Mỹ áp đặt trừng phạt mới với Nga và ĐCSTQ vì vi phạm nhân quyền

Chia sẻ Facebook
11/12/2022 23:25:42

Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với ĐCSTQ và Nga, nhắm mục tiêu vào các cáo buộc vi phạm nhân quyền của hai nước.

Theo Wall Street Journal (WSJ) đưa tin Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga, bao gồm nhắm mục tiêu vào các cáo buộc vi phạm nhân quyền của hai nước, và cả việc Bắc Kinh hỗ trợ đánh bắt cá trái phép ở Thái Bình Dương, cũng như việc Nga triển khai máy bay không người lái của Iran ở Ukraine.


Embed from Getty Images

Vào ngày 20/3/2007 tại thành phố Ôn Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), các quan chức của Cục Quản lý Nghề cá Trung Quốc trên con tàu “Cục Quản lý Nghề cá Trung Quốc 33016” lần đầu tiên đi trước làm nhiệm vụ bảo vệ. Đây là con tàu quản lý nghề cá tiên tiến nhất của tỉnh Chiết Giang, tốc độ 19,5 hải lý/giờ, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ ở biển Hoa Đông. (Ảnh: Getty Images)


Hầu hết các biện pháp trừng phạt được áp dụng theo Đạo luật Magnitsky toàn cầu, mà Mỹ sử dụng để xử phạt các quan chức chính phủ, quân đội cấp cao và doanh nghiệp bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Mục đích là truy cứu trách nhiệm của họ và răn đe những người khác.

Vì sao Đạo luật Nhân quyền Magnitsky khiến ĐCSTQ sợ hãi?


Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng bất kỳ tài sản nào mà các mục tiêu có trong phạm vi quyền tài phán của Mỹ, ngăn họ đến Mỹ và cấm kinh doanh với họ. Đối với các quan chức chính phủ và doanh nghiệp, các hành động này có thể làm phức tạp việc đi lại và tài chính quốc tế. Thông qua cắt đứt quyền tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới của các công ty liên quan, lệnh trừng phạt có thể làm gián đoạn hoạt động của họ và thậm chí buộc các công ty phải giải thể.


Về phần Trung Quốc, lệnh trừng phạt được công bố sáng thứ Sáu (ngày 9/12) vì nghi ngờ đánh cá trái phép , bao gồm hai công dân Trung Quốc là Li Zhenyu và Zhuo Xinrong, cũng như 8 thực thể và hơn 150 tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc (ĐCSTQ).


Các quan chức phương Tây cho biết Bắc Kinh đã sử dụng các thực thể này không chỉ để nuôi sống dân số lớn nhất thế giới, mà còn giúp ĐCSTQ xây dựng một mạng lưới bến cảng bên ngoài biên giới của mình.


Quan chức nắm được tình hình nói với WSJ rằng một trong những thực thể bị trừng phạt, Pingtan Marine Enterprise Co., được niêm yết trên Nasdaq. Việc đưa công ty này vào danh sách đen, đánh dấu lần đầu tiên Bộ Tài chính Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp đối với một công ty trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Các cổ đông Mỹ có 90 ngày để kết thúc hoặc thoái vốn bất kỳ khoản nợ hoặc vốn chủ sở hữu nào liên quan đến công ty.


Các nhà phân tích cho rằng ngoài việc làm cạn kiệt nguồn cá đánh bắt, Trung Quốc còn đang sử dụng các tàu đánh cá của mình để đạt được các mục tiêu địa chính trị. “Chính quyền trung ương và địa phương tuyển dụng một số tàu đánh cá thương mại để tham gia các hoạt động dân quân trên biển,” báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) gửi các nhà lập pháp vào tháng 4 cho biết. CRS nói rằng các quan chức Chính phủ ĐCSTQ đã yêu cầu họ hoạt động ở những vùng biển cụ thể, tham gia huấn luyện và bảo vệ chủ quyền, đồng thời hỗ trợ quân đội ĐCSTQ trong chiến đấu.


Một quan chức Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt cũng bổ sung vào danh sách các thực thể Trung Quốc liên quan đến vi phạm nhân quyền đối với người Tây Tạng. Tổ chức nhân quyền cho biết Bắc Kinh đã sử dụng lực lượng an ninh để kiểm soát tổ chức này và quấy rối những người bị tình nghi là tín đồ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng.


Điều phối viên đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về các vấn đề Tây Tạng, bà Urza Zeya, cho biết vào đầu năm nay rằng Chính phủ Mỹ sẽ buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền đối với người dân Tây Tạng và các dân tộc thiểu số khác.


Đối với Nga, Mỹ sẽ trừng phạt các quan chức chịu trách nhiệm về các trại sàng lọc của Nga dành cho những người Ukraine bị mắc kẹt ở tiền tuyến. Tổ chức Theo dõi nhân quyền cáo buộc quân đội Nga tra tấn công dân và phạm các tội ác chiến tranh khác ở những trại sàng lọc này.


Theo các quan chức, Chính phủ Mỹ cũng có kế hoạch tấn công một số thực thể công nghiệp quốc phòng của Nga có liên quan đến việc chuyển giao máy bay không người lái quân sự của Iran , Moscow đã và đang sử dụng nó để tàn phá cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.


Washington cũng đang chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ủy ban bầu cử trung ương của Nga. Đây là cơ quan chủ trì một hệ thống bầu cử bị các quan chức phương Tây tố cáo là gian lận và đảm bảo quyền kiểm soát của ông Putin đối với nước Nga trong gần một phần tư thế kỷ.


Bắc Kinh và Moscow đã từng là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt nhân quyền của Mỹ. Các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với các nhà dân chủ Hồng Kông, và cả cuộc chiến của Moscow ở Ukraine.


Tiêu Nhiên, Vison Times

Hàng chục ngàn người biểu tình ở Vũ Hán hét lên "nhân quyền", cảnh sát bắt giữ thô bạo Hàng chục ngàn người biểu tình ở Vũ Hán hét lên: "Các anh là cảnh sát, các anh có lương tâm không!"

Chia sẻ Facebook