Muốn trở thành cường quốc Việt Nam phải làm game dạng Platform hay Metaverse
Casual và Hyper Casual sẽ luôn giúp cho các công ty sản xuất và phát hành game sống được, nhưng muốn lâu dài và trở thành cường quốc về game, cần phải làm game dạng Platform hay Metaverse
Đó là nhận định chung của các chuyên gia trong ngành game tại Việt Nam hiện nay.
Từng thất bại vì làm game chất lượng cao
Năm 2006, VinaGames (bây giờ là VNG) trở thành công ty game đầu tiên tại Việt Nam quyết định làm một game thể loại nhập vai trực tuyến dành cho máy tính (MMORPG) với dự án T812, sau này đổi tên thành Thuận Thiên Kiếm. Chỉ sau 2 năm phát triển, đội ngũ thiết kế game đã lên đến con số 70 chuyên gia là những nhà nghiên cứu, hoạ sĩ thiết kế, nhà báo, kỹ sư tin học cùng hàng trăm cộng tác viên hỗ trợ. Đến tháng 8/2009 game bắt đầu bước vào giai đoạn thử nghiệm hạn chế và đến tháng 3/2010 game đã chính thức phát hành để phục vụ người chơi.
Thuận Thiên Kiếm, game chất lượng đầu tiên cho Việt Nam sản xuất - Ảnh: VNG
Ngay thời điểm ra mắt game MMORPG thuần Việt này đã thu hút đông đảo người chơi tham gia. Tuy nhiên, chỉ gần 3 năm sau, Thuận Thiên Kiếm thông báo đóng cửa vì game không đạt như kỳ vọng của nhà phát triển. Kể từ đó, VNG đã quyết định chuyển sang làm game đơn giản, thay vì đầu tư rất nhiều tiền và công sức nhằm cho ra đời một game chất lượng cao của Việt Nam.
Sau VNG, Emobi Games (bây giờ là Hiker Games) là studio tiếp theo ở Việt Nam quyết định làm game thể loại hard-core (game chất lượng và độ khó cao), với 2 dự án 2112 Revolution và game bắn súng 7554, lần lượt ra mắt thị trường 2011 và 2012.
7554 là một dự án đầy tâm huyết nhưng không thành công - Ảnh: Hiker Games
Trong đó, 7554 là một game bắn súng góc nhìn thứ 3, đây là một game có đồ hoạ đỉnh cao và nội dung game lấy cảm hứng từ cuộc chiến tranh Việt Nam với thắng lợi 7/5/1954. Game đã nhận được sự chú ý rất nhiều người chơi và cơ quan truyền thông trong nước. Tuy nhiên, là một game hard – core, yêu cầu cao về cấu hình máy, đặc biệt là đồ hoạ, 7554 đã không đạt thành công như kỳ vọng về số lượng đĩa game cài đặt được bán ra.
Năm 2012, Hiker Games tiếp tục cho ra mắt game 2112 Revolution, đây là một game chiến thuật theo thời gian thực, thậm chí đồ hoạ và cách chơi không thua kém gì các game đỉnh cao trên thế giới lúc bấy giờ. Tuy nhiên, với việc chọn thể loại game khá kén người chơi, 2112 Revolution đã phải tạm biệt người chơi ngay sau đó. Mặc dù vậy đây vẫn được đánh giá là một game chất lượng cao về đồ hoạ lẫn cách chơi do Việt Nam sản xuất.
Muốn trở thành cường quốc cần phát triển các game chất lượng cao
Game Casual và Hyper Casual lúc nào cũng sẽ giúp cho các studio của Việt Nam sống được và cạnh tranh sòng phẳng ở thị trường thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về lâu dài Việt Nam cần đầu tư và phát triển các game chất lượng cao dạng Platform hoặc Metaverse.
Theo ông Đào Quang Tuấn, Giám đốc khối kinh doanh game của FunTap, các thể loại game về Casual và Hyper Casual hiện đang giúp các công ty sản xuất và phát hành game ở thị trường quốc tế sống tốt và lúc nào cũng sống được. Tuy nhiên, theo ông, Việt Nam muốn trở thành cường quốc về game và công nghệ thì phải có các platform quốc tế, lấn sân sang các game phức tạp hơn, thể loại khó làm hơn.
“Bởi muốn mạnh thì cần phải kiếm ngoại tệ về cho đất nước, nên trong nước các chính sách cần cởi mở hơn với ngành này, để các studio game tạo ra các nền tảng, lúc đó sẽ thành các công ty tầm khu vực và toàn cầu”, ông Đào Quang Tuấn nhận định.
2112 Revolution, một game dạng hard-core do Việt Nam sản xuất - Ảnh: Gamek
Cùng quan điểm, ông Thái Thanh Liêm, CEO của Topebox cũng cho rằng, người Việt rất sáng tạo, đặc biệt là thế hệ trẻ sau này, chính vì thế làm game Casual và Hyper Casual vẫn sẽ thành công trong thời gian tới và vẫn cần được khuyến khích. Tuy nhiên, về lâu dài theo ông Liêm các studio cần phải tính toán.
Bởi các công ty sản xuất và phát hành game Casual và Hyper Casual hiện nay doanh thu chủ yếu đến từ quảng cáo, không giữ được người dùng lâu dài. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn do ảnh hưởng của nền kinh tế cũng bắt đầu hạn chế các hình thức quảng cáo hiển thị, điển hình như Unilever. Chính vì thế, để giữ người dùng lâu dài và tạo doanh thu ổn định, Việt Nam cần sản xuất các game dạng Platform (mà Topebox hay gọi là Metaverse), bởi giới trẻ bây giờ chơi game rất cần để kết nối, thành công của Roblox là một điển hình.
Tuy nhiên, với các game dạng này đòi hỏi cần có quá trình lâu dài, đặc biệt là nguồn vốn, bởi không phải cứ làm game chất lượng cao là thành công. Hiện sản xuất và phát hành game 10 con, thì việc 1-2 game thu hút được đông đảo người chơi được cho là thành công. Ngay cả như Roblox cũng phải trải qua một quá trình lâu dài mới có được thành công như hôm nay.
Ông Phạm Văn Thành, Giám đốc VTC Game cũng cho rằng, Casual và Hyper Casual các studio game tại Việt Nam hiện nay vẫn kinh doanh rất tốt, điển hình là vẫn nằm trong top đầu về doanh thu chia sẻ và quảng cáo trên các kho ứng dụng AppStore và Google Play. Tuy nhiên, về lâu dài game Platform và Metaverse là những thể loại mà các studio game trong nước cần phải làm để phát triển và khẳng định vị thế của mình.
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
CEO Topebox: “Các studio game Việt Nam nên trở về trong nước để được bảo vệ”
icon 0
Ông Thái Thanh Liêm, CEO Topebox cho rằng, các studio game Việt Nam ở nước ngoài nên quay trở lại Việt Nam, bởi các chính sách về thuế không còn khó, bên cạnh đó sẽ còn được bảo vệ, đặc biệt là về vấn đề bản quyền.
Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về sản xuất và phát hành game di động trên thị trường quốc tế
icon 0
Cứ 25 trò chơi di động được tải xuống trên toàn cầu sẽ có 1 trò chơi được sản xuất từ Việt Nam, trong quý I/2022, game của Việt Nam nằm trong top 8 về số lượng lượt tải về từ các kho ứng dụng Apple AppStore và Google Play.
Tựa game biến người chơi thành mèo hút khách icon 0
Chỉ sau vài ngày ra mắt, Stray, tựa game giúp người chơi hóa thân thành mèo đã nhanh chóng lọt top trò chơi được yêu thích nhất trên Steam.
Game Việt đang trong giai đoạn phát triển rực rỡ icon 0
Nhiều tựa game Việt vào top toàn cầu, các doanh nghiệp phát triển game mọc lên nhiều hơn, tạo ra một giai đoạn rực rỡ cho mảng game di động tại Việt Nam.
Nhà phát triển Minecraft cấm cửa NFT trên nền tảng
icon 0
Mojang Studios, xưởng game đứng sau Minecraft, cho biết các mã thông báo không thể thay thế (NFT) không phù hợp với giá trị của game.
Doanh nghiệp game trong nước núp bóng, làm đại lý phát hành game cho nước ngoài
icon 0
Xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp game trong nước có dấu hiệu núp bóng, làm đại lý phát hành game cho các doanh nghiệp nước ngoài, để trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế
Hút vốn ngoại, game blockchain Việt vẫn còn nhiều thách thức
icon 0
Việt Nam liên tục xuất hiện những dự án game blockchain thu hút dòng vốn ngoại, lên tới hàng chục triệu USD một lần gọi vốn. Tuy nhiên, lĩnh vực mới này cũng đối mặt với nhiều thách thức.
PUBG MOBILE Việt Nam giới thiệu chiến lược thương hiệu mới 'Thăng hạng cảm xúc mỗi ngày'
icon 0
Trò chơi sinh tồn trên điện thoại đẳng cấp nhất thế giới sẽ mang tới chiến lược thương hiệu mới tại thị trường Việt Nam, cùng với thông điệp ngắn gọn, ý nghĩa “Thăng hạng cảm xúc mỗi ngày”.
XEM THÊM BÀI VIẾT