Muốn rủng rỉnh tiền tiết kiệm không khó, áp dụng 5 điều này ngay hôm nay!
Phần lớn chúng ta nghĩ rằng muốn tiết kiệm tiền thì vấn đề đầu tiên là thu nhập cao, tiếp đến là tìm phương pháp tiết kiệm phù hợp và cố gắng duy trì lâu dài. Nhưng trên thực tế, bạn hãy triển khai kế hoạch tiết kiệm ngay thay vì cứ chần chừ!
Việc xây dựng thói quen tiết kiệm từ sớm không chỉ giúp bạn nhanh chóng đạt được trạng thái tự do tài chính mà còn tự tin hơn khi đối mặt với các tình huống bất ngờ xảy đến trong tương lai. Để bắt đầu hành trình này, thay vì "đau khổ" tìm kiếm và áp dụng những phương pháp tiết kiệm quá "vĩ mô", bạn chỉ cần áp dụng 5 điều đơn giản sau để có được một khoản tiền dự phòng đủ an toàn cho bản thân và thậm chí cả gia đình của bạn.
Chọn 1 tuần trong tháng để chi tiêu thấp
Bạn có thể hiểu nôm na chính là chọn bất kỳ 1 tuần nào đó trong tháng và chi tiêu thấp nhất có thể. Chi tiêu thấp ở đây nghĩa là bạn chỉ chi tiền cho những khoản cần thiết đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, và không bao gồm các hoạt động hẹn hò, vui chơi cùng bạn bè. Bạn có thể cân nhắc chọn tuần 2 hoặc tuần 3 bởi lẽ tuần 1 là thời điểm vừa nhận lương và thường phải thanh toán hóa đơn hay các khoản trả góp. Trong khi đó, tuần cuối của tháng thường vướng tâm lý "chờ lương về" để sẵn sàng chi tiêu. Nếu duy trì phương pháp này trong thời gian dài, khoản tiết kiệm sẽ tăng lên kha khá và bạn cũng rèn luyện được thói quen chi tiêu khoa học.
Tạo tài khoản mới dùng cho tiết kiệm
Để tránh cảnh tiêu "lố" vào khoản tiền tích trữ, phương án tối ưu nhất là mở một tài khoản ngân hàng dành riêng cho mục đích tiết kiệm. Kế đến, hãy đăng ký dịch vụ chuyển tiền định kỳ trên tài khoản nhận lương để hàng tháng, ngân hàng sẽ tự động chuyển số tiền bạn đã đăng ký qua tài khoản ngân hàng mới. Đáng nói hơn, đây cũng là kênh giữ tiền đáng tin cậy và có khả năng sinh lời.
Cân nhắc kỹ càng trước khi ra quyết định mua sắm
Đơn giản nhưng hiệu quả, hãy đặt ra quy tắc "dừng" trong một khoảng thời gian nhất định trước khi "chốt đơn" mua sắm. Điều này giúp bạn có thêm thời gian suy xét món hàng cùng số tiền tương ứng bạn sẽ phải chi ra. Nếu muốn chi 200.000 đồng để mua áo mới, cứ cho sẵn sản phẩm vào giỏ hàng TMĐT nhưng đừng mua vội, 1 - 2 ngày sau bạn hẵng quay lại để tự hỏi bản thân xem có còn cần chiếc áo đó hay không. Đối với món hàng có giá trị lớn bạn có thể tăng khoảng thời gian cân nhắc. Cách làm này vừa giúp bạn không rơi vào tình trạng mua sắm theo cảm xúc vừa xây dựng thói quen chi tiêu hợp lý.
Tìm thêm các địa chỉ mua sắm đồ dùng thiết yếu
Giá trị các sản phẩm thiết yếu như khăn giấy, dầu gội, nước giặt,... có thể không cao nhưng trên thực tế tiêu tốn của chúng ta một khoản kha khá bởi đều là những thứ phải sử dụng thường xuyên. Để tiết giảm khoản chi này, bạn cần tích cực tìm kiếm, so sánh giá cả của các nhà cung cấp khác nhau để tìm được sản phẩm có giá thành lý tưởng nhất. Khoản tiền chênh lệch từ việc chọn mua ở nhà cung cấp mới bạn có thể "tích tiểu thành đại", chẳng mấy chốc ví bạn sẽ rủng rỉnh tiền tiết kiệm ngay thôi.
Tận dụng triệt để ưu đãi đi kèm khi mua sắm
Khi nói đến "ưu đãi" mua sắm, đa phần chúng ta chỉ nghĩ đến sản phẩm đó sẽ có giá giảm hấp dẫn hơn và thường bỏ lỡ những ưu đãi khác đi kèm. Điển hình như khi mua sắm tại sự kiện Ngày 15 Sale Giữa Tháng trên Shopee, bên cạnh mức giá giảm sâu, "sàn cam" còn gửi tặng mã freeship cùng chương trình thu thập voucher cộng dồn lên đến 500.000 đồng giúp người dùng "chốt đơn" càng thêm rẻ.
Hơn thế nữa, nếu bạn lựa chọn thanh toán bằng ví điện tử ShopeePay sẽ được nhận thêm loạt ưu đãi giá trị, vừa giúp bạn thả ga mua sắm vừa có tiền tiết kiệm rủng rỉnh nhờ vào loạt chương trình hấp dẫn như: Voucher mua sắm giảm 80.000 đồng cho đơn từ 0đ cho người dùng lần đầu kích hoạt thành công ví ShopeePay; nhập mã SPP50KGIAMSAU được giảm ngay 50.000 đồng cho đơn từ 199.000 đồng; cơ hội săn được voucher giảm 15% (mức giảm đến 70.000 đồng cho đơn từ 400.000 đồng); voucher freeship giảm đến 25.000 đồng cho đơn từ 99.000 đồng cùng nhiều ưu đãi kèm theo khi đặt món tại ShopeeFood, mua vé xem phim giảm 50% hay mua bảo hiểm tai nạn cá nhân chỉ 5.000 đồng.
Vậy thì còn chờ đợi gì mà không áp dụng 5 điều trên từ hôm nay để xây dựng thói quen chi tiêu tiết kiệm và sớm đạt được trạng thái tự do tài chính trong tương lai.