Mỹ – Nhật Bản tuyên bố nhiều phương diện nhằm vào ĐCSTQ, điểm tên eo biển Đài Loan
Hôm thứ Hai (23/5), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã hội đàm song phương và ra tuyên bố chung.
Hôm thứ Hai (23/5), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã hội đàm song phương và ra tuyên bố chung. Hai nhà lãnh đạo xác nhận quan hệ đối tác Mỹ – Nhật hiện nay mạnh mẽ và sâu sắc hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, đồng thời chỉ ra những sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về bành trướng quân sự, nhân quyền, Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Ngày 22/5, Tổng thống Biden đến Tokyo Nhật Bản để bắt đầu chuyến thăm 3 ngày, ngày 23/5 đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Đây là lần đầu tiên hai người có cuộc hội đàm trực tiếp chính thức. Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra tín hiệu tăng cường “liên minh Mỹ – Nhật” để đối phó với ĐCSTQ và củng cố một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Trong tuyên bố chung Mỹ – Nhật Bản, hai bên cho biết được kết nối bởi các giá trị chung dựa trên cam kết chung về dân chủ và pháp quyền, và được truyền cảm hứng từ sự đổi mới và năng động công nghệ của nền kinh tế hai nước, mối quan hệ Nhật Bản – Mỹ bắt nguồn từ kết nối tâm nguyện vững chắc của người dân hai nước, đây là nền tảng của một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh với tư cách là các đối tác toàn cầu, hai bên khẳng định rằng trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc đồng thuận là tất yếu, vì thế mọi đe dọa ở bất cứ đâu đối với luật pháp quốc tế cũng như trật tự kinh tế tự do và công bằng cũng là thách thức đối với các giá trị và lợi ích chung.
Dù cuộc khủng hoảng ở châu Âu đang tiếp tục, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực quan trọng đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng toàn cầu, nhưng phải chịu những thách thức chiến lược ngày càng tăng đối với trật tự quốc tế dựa trên nguyên tắc.
Tuyên bố chung giữa Mỹ và Nhật Bản cho thấy Tổng thống Biden và Thủ tướng Kishida đã thảo luận về các hành động tiếp tục của ĐCSTQ không phù hợp với trật tự quốc tế dựa trên nguyên tắc, bao gồm vấn đề cưỡng ép từ kinh tế đến nhiều lĩnh vực khác. Tuyên bố liệt kê các hành động khác nhau của ĐCSTQ đang phá hoại trật tự toàn cầu.
Tăng cường răn đe hạt nhân để duy trì hòa bình và ổn định khu vực
Ghi nhận khả năng hạt nhân ngày càng tăng của Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo đề nghị Trung Quốc đóng góp vào các thỏa thuận nhằm giảm thiểu rủi ro hạt nhân, tăng tính minh bạch và thúc đẩy giải trừ hạt nhân. Họ cũng nhất trí hợp tác cùng nhau để tăng cường răn đe nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Tại cuộc họp báo chung, Thủ tướng Kishida cho biết hai bên khẳng định “ tăng cường thế răn đe ” của Mỹ bao gồm “ chiếc ô hạt nhân ” và hai bên sẽ kết nối chặt chẽ. Điều này hoàn toàn khác với hơn một năm trước: vào tháng 4/2021 trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Yoshihide Suga, hai bên đã không sử dụng một cách rõ ràng quan điểm “ tăng cường thế răn đe”.
“Tăng cường thế răn đe” tương ứng với “răn đe trực tiếp” , đề cập đến việc ngăn chặn đối thủ để bảo vệ chính mình; “ Tăng cường thế răn đe” bao gồm vấn đề thông qua các cam kết bảo mật để bảo vệ đồng minh khỏi các cuộc tấn công của bên thứ ba.
Phản đối ĐCSTQ đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Hoa Đông và Biển Đông
Nhà lãnh đạo của Mỹ và Nhật Bản phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông, đồng thời nhắc lại sự phản đối kiên quyết của họ đối với các yêu sách hàng hải phi pháp của ĐCSTQ, các hoạt động quân sự hóa và cưỡng chế ở Biển Đông; họ nhấn mạnh ý chí kiên định cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả Quyền tự do hàng hải và hàng không theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Ngày 21/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhắc lại việc lấy làm tiếc khi ĐCSTQ đơn phương bành trướng ở Biển Hoa Đông trong bối cảnh chưa xác định được ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa, điều ông Fumio Kishida nhấn mạnh là “không thể chấp nhận được”.
Đây là một trong những xung đột mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông trong những năm gần đây. Trước đó, hai bên rơi vào một cuộc tranh chấp kéo dài khác về vấn đề quần đảo Điếu Ngư.
Thứ Sáu tuần trước (20/5), Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng có động thái hiếm thấy khi công bố về 3 lần di chuyển của tàu hải quân ĐCSTQ, bao gồm 3 tàu đi từ Biển Hoa Đông đến Thái Bình Dương, 1 tàu trinh sát điện tử đi đến Biển Hoa Đông qua eo biển Ohsumi, và 1 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052C quay trở lại Biển Hoa Đông qua khu vực Biển Miyako.
Tuyên bố chung nhấn mạnh vấn đề eo biển Đài Loan
Trong tuyên bố chung Mỹ – Nhật Bản, Thủ tướng Kishida và Tổng thống Biden nêu rõ lập trường cơ bản của họ về Đài Loan không thay đổi, đồng thời nhắc lại rằng hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với an ninh và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế.
Đây là lần thứ hai tuyên bố chung Mỹ – Nhật xuất hiện vấn đề Đài Loan. Trước đó ngày 16/4/2021, Tổng thống Biden đã gặp Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Yoshihide Suga tại Nhà Trắng, hai bên tái khẳng định quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật và cùng ứng phó với những thách thức của ĐCSTQ. Đặc biệt, hai bên đề cập đến “ sự đồng thuận về tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan” , đây là lần đầu tiên kể từ năm 1969 lãnh đạo của Mỹ và Nhật Bản đề cập đến Đài Loan trong một tuyên bố chung.
Ngày 21/5, Tổng thống Biden đã hội đàm với tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Seoul. Tuyên bố chung Mỹ-Hàn sau cuộc gặp cũng đề cập đến vấn đề eo biển Đài Loan, cho rằng hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan là chìa khóa để thúc đẩy sự thịnh vượng của Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Chuyên gia về Trung Quốc là Gordon G. Chang nói với Fox News hôm Chủ nhật (22/5) rằng các cuộc tập trận quân sự gần đây của ĐCSTQ “ có liên quan ” đến chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Biden, vì tuyên bố chung Mỹ-Hàn đề cập trực tiếp đến Đài Loan.
“ Vấn đề có liên quan với nhau, bởi vì trước khi ông Biden đến Hàn Quốc – điểm dừng đầu tiên trong hành trình – người Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công khai cảnh báo ông ấy không được nói về Đài Loan, vì vậy Tổng thống Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đưa ra một tuyên bố chung đề cập đến Đài Loan” , ông Gordon G. Chang nói.
Ông cũng cho biết sẽ có nhiều cuộc thảo luận về Đài Loan ở Nhật Bản, vì vậy Mỹ đang gửi tín hiệu tới Bắc Kinh trong vấn đề Đài Loan.
Kể từ khi cuộc chiến Ukraine bùng nổ vào tháng Hai, các nước phương Tây đã chú ý nhiều hơn đến tham vọng của ĐCSTQ trong việc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Thời gian gần đây máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên gây rối cho Đài Loan. Một thông báo trên trang web của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, ngày 20/5 có 14 máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay vào Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng đã ở trong vùng biển phía nam Okinawa và phía đông Đài Loan.
Theo Cục An toàn Hàng hải Hải Nam của ĐCSTQ, các cuộc tập trận quân sự của ĐCSTQ ở Biển Đông bắt đầu từ ngày 19 và kéo dài đến ngày 23/5.
Tuyên bố chung Mỹ – Nhật cũng cho biết họ khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển. Cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ quan ngại về thỏa thuận an ninh Trung Quốc-Solomon gần đây, được ký kết một cách không minh bạch và không có tiếng nói để giải quyết các mối quan ngại trong khu vực.
Nhà Trắng: Mỹ sẽ đáp trả nếu Trung Quốc bành trướng ở Solomon
Quan tâm đến nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương
Thủ tướng Kishida và Tổng thống Biden cũng bày tỏ quan ngại về những diễn biến ở Hồng Kông và các vấn đề nhân quyền ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương Trung Quốc.
Gần đây, chính quyền Hồng Kông đã phát động một đợt bắt giữ mới đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ: ngày 11/5 bắt giữ cựu hồng y 90 tuổi nổi tiếng của Hồng Kông là ông Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun), luật sư Ngô Ái Nghĩa (Margaret Ng Ngoi-yee), và ca sĩ Hà Vận Thi (Denise Ho Wan Se); trước đó vào ngày 10/5 Cục An ninh Quốc gia Hồng Kông bắt Phó Giáo sư Hứa Bảo Cường (Xu Baoqiang) của Khoa Văn hóa học của Đại học Lĩnh Nam.
4 người được ủy thác của quỹ hỗ trợ người biểu tình Hồng Kông bị bắt
Động thái trên đã khiến Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ phải lên tiếng, còn Vatican cũng cho biết quan ngại trước thực trạng.
Trong tuyên bố chung Mỹ – Nhật, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc, kể cả ở cấp lãnh đạo, đồng thời bày tỏ ý tưởng hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực cùng quan tâm nếu có thể.
Tuyên bố cũng cho thấy 2 nhà lãnh đạo xác nhận rằng Nhật Bản và Mỹ sẽ hợp tác trong việc bảo vệ và thúc đẩy các công nghệ quan trọng, bao gồm thông qua việc sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, hỗ trợ lợi thế cạnh tranh của mỗi nước và đảm bảo khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Họ đồng ý thành lập một nhóm làm việc chung để thúc đẩy phát triển trong vấn đề chất bán dẫn thế hệ tiếp theo, kế hoạch này dựa trên “Nguyên tắc cơ bản của hợp tác bán dẫn ” đã được Hiệp định Đối tác Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản-Mỹ (JUCIP) thông qua.
Tuyên bố cho biết, Tổng thống Biden lưu ý rằng Quốc hội Nhật Bản đã thông qua “Đạo luật Thúc đẩy An ninh Kinh tế ”, trong đó tập trung vào khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, bảo vệ cơ sở hạ tầng cơ bản, phát triển công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Lãnh đạo hai nước nhất trí tìm hiểu hợp tác hơn nữa để tăng cường an ninh kinh tế.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc
Thủ tướng Kishida và Tổng thống Biden chúc mừng chính phủ mới của Hàn Quốc và nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc, bao gồm cả quan hệ an ninh.
Tuyên bố chung đã lên án Triều Tiên vì thúc đẩy các hoạt động phát triển tên lửa và hạt nhân, bao gồm cả vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa gần đây. Họ tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và kêu gọi Triều Tiên tuân thủ nghĩa vụ của họ theo các nghị quyết đó.
Theo tuyên bố chung, 2 nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết của Mỹ về một giải pháp đối vấn đề Triều Tiên bắt cóc người Nhật Bản, đều bày tỏ sự ủng hộ đối với cách tiếp cận ngoại giao có mục tiêu đối với Triều Tiên, đồng thời kêu gọi nước này duy trì tham gia đối thoại một cách nghiêm túc.
Theo Hạ Vũ, Epoch Times
Giới tài chính Hàn Quốc chào đón ông Biden với loạt dự án nâng cấp
Ngày 21/5, ông Yoon Suk-yeol đã tổ chức tiệc chào đón ông Joe Biden, cuộc gặp có nhiều nhân vật quan trọng trong ngành tài chính Hàn Quốc.