêu tiểu dễ), làm mát, giảm ho, giảm nóng, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc. Đặc biệt mía lau có tác sinh tân (làm mát bằng cách tạo thêm tân dịch) nên ít gây tác dụng phụ gây lợi tiểu quá mà mất nước, có thể dùng lâu dài. Tuy nhiên, người nóng trong người có ho, gặp lạnh ho lại tăng thì không nên dùng.

Các loại nước thanh nhiệt chỉ nên dùng ở mức vừa phải, thi thoảng uống. Nước mát tác dụng lợi tiểu, vì vậy nếu dùng lâu dài thay nước uống có thể mất cân bằng điện giải, kém hấp thu một số vi khoáng như canxi, kali. Đặc biệt, BS Vũ khuyến cáo người dân không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối sẽ gây đi tiểu nhiều.

Đặc biệt những người có bệnh mãn tính muốn dùng nước thanh nhiệt từ các loại thảo dược cũng cần phải được bác sĩ tư vấn. Ví dụ như người đái tháo đường không thể sử dụng công thức có mía lau; đối với suy thận mạn, tùy thuộc vào độ suy việc ăn uống cần phải được tính toán kỹ kể cả dùng nước uống thường. Người bệnh thận sử dụng nước mát từ các dược liệu có chứa các ion và các vi chất khó kiểm soát hàm lượng có thể đưa đến tình trạng suy thận nặng hơn…


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

'Bất lực' ở tuổi 20, bất ngờ với 'thủ phạm' hàng triệu người trẻ không nghĩ tới

icon 0

Mới 25 tuổi nhưng D. đã rơi vào tình trạng 'trên bảo dưới không nghe'. Khi đi khám thì D. được chẩn đoán nguyên nhân rất bất ngờ mà hàng triệu người trẻ không nghĩ tới.

10 loại thực phẩm giúp ‘trường sinh bất lão’icon0Chế độ ăn uống đóng những vai trò quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ của bạn.

3, 4 tháng mới 'đèn đỏ', cô gái trẻ bất ngờ khi biết mình vô sinhicon0Cưới nhau được 1 năm nhưng chưa có con, vợ chồng Hoài đi khám bác sĩ mới biết nguyên nhân chậm con là do vợ.

Dùng ruột già tạo hình 'cô bé' cho bệnh nhân trẻ

icon 0

PGS TS BS. Nguyễn Văn Ân - Trưởng khoa Niệu học chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, Bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị một ca dị tật bộ phận sinh dục phức tạp.

Đi 5 cửa hàng mới mua được 5 viên Tamiflu chữa cúm A, giá thuốc được đà 'nhảy múa'

icon 0

Nhà thuốc bệnh viện không còn, 2 cửa hàng trong chuỗi nhà thuốc, 2 cửa hàng nhỏ khác đều hết thuốc Tamiflu, người mẹ trẻ phải đến cửa hàng thứ 5 trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) mới mua được 5 viên thuốc cho con mắc cúm A.

Hai mẹ con cấp cứu vì tự điều trị cúm A

icon 0

Cúm là bệnh truyền nhiễm hay gặp, bất cứ ai cũng có thể mắc, nhưng chủ quan nghĩ bệnh lành tính, dễ chữa mà có không ít trường hợp bệnh trở nặng bất ngờ và phải nhập viện vì mất sức.

Né tháng 'cô hồn', nhiều mẹ bầu 'đẻ chạy' để 'hoán số' cho con

icon 0

Thai nhi dự kiến sinh trong tháng 8 dương lịch nhưng rơi vào tháng 7 âm lịch - tháng 'cô hồn' nên nhiều bà mẹ quyết định sinh sớm hơn.

Trẻ 13 tuổi nhức đầu, giảm thị lực… đi khám phát hiện mang căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn

icon 0

Có hiện tượng nhức đầu, mặt đỏ bừng, giảm thị lực, thừa cân…, bé gái 13 tuổi được cha mẹ đưa đi khám bệnh thì phát hiện ra căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn.

Bệnh nhân Việt bị đậu mùa khỉ điều trị như thế nào?icon0Ngày 29/7, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký.

Hà Nội: Cô gái 20 tuổi hôn mê sâu, nguy cơ tử vong cao sau hút thuốc lá điện tử

icon 0

Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai vừa tiếp nhận cô gái 20 tuổi ở Hà Nội bị hôn mê sâu, suy tim, tổn thương não lan tỏa tất cả các vị trí… nguyên nhân do ngộ độc một chất ma túy thế hệ mới có trong thuốc lá điện tử.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook