Muốn con khỏe mạnh, đừng tắm những lúc này

Chia sẻ Facebook
21/08/2022 16:50:42

Tắm cho bé trong một số trường hợp dưới đây có thể gây hại đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần lưu ý!

10 thời điểm mẹ không nên tắm cho trẻ sơ sinh


Bé mới ngủ dậy không tắm rửa

Một số người lớn thích tắm rửa sạch sẽ vào buổi sáng, vì vậy họ cũng làm điều này sau khi trẻ ngủ dậy.

Nhưng buổi sáng là thời điểm dễ bị hăm nhất trong ngày, việc tắm rửa sẽ lấy đi rất nhiều nhiệt năng trong cơ thể bé, khiến bé khó chịu cả ngày, điều này thực sự rất không tốt cho sức khỏe.


Sau khi tiêm phòng

Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng thường xuyên khi còn nhỏ, lúc này người lớn cần chú ý là sau khi tiêm phòng sẽ có một vết rạch siêu nhỏ, nếu vết rạch tiếp xúc với nước không sạch, nó có thể gây đỏ và sưng tại vết tiêm chủng.

Tuy nhiên, sau bất kỳ trường hợp tiêm phòng nào, bé có thể bị mẩn đỏ, sưng tấy và nổi mẩn đỏ tại vết tiêm. Nếu bạn tắm cho bé thời điểm này, trong trường hợp tiếp xúc với nước không sạch và nhiễm trùng chỗ tiêm phòng, một khi phản ứng đỏ và sưng tấy xảy ra, rất khó để phân biệt đâu là nguyên nhân.

Trong trường hợp bình thường, một số trẻ sẽ có các triệu chứng như quấy khóc, khó chịu, sốt từ 4 - 6 giờ sau khi tiêm phòng. Đôi khi việc tắm cho bé sẽ khiến bé bị căng thẳng, khó chịu hoặc sốt do nhiệt độ nước không thích hợp hoặc bé bị cảm lạnh. Điều này cũng có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng có hại của việc tiêm phòng.


Khi bé có tâm trạng không tốt

Trẻ em đôi khi có cảm xúc không muốn tắm, nhưng mẹ không coi trọng điều đó và bắt trẻ tắm bằng được. Thực tế điều này rất không tốt, nếu bé chống cự, sợ hãi và phản kháng thì sẽ dễ bị thương.

Bạn nên xoa dịu bé trước và đợi cho đến khi bé bình tĩnh lại và có thể chấp nhận việc tắm trước khi tiếp tục.


Khi nôn trớ nhiều

Nếu trẻ bị nôn trớ thường xuyên khi bú mẹ thì không nên cho trẻ tắm trong thời gian này để không làm trầm trọng thêm tình trạng nôn trớ khi di chuyển bé. Mẹ đừng quan tâm đến mùi bẩn tạm thời, hãy nhớ đợi bé bình tĩnh hoàn toàn rồi mới tắm.


Khi da bị tổn thương

Khi trẻ sơ sinh đang bị tổn thương da như chốc lở, nhọt, bỏng, chấn thương… cũng không nên tắm, vì tại chỗ vết thương sẽ bị tổn thương da cục bộ, tắm rửa sẽ làm vết thương lan rộng hoặc nhiễm khuẩn.

Và nếu bạn tắm khi da trẻ đang bị tổn thương, trong trường hợp nước không sạch sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng da trẻ bị tổn thương, hoặc gây ra hàng loạt biến chứng không đáng có.


Khi trẻ không khỏe, bị cảm nặng, sốt

Không nên tắm cho trẻ sơ sinh khi trẻ không khỏe do nhiều bệnh khác nhau như tiêu chảy, viêm phổi, sốt cao... Tắm là việc làm mệt mỏi cơ thể, bé không còn sức lực khi bị ốm, nước ấm khi tắm sẽ làm giãn mao mạch khắp cơ thể, dễ khiến bé bị thiếu oxy và suy sụp, vì vậy mẹ cần lưu ý để tránh.


Khi bé vừa ăn xong

Việc tắm ngay sau khi cho con bú sẽ khiến lượng máu đến các mạch máu biểu bì bị kích thích bởi nước nóng nhiều hơn, đồng thời lượng máu cung cấp cho khoang bụng tương đối giảm sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Thứ hai, do dạ dày của trẻ trong tình trạng căng phồng sau khi bú, việc tắm ngay cũng dễ khiến trẻ bị nôn trớ. Vì vậy thường nên tắm sau khi bú 1-2 giờ.


Không nên tắm ngay sau khi tập thể dục mồ hôi ra nhiều

Bé có quá trình trao đổi chất nhanh và dễ đổ mồ hôi sau khi vận động, khi ra nhiều mồ hôi - thực chất là quá trình cơ thể thoát nhiệt ra ngoài, lúc này các tuyến mồ hôi và mao mạch của bé đã mở.

Khi tắm cho bé lúc này, nếu dùng nước lạnh dễ gây co thắt mao mạch dẫn tới cảm lạnh, nếu tắm nước nóng sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu đến da và các cơ, lượng máu cung cấp cho não và tim không đủ, gây chóng mặt, cảm giác không khỏe.

Tốt nhất nên lau mồ hôi trước hoặc thay quần áo ướt, đợi đến khi mồ hôi cơ thể khô, thân nhiệt và nhịp tim trở lại bình thường thì mới tắm rửa (người lớn cũng nên chú ý điều này).


Chất lượng nước không tốt

Nếu nguồn nước chứa cặn bẩn, rỉ sét, clo dư, vi khuẩn, kim loại nặng và các chất khác sẽ gây tổn thương lớn cho làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi nhiệt độ nước tắm tăng lên, các mao mạch giãn nở, các chất độc hại còn sót lại trong nước nóng sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ. Hơn nữa, trẻ sơ sinh khi tắm thường uống nhầm nước tắm, nước chứa rất nhiều vi khuẩn và tạp chất xâm nhập vào miệng trẻ và các cơ quan nội tạng của trẻ, hậu quả là không thể tưởng tượng được.


Trẻ sơ sinh nhẹ cân

Trẻ nhẹ cân thường là trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2500 gam, đa số là trẻ sinh non, do còn non nớt, khả năng sống thấp, lớp mỡ dưới da mỏng và khả năng điều hòa thân nhiệt kém nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi ở nhiệt độ môi trường, nhiệt độ cơ thể dao động. Vì vậy, cần phải cẩn thận quyết định xem có nên tắm cho trẻ đặc biệt không.


Hạ Thảo

Tin Cùng Chuyên Mục

TikTok làm hại trẻ bằng trào lưu kỳ quái, chết chóc

icon 0

Theo chuyên gia, cha mẹ, nhà trường và các cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn các nội dung độc hại nhắm vào trẻ nhỏ trên TikTok.

Con gái 14 tuổi mới dậy thì có dùng cốc nguyệt san được không?

icon 0

Gần đây con xin phép mẹ cho con dùng tampon (cốc nguyệt san) vì con nghĩ sẽ thoải mái, sạch sẽ hơn rất nhiều. Mình chỉ e ngại con còn nhỏ, nếu dùng tampon sớm thì có bị ảnh hưởng đến màng trinh hay không?

Chế độ dinh dưỡng lý tưởng để trẻ dưới 1 tuổi phát triển vượt trội về thể chất và trí não

icon 0

Dưới 1 tuổi là một trong những giai đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng dưới đây để nuôi dưỡng con bạn phát triển vượt trội về mọi mặt.

Cô giáo hướng dẫn cách ‘giáo dục không đòn roi’ đối với học sinh tiểu họcicon0Những thay đổi tâm lý và thể chất ở lứa tuổi tiểu học có thể gây khó khăn cho cha mẹ trong việc nắm bắt và nuôi dạy con.

Nghe cô giáo nhận xét về con gái 8 tuổi, người mẹ tá hỏa tìm cách khắc phục hậu quả bao năm dỗ con ngoan bằng tiviicon0Cha mẹ cứ tưởng tivi dỗ con ngoan, nào ngờ thiết bị điện tử này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của đứa trẻ.

Cách nuôi dạy con trai: 3 điều cấm và 3 điều mở để cậu bé trưởng thành tuyệt vời nhất

icon 0

Cha mẹ nào cũng biết cách nuôi dạy con trai và con gái có khác biệt. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ quá kỳ vọng vào con trai nên có phương pháp nuôi dạy sai lầm.

Cha mẹ lạm dụng thuốc, kiêng cữ đủ thứ khiến 'ác mộng' con ốm trở nên nghiêm trọng hơn

icon 0

Lạm dụng thuốc kháng sinh, hạ sốt, kiêng ăn cua cá, kiêng sữa, kiêng quạt máy, điều hòa... là một số sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc con ốm.

Sao Hàn báo hiếu: Song Hye Kyo và Son Ye Jin chi ‘mạnh tay’, nhân vật cuối gây bất ngờ

icon 0

Các diễn viên Kbiz nổi tiếng như Song Hye Kyo, Son Ye Jin, Suzy, ... đã sử dụng nhiều cách khác nhau để thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ của mình.

'Bệ phóng' để con cao lớn tuổi dậy thì

icon 0

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau giai đoạn 1.000 ngày đầu đời thì giai đoạn trẻ dậy thì là thời kỳ 'vàng' để trẻ phát triển chiều cao.

Cách dạy con 0-3 tuổi để có trí não phát triển vượt trội

icon 0

Sau khi trẻ chào đời, 0-3 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não, sự giáo dục chất lượng cao của cha mẹ là một trong những chìa khóa để trẻ thông minh vượt trội.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook