Mỹ: ĐCSTQ là hiểm họa lớn nhất về an ninh mạng

Chia sẻ Facebook
03/03/2023 15:22:02

Chiến lược an ninh mạng quốc gia của Mỹ nêu tên Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và Iran là những tác nhân gây hại trên không gian mạng.

Hôm 2/3, Nhà Trắng công bố Chiến lược an ninh mạng quốc gia để đảm bảo rằng người dân Mỹ có thể có một hệ sinh thái kỹ thuật số an toàn và đáng tin cậy. Chiến lược nêu tên Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và Iran là những tác nhân gây hại trên không gian mạng, coi thường pháp quyền và nhân quyền trong không gian mạng, trong đó Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc/ĐCSTQ) là hiểm họa lớn nhất.

Ngày 2/3 Nhà Trắng đã công bố Chiến lược an ninh mạng quốc gia, chỉ đích danh Trung Quốc (ĐCSTQ) là hiểm họa lớn nhất (Trang web của Bộ Tư pháp Mỹ).

Nhà Trắng Công Bố Chiến Lược An Ninh Mạng Quốc Gia

Hôm 2/3, Nhà Trắng đã công bố Chiến lược an ninh mạng quốc gia (National Cybersecurity Strategy) dài 38 trang, kêu gọi thúc đẩy quản lý chặt chẽ các dịch vụ mạng quan trọng của đất nước, và trong 10 năm quan trọng tới sẽ sử dụng không gian mạng như công cụ để đảm bảo tất cả người Mỹ đều được hưởng lợi từ hệ sinh thái kỹ thuật số an toàn đáng tin cậy. Để được vậy phải có sự cân bằng lại trách nhiệm bảo vệ không gian mạng, bên cạnh xử lý các mối đe dọa cấp bách hiện nay là thúc đẩy kế hoạch và đầu tư chiến lược.

‘Chiến lược’ nêu rõ 4 nước độc tài là Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Triều Tiên trắng trợn coi thường luật pháp và nhân quyền trong không gian mạng, đang đe dọa an ninh quốc gia và sự thịnh vượng kinh tế của Mỹ.

Khi nói đến Trung Quốc, ‘Chiến lược’ chỉ ra rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện là mối đe dọa lớn nhất và dai dẳng nhất đối với mạng lưới không gian mạng khu vực tư nhân và Chính phủ Mỹ, đồng thời là bên duy nhất có ý định hình lại trật tự quốc tế liên quan toàn diện các vấn đề kinh tế và ngoại giao, khả năng quân sự và công nghệ.

‘Chiến lược’ chỉ ra rằng trong 10 năm qua, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mở rộng các hoạt động không gian mạng sang đánh cắp tài sản trí tuệ, trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược tiên tiến nhất của Mỹ, có khả năng đe dọa lợi ích của Mỹ và thống trị các công nghệ mới nổi có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển toàn cầu.

‘Chiến lược’ cũng nhấn mạnh, sau khi sử dụng thành công Internet như một trụ cột giám sát và ảnh hưởng, ĐCSTQ đang truyền bá ra thế giới chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số, nỗ lực định hình mạng lưới internet toàn cầu theo mô hình của họ gây nguy hiểm cho nhân quyền ở nước ngoài.

“Cơ cấu lại từ căn bản khế ước xã hội trực tuyến của Mỹ”


Tổng giám sát Mạng Internet Quốc gia Mỹ, ông Kemba Walden cho biết tại cuộc họp báo rằng chiến lược này “về cơ bản cơ cấu lại từ căn bản khế ước xã hội trực tuyến của Mỹ, và phân bổ lại trách nhiệm quản lý rủi ro mạng cho bên có khả năng tốt nhất”.

Ông nhấn mạnh việc yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương gánh vác phần lớn trách nhiệm về an ninh mạng không chỉ là không công bằng mà còn không hiệu quả.

‘Chiến lược’ nêu rõ các hoạt động mạng độc hại bao gồm từ phá hoại ác ý, gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ, đến các cuộc tấn công phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng, tấn công bằng mã độc tống tiền và các chiến dịch gây ảnh hưởng trên mạng được thiết kế để làm suy yếu niềm tin của công chúng vào nền tảng của nền dân chủ. Những công cụ và dịch vụ hack (tấn công) này trước đây chỉ một số nước có nguồn lực tốt có thể thực hiện, nhưng hiện đã được sử dụng rộng rãi.

‘Chiến lược’ dài 38 trang thừa nhận, sau xu thế bùng nổ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), cách làm dựa vào các biện pháp an ninh mạng tự nguyện sẽ không đủ để ngăn chặn thiệt hại hàng tỷ USD đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ như đường ống năng lượng, công ty thực phẩm, bệnh viện và trường học…


Theo Đài VOA Mỹ , nhằm đảm bảo một không gian mạng an toàn hơn trước tin tặc, chiến lược này chuyển trách nhiệm về an ninh mạng từ người tiêu dùng sang ngành công nghiệp và coi các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền là mối đe dọa an ninh quốc gia.


‘Chiến lược’ vạch ra mục tiêu dài hạn về cách các cá nhân, chính phủ và doanh nghiệp hoạt động an toàn trong thế giới kỹ thuật số, bao gồm việc buộc các công ty máy tính và phần mềm chịu trách nhiệm về “bảo mật từ thiết kế ban đầu” (security by design), theo đó sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải qua kiểm nghiệm về giảm thiểu vấn đề lỗ hổng gây rủi ro về an toàn mạng Internet.


Thiên Tư, Vision Times

Chuyên gia: ĐCSTQ có thể sử dụng ChatGPT để tuyên truyền đối ngoại

Theo chuyên gia, công nghệ AI ChatGPT có thể dễ dàng giúp ĐCSTQ thực hiện các hoạt động tuyên truyền, gây ảnh hưởng trên mạng xã hội quốc tế.

Chia sẻ Facebook