Mưu sinh bằng chặt đốt cây đước ở Indonesia: 'Tôi muốn từ bỏ nếu có thể'

Chia sẻ Facebook
21/08/2023 16:43:49

Những rừng cây đước của Indonesia đã bị đốn hạ để làm than củi, người dân địa phương cho biết họ phải công việc này để kiếm sống qua ngày.

Chụp lại hình ảnh,

Nurhadi sử dụng hai lò đốt của mình ở làng Batu Ampar, Indonesia để sản xuất than củi

Tác giả, Raja Lumbanrau và Lorna Hankin Vai trò, BBC World Service 15 tháng 8 2023

Indonesia có số lượng cây đước nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, thế nhưng quan ngại ngày càng gia tăng về "nguy cơ" chúng đang bị đốn hạ, để đốt thành than củi và xuất sang những nơi như châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Người dân làm công việc này biết loài cây này quan trọng cho môi trường và họ muốn từ bỏ nhưng không còn cách nào khác để kiếm sống.

Bên trong một căn lều gỗ, gần ngôi nhà của mình ở làng Borneo, Nurhadi giữ hai chiếc lò đốt đỏ lửa quanh năm. Người đàn ông 68 tuổi này thuê ít nhất hơn một chục nhân công.

Bốn người đàn ông cắt gỗ thu được từ những cây đước, trong khi những người khác đưa chúng vào một một chiếc lò đốt làm bằng đất đá. Khi được đốt xong, số củi này sẽ được để nguội và đóng gói để bán.

Củi từ cây đước rất cứng và dày nhưng không quá bền, giúp chúng trở nên lý tưởng để sản xuất than củi và đặc biệt tốt để dùng cho việc nướng. Đây là một quy trình tiêu tốn nhiều nguồn lực mà thành quả đổi lại rất ít.

16 tấn vật liệu thô chỉ có thể tạo nên ba tấn than củi. "Nếu tôi sản xuất ít hơn ba tấn, thì tôi bị lỗ," Nurhadi nói. Khi đã tính toán phần chi phí, ông ước tính có thể thu lại lợi nhuận khoảng 1.250 USD mỗi năm.

"Chặt cây đước không mang lại tiền. Không ai làm giàu từ đốt than củi cả. Chúng tôi làm điều này để có đồ ăn," ông giải thích.

Một cuộc nói chuyện giữa ông và một quan chức chính phủ cho thấy tình huống khó xử của ông: "Ông ấy hỏi tôi: 'Ông có sẵn sàng bỏ việc đốt than củi hay chưa?' tôi trả lời: 'Nếu ông đưa đất làm nông nghiệp cho tôi hoặc các cơ hội khác. Ngày mai tôi sẽ từ bỏ.'"

Gần một nửa dân số trong số 9.000 người ở ngôi làng của ông Nurhadi, Batu Ampar, sống nhờ vào đốt than củi, một truyền thống có từ những năm 1940. Một số gia đình như Nurhadi đã làm công việc này trong những thế hệ qua - cha, ông của Nurhadi đã sở hữu cùng loại lò đốt, vì vậy ông ấy cho biết đây là công việc duy nhất mà ông ấy biết làm.

Indonesia là nơi có 20% số lượng cây đước trên thế giới, và tại khu vực của Nurhadi, khu vực hành chính Kuba Raya có khu rừng đước lớn nhất ở miền tây đảo Borneo của Indonesia.

Thế nhưng số lượng lò đốt đang tăng lên, vào năm 2000 chỉ có 90 lò nhưng ngày nay thì có ít nhất 490 - và điều này đẩy nhanh tốc độ phá rừng.

Bản đồ chặt phá cây đước

Arsyad Al Amin, người đã tham gia vào dự án nghiên cứu địa phương, ước tính khu rừng đước Batu Ampar sẽ chỉ tồn tại khoảng 74 năm nữa nếu mọi chuyện cứ diễn ra như hiện nay. "Khu rừng này sẽ bị biến mất toàn bộ vào năm 2096," một nhà nghiên cứu từ Viện Nông nghiệp Bogor cho biết.

Những khu vực rừng cây đước có mật độ dày đã suy giảm rất nhiều, nếu nhìn từ máy bay có thể thấy những vùng đất trọc.

"Không có nỗ lực tiến hành nhanh việc phục hồi, điều này thật nguy hiểm. Chúng tôi rất cần sự can thiệp," ông cảnh báo.


Rừng đước:

Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bằng cách giảm lượng carbon trong bầu khí quyển - một vài khu rừng đước có tác dụng chống biến đổi khí hậu gấp 10 lần những khu rừng trên đất liền

Bảo vệ người dân khỏi nạn sạt lở bờ biển, nước biển dâng do bão và sóng thần

Cung cấp nơi nuôi dưỡng loài cá nhiệt đới

Bảo vệ các rạn san hô chống lại bão và đợt nắng nóng

Thúc đẩy nền kinh tế của nhiều nền kinh tế đang phát triển


Nguồn: The Ocean Agency

Nằm sâu trong rừng, cách một giờ đi tàu về phía bắc của làng Batu Ampar, hàng chục cây đước đã bị đốn hạ. Người dân sống dọc dòng sống đã hít thở bầu không khí hòa với khói từ dãy những chiếc lò đốt than.

Có những khu vực trong rừng có thể khai thác gỗ hợp pháp, như khi số lượng lò đốt gia tăng, việc phân loại vật liệu thô trở nên khó khăn hơn và những kẻ đốn gỗ đi sâu vào những khu vực được bảo vệ.

Trong tiếng khỉ gọi đàn và chim hót là một âm thanh không lẫn vào đâu được của tiếng máy cưa hoạt động không ngừng.

Chúng tôi nói chuyện với một số người đàn ông đang cắt hạ một cây đước có kích cỡ trung bình. "Chúng tôi sẽ không đốn hạ cây to," một người thợ đốn gỗ từ chối nêu tên bởi vì đang làm việc trong một khu rừng có bảo vệ.

Ông ấy mặc bộ trang phục bảo hộ rất đơn giản. "Một người thợ đốn gỗ đã bị cây đè khi đang cắt cây," ông nói. "Đây là một công việc rủi ro cao, nhưng con cái tôi cần phải có cái ăn."

Năng lượng tái tạo: Việt Nam học được gì từ các nước Châu Âu?

Một người dùng cưa máy đốn gỗ

Chụp lại hình ảnh,

Giới chức địa phương tuyên bố rất khó để ban bố hành động chống khai thác gỗ lậu

Cơ quan môi trường và lâm nghiệp địa phương tuyên bố khó ban bố quy định về khai thác gỗ lậu.

"Có quá nhiều lò đốt tại gia và nhiều người dân địa phương tham gia vào hoạt động này," người phát ngôn của cơ quan này, Adi Yani tuyên bố.

Ông cũng cho rằng nếu họ áp đặt luật pháp nghiêm ngặt thì "có khả năng gây bất ổn cho xã hội".

"Thực thi luật pháp mang tính hà khắc" được tiến hành cách đây vài năm nhằm vào những kẻ khai thác gỗ lậu và những người chủ lò đốt tại làng Batu Ampar, một quan chức của chính quyền địa phương, Herbimo Utoyo nói. Nhưng ông cho biết thêm, "chuyện này chưa bao giờ được đưa ra tòa bởi vì được xem là một truyền thống, một nền văn hóa".

Ông cũng cho biết chính phủ cũng đã tạo điều kiện huấn luyện người dân nuôi mật ong trong rừng và sản xuất đường thốt nốt để giúp họ rời xa ngành sản xuất than củi này, nhưng ông thừa nhận: "Chuyện này chưa thành công. Thật khó để phá vỡ một điều đã được thực hiện từ thế hệ này sang thế hệ khác."

Ai sẽ giám sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của VN?

Vùng đất trọc do khái thác gỗ lậu, nhìn từ trên cao

Chụp lại hình ảnh,

Việc khai thác gỗ lậu đã biến nhiều khu vực rừng ở Indonesia trở thành vùng đất trọc

Nhưng một người đã từ bỏ ngành công nghiệp than củi nói chính phủ cần phải làm nhiều hơn thế nữa. "Chúng tôi cảm thấy chúng tôi bị bỏ mặc, không có sự hỗ trợ của chính phủ. Nếu họ có chương trình này thì có lẽ họ nên tiếp xúc với người đứng đầu của làng. Không ai tiếp cận chúng tôi," Suheri, 39 tuổi cho biết.

Mười năm trước, anh ấy đã vận hành hai chiếc lò đốt nhưng đã quyết định dừng sau khi một đám cháy tại bãi than bùn khiến ngôi làng của anh ngập trong khói. "Tôi nghĩ nếu đám cháy xảy ra ở khu rừng đước, chúng tôi đã tan nát," anh nói.

Trước đại dịch Covid, anh ấy đã cố gắng nuôi cua ở vùng trồng cây đước, nhưng dự án thất bại. "Tôi đã chịu một khoản lỗ khổng lồ, và tôi bị mắc nợ vì chuyện đó," anh cho biết. Thay vào đó, hiện nay anh ấy đang thu hoạch mật ong rừng.

Suheri sử dụng con tàu của mình để di chuyển và có thể phải mất hàng giờ để tìm được các tổ ong có thể thu hoạch.

Khi thấy một tổ ong, anh ấy dùng một chiếc nón tự chế với chiếc mạng che, leo lên cây, và sử dụng khói từ lá cây nipah được đốt lên để xua ong. "Có rất nhiều rủi ro để thu hoạch mật ong - nào là bùn, động vật hoang dã, rắn và cá sấu. Rủi ro thấp nhất là bị ong chích," anh ấy cười và nói.

Vì sao các nhà khoa học phải xuống đường biểu tình khí hậu?

Suheri đi trên tàu

Chụp lại hình ảnh,

Suheri nói anh ấy quyết tâm không quay trở lại việc sản xuất than củi

Nếu may mắn, Suheri có thể thu hoạch được năm bình mật ong một ngày, với một bình mật ong rừng, chưa qua chế biến có giá 10 USD. Đây là một giá rất tốt nhưng anh ấy nói không thể dựa vào mật ong để sinh sống bởi vì "mùa thu hoạch không ổn định".

Khi không vào rừng để tìm mật, Suheri nhân giống cá đù nhưng trứng của chúng đắt tiền và có khả năng cao chúng sẽ chết.

Mặc dù điều này không dễ dàng, anh cho biết quyết tâm tìm điều gì đó khác các lò đốt để kiếm tiền, với hy vọng có thể tạo cảm hứng những người khác trong làng chấm dứt việc đốn hạ cây đước để làm than củi.

"Tôi phải làm tốt hơn... Nếu tôi muốn mọi người thay đổi, tôi phải thành công!" anh nói.


Việt Nam và con đường đến đích 'Phát thải Zero'

Chia sẻ Facebook