Mỹ công bố gói viện trợ quân sự 800 triệu USD có bom chùm cho chính quyền Kyiv
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan, một người ủng hộ mạnh mẽ chiến tranh Ukraine, giải thích về quyết định gửi bom chùm vào chiến trường Ukraine. (Ảnh cắt từ
Lầu Năm Góc hôm 7/7 đã công bố gói viện trợ quân sự 800 triệu đô la cho chính quyền Kyiv, khi con số viện trợ quân sự của Mỹ đã vượt 40 tỷ đô la kể từ 2/2022. Trong gói viện trợ lần này, có loại vũ khí bị cấm rộng rãi từ lâu là bom chùm vì hệ quả ảnh hưởng lâu dài tới dân thường. Hơn 100 quốc gia, trong đó có các đồng minh quan trọng của phương Tây là Anh, Pháp, và Đức, đã tham gia công ước cấm bom chùm. Nga nhìn nhận động thái này của Mỹ là một bước leo thang chiến tranh, thể hiện sự bất lực trước kết quả chiến tranh Ukraine không như kỳ vọng.
BBC và nhiều hãng tin khác đồng loạt đưa tin tuyên bố gói viện trợ 800 triệu đô la của Washington cho Kyiv vừa được công bố hôm Thứ Sáu (giờ Mỹ). Nó bao gồm xe chiến đấu Bradley và Stryker, tên lửa phòng không và thiết bị chống mìn, cùng nhiều đạn dược bổ sung. Trong đó có loại mới là bom chùm gây tranh cãi.
Theo miêu tả của Mỹ, quyết định này là do chính quyền Kyiv đòi hỏi nhiều lần bom chùm, và Mỹ sau nhiều tháng cân nhắc mới đồng ý.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình cáp rằng việc gửi bom là “một quyết định rất khó khăn đối với tôi” và “tôi đã thảo luận điều này với các đồng minh của chúng tôi” và cuối cùng quyết định gửi bom chùm vì “người Ukraine sắp hết đạn.”
“Chúng tôi nhận thấy bom chùm tạo ra nguy cơ gây hại cho dân thường… và đó là lý do chúng tôi đã trì hoãn quyết định càng lâu càng tốt.”
Ông nói thêm: “Ukraine sẽ không sử dụng những loại vũ khí này ở một số vùng đất xa lạ. Đây là đất nước mà họ đang bảo vệ.” Lưu ý rằng phần “đất nước mà họ đang bảo vệ ” đang nói đến ấy sẽ chỉ thuộc về chính quyền Kyiv nếu Âu Mỹ giúp họ đòi lại được nó từ tay Nga . Điều này vẫn chưa có dấu hiệu trở thành hiện thực. Ngoài ra, phần đông dân số sống ở đó là người Nga. Trong thời nội chiến 2014–2022, phe Nga tuyên bố rằng quân Kyiv thường xuyên pháo kích vùng Donbas này khiến dân thường thiệt mạng.
Trong một tuyên bố khác, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng họ đã lựa chọn loại bom chùm ít tác hại nhất cho dân thường. Như đã đưa tin , CNN báo cáo rằng lô bom đạn chùm này là lấy từ kho vũ khí của Mỹ, và Mỹ đã ngừng sản xuất loại này từ 2016. Lô bom chùm này có thể được bắn từ lựu pháo 155 mm, vũ khí mà quân Kyiv đã có rồi.
đưa tin về phản ứng của Nga:
“Bom đạn chùm là một cử chỉ của sự tuyệt vọng. Một biện pháp như vậy nói lên ý thức của Hoa Kỳ và các đồng minh rằng họ đang bất lực,”
“Tuy nhiên, họ không muốn thừa nhận thất bại của mình cũng như thất bại của quân đội Ukraine trong cuộc tấn công vào các khu vực của Nga. Do đó, họ thực hiện những hành động điên rồ mới.”
Đại sứ Nga gọi mức độ khiêu khích hiện tại của Hoa Kỳ là “thực sự vượt quá quy mô, đưa nhân loại đến gần hơn với một cuộc Đại Thế chiến mới.”
Hơn 100 nước tham gia công ước CCM cam kết không sử dụng, tàng trữ, sản xuất, và chuyển giao bom chùm hay đạn chùm, và trong đó có các đồng minh quan trọng của phương Tây như Anh, Pháp, và Đức. Trong khi đó Mỹ, Nga, và Ukraine đều không tham gia công ước này.
Tổ chức nhân quyền quốc tế HRW lên tiếng phản đối quyết định này của Mỹ, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi các phe tham chiến không dùng loại vũ khí này, vì chúng để lại tác hại cho dân thường nhiều năm sau chiến tranh.
“Các loại đạn chùm và bom chùm rải những quả bom nhỏ trên một khu vực rộng, nhiều quả không phát nổ ngay lập tức,” phát ngôn viên Marta Hurtado của HRW tuyên bố. “Chúng có thể giết chết và làm tàn tật [dân thường] nhiều năm sau đó. Đó là lý do tại sao việc sử dụng nên dừng lại ngay lập tức.”
Theo HRW, cả 2 phe tham chiến ở Ukraine đều đã từng sử dụng bom chùm trong quá khứ và gây tác hại cho dân thường.
Nhật Tân
Ngoại trưởng Đức phản đối gửi bom đạn chùm tới Ukraine Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói Đức phản đối việc gửi bom đạn chùm (bom bi) vào chiến trường Ukraine