Muốn tăng liên kết vùng phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, tư tưởng cục bộ

Chia sẻ Facebook
28/03/2022 11:34:02

Cần tạo điều kiện huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính, con người, môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, cải cách thể chế; gắn với đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết ngành.

Hội thảo nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội - Ảnh: N.K.

Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19: Tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương,

Không thể đứng trên vai người khổng lồ, phải chủ động thích ứng

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho hay đại dịch diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa kịp phục hồi lại bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến Nga - Ukraine, nhà đầu tư tìm cách rút khỏi các thị trường, càng kích hoạt chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc...

Trong khi đó, nguồn lực quan trọng nhất là tài nguyên số và trí tuệ con người, sự phát triển của những ngành kinh tế số đã làm thay đổi cách thức quản lý và phân bổ nguồn lực.


Các áp lực chuyển đổi phương thức phát triển như biến đổi khí hậu, cạn kiệt, thiếu hụt tài nguyên khiến các nền kinh tế đi sau gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn lực.

"Những nền kinh tế quy mô nhỏ và vừa hiểu rằng không thể đứng trên vai người khổng lồ thì cần thích ứng bên ngoài, tạo ra nền tảng phát triển trong trung và dài hạn. Do đó, tăng năng suất được xem là động lực khởi tạo cho phát triển, thúc đẩy phát triển cơ cấu nông nghiệp sang dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành có hàm lượng sản phẩm công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn" - ông Thắng nhấn mạnh.

Chỉ ra những bài học, ông Nguyễn Hồng Sơn - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho rằng việc kiềm chế, kiểm soát COVID-19 thông qua đẩy nhanh tiêm vắc xin, xét nghiệm là điều kiện tiên quyết để phục hồi các hoạt động kinh tế và tăng trưởng.

Bối cảnh bình thường mới đòi hỏi phải có tư duy mới, tầm nhìn chiến lược mới khi dịch COVID-19 không chỉ là là thách thức mà còn là cơ hội, động lực như chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu nền kinh tế bền vững hơn, xanh hơn, bao trùm hơn; đồng thời góp phần chống nguy cơ tụt hậu trên cơ sở đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng xã hội số, chính phủ số và nền kinh tế số; góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả hệ thống an sinh, lấy con người làm trung tâm.

Tăng năng suất phải phụ thuộc vào tiềm năng, lợi thế từng địa phương


Tuy nhiên, muốn tăng liên kết vùng phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, ngắn hạn, cục bộ, chủ nghĩa địa phương, xây dựng cơ chế, thể chế để phát huy tiềm năng lợi thế theo nguyên tắc cùng thắng, cùng phát triển. Gắn với đó là tạo thuận thuận lợi cho sự nhập cuộc của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, yêu cầu mang tính bền vững với các FDI.


Ông Thắng cũng lưu ý, tăng năng suất không phải là chính sách chung cho tất cả mà tùy thuộc vào tiềm năng, lợi thế từng địa phương. Cần khai thác hiệu quả nguồn vốn, tài nguyên, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dựa trên công nghệ mới, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.


Với nguồn lực hiện nay là không đủ và có giới hạn, để khai thác các nguồn lực, ông Thắng cho rằng các địa phương cần tìm kiếm nguồn lực tại chỗ, đặc biệt là nguồn lực trong nhân dân. Cần có dự án, kế hoạch hành động cụ thể, cá nhân hóa, cá thể hóa trách nhiệm, bảo vệ người dám nghĩ dám làm, nâng cao năng lực thực thi...

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị cần tránh xa, loại trừ biểu hiện tư duy nhiệm kỳ, cục bộ, thân quen, nể nang, dễ dãi khi lựa chọn nhân sự cấp ủy cho nhiệm kỳ mới.

Chia sẻ Facebook