Muốn làm giàu, một người cần nỗ lực trong bao lâu? Nghiên cứu chỉ ra con số thực vượt xa sức tưởng tượng
Nhìn từ bên ngoài một người sinh ra trong gia đình giàu có là một điều may mắn. Nhưng ít ai biết rằng để có được may mắn đó, ông bà, bố mẹ của đứa trẻ phải nỗ lực như thế nào?
Có ý kiến cho rằng, hơn 80% trong số chúng ta đặt mục tiêu hàng đầu của họ là thay đổi cuộc sống của chính mình. Có thể nói, đây là điều mong mỏi của rất nhiều người. Nhưng rốt cuộc thì thay đổi có dễ như vậy không?
Nếu ví những khó khăn là chướng ngại vật thì với một số người, rào cản này thậm chí còn lớn hơn núi. Hay nói cách khác, việc thay đổi là điều mà không phải ai cũng thực hiện được.
Trong cuộc sống, nhiều người quan niệm rằng chỉ cần trúng số độc đắc và trở nên giàu có chỉ qua một đêm là có thể thay đổi, "một bước lên tiên". Tuy nhiên điều này chẳng khác gì một “giấc mơ viển vông”.
Có thể thấy, mỗi người sẽ có một điểm xuất phát khác nhau. Có người sinh ra trong gia đình bình thường. Có người lại là con của gia tộc thượng lưu. Giống như câu nói "một số người sinh ra ở Rome, và một số người cả đời không bao giờ đến được Rome".
Lẽ nào những người bình thường không có cách nào thay đổi được hoàn cảnh của bản thân và gia đình? Thực ra, không phải là không có cách mà cần phải đánh đổi thời gian để phát triển và tương lai với sự tiếp sức của các thế hệ.
Rõ ràng rất khó thay đổi nếu chỉ có một người cố gắng. Chỉ với nỗ lực của nhiều thế hệ, chúng ta mới có cơ hội làm giàu.
Nói đến thay đổi cuộc sống, có câu hỏi rất nổi tiếng trên Zhihu: "Tôi đã chăm chỉ học tập hơn mười năm, tại sao tôi không thể so sánh với những người sinh ra ở vạch đích?".
Có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Trong đó, có người nói là không công bằng, có người nói là không muốn, cũng có người nói là không có hy vọng ... Có thể nói rằng có quá nhiều người đã đánh mất hy vọng vào cuộc sống của chính mình.
Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến là những thành phố lớn ở Trung Quốc. Những nơi này vẫn đang trên đà phát triển và có rất nhiều cơ hội, vậy tại sao rất nhiều người không thể ở lại?
Có một người đàn ông đã làm việc tại Thâm Quyến gần 6 năm. Nhưng sau bao nỗ lực, anh vẫn phải chấp nhận chuyển về quê sinh sống. Khi rời Thâm Quyến, anh chỉ nói một câu này: "Sau bao nhiêu năm vất vả vẫn phải trở về như cũ".
Ở Trung Quốc, người ta truyền tai nhau một câu nói: "Không cần biết là ai, nếu làm việc chăm chỉ ở thành phố lớn, bạn có ở lại được hay không còn phụ thuộc vào năng lực và sự may mắn của mình".
Hai mươi năm trước, các thành phố có cơ hội ở khắp mọi nơi vì thị trường chưa bão hòa và tất cả các ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng. Nhưng ngày nay, với số lượng ngày càng nhiều, thị trường dần thay đổi, những người không đáp ứng yêu cầu mới buộc phải thay đổi.
Cũng giống như một nhóm người đi trên một cây cầu ván, sau cùng, hơn 80% người trong số họ sẽ rơi vào dòng chảy của dòng sông. Đây là chuyện không thể tránh khỏi.
Có một câu chuyện thần thoại xa xưa. Chuyện kể rằng, có một ông lão tên là Ngu Công, đã gần 90 tuổi. Trước cửa nhà ông có hai ngọn núi lớn, một ngọn tên là Thái Hàng Sơn, một ngọn là Vương Ốc Sơn, mọi người thường xuyên đi lại rất không thuận tiện.
Khi có người can ngăn, cho rằng ông làm việc vô ích thì Ngu Công đáp lại: "Tôi tuy tuổi đã cao, nhưng tôi còn có con trai, còn có cháu. Con cháu đời đời truyền cho nhau, vô cùng vô tận. Đất đá trên núi dọn đi chút nào thì ít đi chút ấy, không thể mọc thêm được. Chúng tôi ngày nào, tháng nào, năm nào cũng dọn, làm sao không thể dọn nổi ngọn núi?”.
Về sau, sự quyết tâm của ông lão đã đến tai Ngọc Hoàng. Thiên đế cảm động nên sai thần dời núi trả lại cho ông lão một môi trường sinh hoạt bình thường cho cả gia đình.
Những thế hệ sau này thường dùng câu chuyện "Ngu Công dời núi" để khích lệ bản thân, chỉ cần họ có lòng tin và sự kiên trì thì dù tốn bao nhiêu thế hệ và thời gian, cuối cùng họ cũng sẽ thay đổi thành công hiện trạng hiện tại.
Phải mất ít nhất 3 đến 5 thế hệ để thay đổi. Một cơ quan điều tra của Anh đã đưa ra quan điểm rằng ở Anh, phải mất từ 5 đến 7 thế hệ mới có thể thay đổi tiềm lực của một gia đình. Ở Trung Quốc, con số là 3 đến 5 thế hệ.
Thế hệ đầu tiên đến các thành phố lớn để làm việc chăm chỉ, tích lũy cơ sở vật chất, và mua nhà nếu điều kiện cho phép. Thế hệ thứ hai, trên cơ sở có nhà ở, hòa nhập với phong tục địa phương và thực sự trở thành một thành viên của thành phố lớn. Có thể nói, họ có được bàn đạp tốt và có những thành tích xa hơn thế hệ trước.
Thế hệ thứ ba tương đương với việc đứng trên vai người khổng lồ để nhìn tương lai, họ có nhiều điều kiện hơn hẳn để phát triển trình độ học vấn và thu nhập. Khi đó họ là thế hệ tập trung nhiều nguồn lực gia đình nhất, và cuộc đời của họ đương nhiên sẽ thay đổi .
Đây là tình huống lý tưởng. Tất nhiên, lý tưởng khó đạt được. Vì cuộc đời có quá nhiều biến số. Có thể thế hệ đầu tiên sẽ không thể bám trụ mà quay về điểm xuất phát. Ai có thể dự đoán được điều này?
Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cố gắng hết sức ngay bây giờ. Gia đình ban đầu quyết định nửa đầu cuộc đời của bạn. Nhưng nửa đời sau cuộc đời đi về đâu là do chính bản thân mỗi người nỗ lực.
Chỉ cần làm việc chăm chỉ, cho đến một ngày, bạn sẽ có thể tìm thấy cơ hội để "đổi đời". Vì vậy, muốn sống cuộc đời như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn và sự quyết tâm của chính bạn. Khi làm việc đủ chăm chỉ, bạn sẽ gặp nhiều may mắn.
Cơ hội thay đổi của mỗi người là điều có thể gặp nhưng không đã qua thì không thể lấy lại. Vì vậy phải nắm bắt thật tốt. Mà cách duy nhất không bị bỏ lỡ chính là không bỏ cuộc.
Theo Aboluowang