Mỹ gửi máy bay và tàu chiến đến Đài Loan do ‘chiến dịch gây sức ép’ của Bắc Kinh
Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết, Mỹ sẽ điều máy bay và tàu chiến đến eo biển Đài Loan trong những tuần tới khi Washington dự đoán
Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận
“chiến dịch gây sức ép tăng cường”
của Bắc Kinh nhằm vào hòn đảo tự trị sẽ diễn ra trong vài tháng tới.
Embed from Getty Images
Ông Kurt Campbell, điều phối viên Ấn Độ – Thái Bình Dương của Tổng thống Joe Biden (Ảnh: Getty Images)
Ông Kurt Campbell, điều phối viên Ấn Độ – Thái Bình Dương của Tổng thống Joe Biden, cũng tiết lộ hôm 12/8 rằng, “một lộ trình đầy triển vọng cho các cuộc đàm phán thương mại” với Đài Loan sẽ được công bố “trong những ngày tới” .
“Chúng tôi sẽ đảm bảo sự hiện diện, năng lực quân sự và các cuộc tập trận trước các hành vi đang trở nên khiêu khích và bất ổn hơn của Trung Quốc, nhằm dẫn dắt tình hình ở tây Thái Bình Dương theo hướng ổn định hơn,”
“Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai những bước đi bình tĩnh và kiên quyết để duy trì ổn định trước những nỗ lực không ngừng của Bắc Kinh nhằm phá hoại ổn định khu vực, và ủng hộ Đài Loan theo chính sách lâu nay của Mỹ,” ông nhấn mạnh.
Nhận xét của ông Campbell được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào tuần trước.
Chuyến đi của bà Pelosi đã làm dấy lên cơn thịnh nộ của Bắc Kinh, theo đó họ bắt đầu một loạt các cuộc diễn tập quân sự bắn đạn thật xung quanh quốc đảo dân chủ.
Trong khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm 10/8 thông báo “hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau” xung quanh eo biển Đài Loan, nhưng sẽ tiếp tục hoạt động tuần tra thường xuyên tại khu vực. Đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh dù kết thúc tập trận hàng loạt sẽ vẫn duy trì áp lực đối với Đài Loan trong những ngày tới.
Theo Wall Street Journal, bất chấp những diễn biến này, ông Campbell không loại trừ khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp mặt trực tiếp. Khả năng này cũng từng được gợi nhắc trong cuộc điện đàm cuối cùng của các nhà lãnh đạo vào ngày 28/7.
Sau chuyến thăm của bà Pelosi đến Đài Loan, Bắc Kinh đã hủy bỏ một loạt sáng kiến ngoại giao liên quan đến Washington, bao gồm các cuộc đàm phán quân sự và các nỗ lực chung để giải quyết biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Nhà Trắng đã triển khai nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan ở lại khu vực để “theo dõi tình hình” .
Ngày 9/8, Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận chung không quân gần Okinawa với Nhật Bản. Trước đó, Nhật Bản tuyên bố tên lửa của Trung Quốc đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này trong cuộc tập trận bắn đạn thật.
Các quan chức Đại lục coi chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là một “hành động khiêu khích chính trị nghiêm trọng” . Trung Quốc vẫn luôn coi Đài Loan là một tỉnh ngoan cố vốn thuộc lãnh thổ của họ và phản đối bất kỳ trao đổi ngoại giao chính thức nào giữa quốc đảo với các chính phủ nước ngoài.
Theo tài liệu chính sách mới nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nước này đã rút lại cam kết sẽ không gửi quân đội hoặc những người lãnh đạo cộng sản đến Đài Loan nếu giành được quyền kiểm soát hòn đảo. Động thái này dường như báo hiệu quyết định của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình rằng sẽ trao cho Đài Loan ít quyền tự chủ hơn so với những gì đã hứa trước đó, nếu chế độ này thành công trong việc buộc Đài Loan thống nhất với Đại lục.
Giống như hầu hết các quốc gia, Mỹ không công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, nhưng Washington phản đối mọi nỗ lực chiếm đảo bằng vũ lực. Đạo luật Quan hệ Đài Loan cho phép Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Bắc với mục đích “phòng thủ”.
Mới đây, một dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua đã chỉ định Đài Loan là “đồng minh chính ngoài NATO” của Mỹ. Đạo luật Chính sách Đài Loan năm 2022 sẽ tăng cường khả năng quốc phòng của Đài Loan với viện trợ an ninh lên đến 4,5 tỷ đô la Mỹ. Đạo luật này cũng cam kết, Washington sẽ thúc đẩy sự tham gia của Đài Bắc vào các tổ chức quốc tế.
Minh Ngọc (Theo SCMP)
TNS Menendez: Hoa Kỳ phải học hỏi từ chiến tranh Ukraine để hỗ trợ Đài Loan
TNS Menendez bình luận, Hoa Kỳ phải rút ra bài học từ những sai lầm của mình với Ukraine để đưa ra chiến lược tốt nhất nhằm hỗ trợ Đài Loan.