Mục đích và ý nghĩa của trai giới
Cổ nhân trước khi cử hành hiến tế hoặc cử hành một việc quan trọng nào đó đều phải tiến hành trai giới. Trong “Lễ Ký. Tế nghĩa” viết: “Trong ngày trai giới phải soi xét kỹ mỗi một tư một niệm hàng ngày của bản thân,
Thời cổ đại, mỗi khi cân nhắc được mất lợi hại của việc triều chính hay cần có sự sửa đổi thì các đại thần quan lại đều đưa ra ý kiến hay đưa ra những lời can gián khuyên nhủ với Thiên tử. Do đây là việc hệ trọng, ảnh hưởng đến cả vương triều dân chúng nên Thiên tử trước khi nghe đều phải thực hành trai giới, sau đó mới tiếp nhận các lời khuyên nhủ, can gián.
Mỗi khi đến cuối năm, Thiên tử kiểm tra đ ánh giá thành tích của hàng trăm đại thần quan lại. Các đại thần quan lại cũng phải trai giới trước sau đó mới tiếp nhận lời bình xét đánh giá của Thiên tử. Tiếp đó lại cử hành lễ mừng tuổi, cử hành lễ cúng cuối năm (chạp tế) để an ủi những người nông phu vất vả. Đến lúc ấy mới được tính là xong một năm, các sự việc trong năm mới được tính là đã kết thúc.
Ngoài trai giới khi cúng tế, thời cổ đại, hễ gặp việc gì trọng đại h oặc giao cấp cho ai đó trọng trách nặng nề thì cũng cần phải trai giới. Người xưa lấy việc trai giới để thể hiện lòng tôn kính của bản thân.
Triệu Vương trai giới trước khi dâng ngọc bích cho Tần Vương
Thời kỳ Chiến Quốc, nước Triệu sở hữu một viên trân bảo hiếm có Hòa Thị Bích (Ngọc bích họ hòa). Năm 283 TCN, vua nước Tần là Tần Chiêu Tương Vương (325 TCN – 251 TCN) đã phái người đưa thư sang nước Triệu, dự định dùng 15 tòa thành để đổi lấy viên ngọc bích này. Quần thần nước Triệu sau khi bàn bạc, lo lắng giao ngọc cho nước Tần chỉ sợ không lấy được thành trì còn nếu không dâng ngọc sẽ bị nước Tần tấn công. Vì thế, đây là việc rất khó, trong thời gian ngắn không thể đưa ra kết luận được. Thế là theo lời kiến nghị của thái giám Mậu Hiền, Triệu Huệ Văn Vương đã phái Lận Tương Như mang ngọc Hòa Thị Bích đi sứ nước Tần.
Lận Tương Như đến nước Tần, thấy vua nước Tần chỉ đón tiếp mình ở đài bình thường, lễ tiết lại vô cùng ngạo mạn. Sau khi vua Tần được ngọc bích, đắc ý truyền đem ngọc cho cận thần cơ thiếp tả hữu thưởng thức, còn lấy việc này để đùa cợt ông. Lận Tương Như cũng phát hiện Tần Vương không có thành ý lấy 15 thành trì đổi ngọc bích. Trước tình hình như thế, Lận Tương Như đã nhanh trí nói rằng: “ Viên ngọc đó còn có chỗ tì vết, xin để tôi chỉ cho đại vương thấy”.
Đại vương sai người đến nước tôi cầu quốc bảo, Triệu Vương vì việc đó đã triệu tập quần thần bàn bạc, mọi người đều nói nước Tần tham lam không giữ chữ tín, không nên giao ngọc. Tôi thuyết phục Triệu Vương, Triệu Vương sai tôi mang ngọc sang nước Tần. Trước khi đi, Triệu Vương còn trai giới 5 ngày để thể hiện sự tôn kính, long trọng. Nay đại vương thái độ ngạo mạn, đem quốc bảo tuỳ ý cho thị thiếp cùng xem, cũng không có ý lấy thành để đổi nên tôi thu hồi lại viên ngọc này. Nếu đại vương dám bức, tôi và ngọc cùng đâm vào trụ mà chết”.
Tần Vương kinh hãi, sợ Lận Tương Như ném vỡ ngọc nên đã vội sai người đem địa đồ đến, giả ý chỉ vào sẽ cắt thành giao cho nước Triệu. Lận Tương Như lại nói: “ Viên ngọc này là báu vật trong thiên hạ, Triệu Vương trai giới 5 ngày mới cho đưa đi, đại vương cũng cần phải trai giới 5 ngày, ở vương đình thiết hạ quốc yến, mời 9 mâm khách để đón nhận thì tôi mới dâng lên”.
Tần Vương không biết làm thế nào, đành phải đồng ý sẽ trai giới 5 ngày. Lận Tương Như nhìn ra nước Tần không có thật tâm muốn đổi thành lấy ngọc. Vì thế, ông đã phái người đi đường nhỏ đem ngọc Hòa Thị Bích trở về nước Triệu. Đó chính là câu chuyện “Hoàn bích quy Triệu” được lưu truyền đến ngày nay.
Lưu Bang trai giới trước khi phong Hàn Tín làm Đại tướng quân
Thời Hán Sở tranh hùng, Hạ Hầu Vương tiến cử Hàn Tín với Hán vương Lưu Bang, nhưng Lưu Bang không trọng dụng Hàn Tín. Về sau, Hàn Tín cùng với Tiêu Hà luận đàm qua vài lần. Tiêu Hà nhận thấy Hàn Tín rất có tài làm tướng. Đúng lúc Lưu Bang tới Nam Trịnh, rất nhiều tướng lĩnh đều rời bỏ ông, Hàn Tín cho rằng mình không được Lưu Bang trọng dụng nên cũng rời đi. Tiêu Hà nhận được tin tức đã nhanh chóng truy đuổi suốt đêm tìm Hàn Tín về.
Mọi người tưởng rằng Tiêu Hà cũng bỏ đi nên bẩm báo lại với Lưu Bang. Lưu Bang vô cùng phẫn nộ. Nhưng ngày hôm sau, Tiêu Hà trở lại. Lưu Bang trách cứ Tiêu Hà một trận. Tiêu Hà nói ông không bỏ chạy trốn mà là tìm người bỏ đi quay trở về. Lưu Bang biết Tiêu Hà tìm Hàn Tín về liền mắng: “Quan quân chạy trốn có mấy chục người, ngươi đều không truy đuổi mà lại truy đuổi Hàn Tín?” Tiêu Hà cho rằng những quan quân kia là dễ tìm được nhưng Hàn Tín chính là nhân tài kiệt xuất, tìm trong thiên hạ không có được người thứ hai như Hàn Tín. Tiêu Hà khuyên Lưu Bang rằng nếu muốn xưng bá thiên hạ thì không ai giúp được trừ Hàn Tín. Tiêu Hà trịnh trọng tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang.
Lưu Bang muốn phong Hàn Tín làm tướng quân, nhưng Tiêu Hà cho rằng làm tướng quân thì sẽ không giữ được Hàn Tín ở lại. Vì thế, Lưu Bang muốn phong Hàn Tín làm đại tướng quân. Để thể hiện lòng tôn kính với Hàn Tín, Tiêu Hà nói với Lưu Bang: “Đại vương xưa nay khinh mạn vô lễ, bổ nhiệm một đại tướng giống như tiếp đón một đứa trẻ vậy, đây là nguyên nhân Hàn Tín rời đi. Đại vương nhất định muốn phong bái Hàn Tín làm đại tướng quân thì t ốt nhất nên chọn ngày để trai giới, xây dựng thổ đài, mua sắm sính lễ, chiểu theo lễ nghi bổ nhiệm đại tướng mà làm mới được” . Lưu Bang đáp ứng yêu cầu của Tiêu Hà.
Hòa Thị Bích là quốc bảo của nước Triệu, Triệu Vương phải trai giới 5 ngày mới cho Lận Tương Như mang ngọc sang dâng cho nước Tần là thể hiện lòng tôn kính đối với nước Tần. Tiêu Hà khuyên Lưu Bang bổ nhiệm Hàn Tín làm đại tướng quân, đồng thời yêu cầu Lưu Bang phải trai giới cũng là lấy đó thể hiện lòng tôn kính với Hàn Tín.
Quan lại trai giới trước khi đi tuần
Thời cổ đại, cũng có nhiều quan lại vì không muốn cô phụ dân chúng, trước khi đi tuần đều tắm rửa trai giới, hướng lên Thượng Thiên mà khẩn cầu.
Thời kỳ Đông Hán có vị Thứ sử tên là Vương Nghiệp. Thời Hán Hòa Đế, Vương Nghiệp đảm nhiệm Thứ sử Kinh Châu. Mỗi lần trước khi ra ngoài đi tuần, ông đều tắm rửa trai giới sau đó hướng Trời Đất cầu nguyện: “Xin dẫn dắt tâm linh ngu muội của con, đừng để con làm ra những chuyện phụ lòng dân chúng”.
Trong suốt bảy năm đảm nhiệm chức vụ, ông thi hành nền chính trị nhân từ, tạo điều kiện thuận lợi cho dân chúng, là một vị quan liêm minh thanh khiết. Vùng đất thuộc quyền quản lý của Vương Nghiệp như được tắm trong gió lành, không có kẻ trộm cướp bóc và người tàn ác, ngay cả trên núi cũng không có dã thú hung mãnh, dân cư sống an bình no đủ.
Theo Epoch Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Trừ bỏ vọng niệm là bước đầu để chính tâm