Mục đích ông Tập Cận Bình khảo sát Tân Cương sau chuyến thăm Hồng Kông
Vài ngày trước, ông Tập Cận Bình ầm thầm thị sát Tân Cương, truyền thông nhà nước 2 ngày sau mới tiết lộ về hành trình của ông. Có bình luận chỉ ra, ông Tập Cận Bình đang tìm kiếm tái nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ ba, vì để củng cố sự thống trị tại địa phương nên đã thể hiện ra cái gọi là “đoàn kết dân tộc” tại Tân Cương.
Sau khi ông Tập Cận Bình thăm Hồng Kông vào ngày 1/7, truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đã không đưa tin về lịch trình sự kiện công khai của ông cho đến ngày 14/7. Sáng sớm ngày 15/7, Tân Hoa Xã đưa tin trên Weibo chính thức rằng từ chiều ngày 12 đến sáng ngày 13/7, ông Tập Cận Bình đã đến thị sát Đại học Tân Cương, khu cảng đường bộ quốc tế Urumqi, cộng đồng Cảng Cố Nguyên ở quận Thiên Sơn, Bảo tàng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, v.v.
Cao Du (Gao Yu), một nhà báo độc lập từng làm việc tại Thông tấn xã Trung Quốc (CNS), đã tweet rằng bản tin phát sóng tối ngày 15/7 của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) kéo dài 51 phút, trong đó nội dung “Tập Cận Bình thị sát Tân Cương” kéo dài 32 phút 57 giây. Cao Du cho biết, “Từ đầu đến cuối bản tin dài này chỉ có một chủ đề ông Tập Cận Bình thị sát các địa phương, đây là điều hiếm thấy.”
今天的新聞聯播長達51分鐘,頭條“習近平在新疆考察”32分57秒,因為接見鏡頭太多,只聽掌聲,一度以為央視鏡頭放重複了。習考察地方,一條貫到尾這麼長的新聞報導,不多見。 pic.twitter.com/OA8XTwkoPE
— 高瑜 (@gaoyu200812) July 15, 2022
Cân nhắc đến an toàn
Đoạn video trên truyền thông nhà nước của ĐCSTQ cũng thu hút sự chú ý của giới quan sát. Giống như chuyến thăm Hồng Kông ngày 1/7, lần này, ông Tập Cận Bình cũng dẫn theo thân tín là tân Bộ trưởng Bộ Công an Vương Tiểu Hồng. Trong bản tin của Tân Hoa Xã không có tên của của ông Vương, trong chương trình phát sóng thời sự của CCTV, người dẫn chương trình khi giới thiệu về những người tháp tùng ông Tập cũng không nhắc đến ông Vương, nhưng ông Vương đúng là đã xuất hiện trong video của CCTV.
Một số nhà quan sát cho rằng ông Tập Cận Bình để Bộ trưởng Bộ Công an tháp tùng trong chuyến thị sát, vì ông không yên tâm và đề phòng bị ám sát. Khi ông Tập Cận Bình thăm Ma Cao và Tây Tạng trong những năm gần đây, ông Vương Tiểu Hồng cũng tháp tùng ông. Có thể nói, ông Vương là cận vệ đầu tiên đáng tin cậy nhất của ông Tập ở Trung Nam Hải. Không giống như các nhà lãnh đạo phương Tây, nếu người đứng đầu ĐCSTQ bị ám sát, thì việc này thường đến từ các đối thủ chính trị trong cùng đảng ấy. Trước đây Mao Trạch Đông đã đầu độc đối thủ của mình là Vương Minh, và Hồ Cẩm Đào suýt chết dưới tay của chỉ huy hải quân Trương Định Phát.
Ngoài ra, việc ông Tập Cận Bình thăm lại Tân Cương sau 8 năm cũng liên quan đến địa vị đặc biệt của khu vực này. Có hàng triệu quân đoàn xây dựng ở đây, và đây cũng là tỉnh có số lượng quân nhân đóng trú lớn nhất tại Trung Quốc.
Ngày 14/7, hãng tin Bloomberg đưa tin, dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, sau khi ông Tập Cận Bình thăm Hồng Kông vào ngày 1/7, ông đã không xuất hiện trước công chúng trên các phương tiện truyền thông nhà nước cho đến ngày 14/7, những lần xuất hiện kín tiếng của ông thường được công khai vài ngày sau sự kiện. Cách làm này có thể là xuất phát từ cân nhắc đến vấn đề an toàn.
Mục đích chuyến thăm Tân Cương
Ông Đường Tĩnh Viễn, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự, cho rằng chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Binh đoàn Tân Cương thể hiện thái độ khẳng định của ông đối với cái gọi là “ duy trì ổn định ” tại Tân Cương.
Ông Đường Tĩnh Viễn nói: “Mục đích thực sự chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là để chứng thực những thành tựu chính trị của ông ấy, để tẩy trắng và biện giải về những cáo buộc diệt chủng của cộng đồng quốc tế.”
Ông Đường phân tích, ông Tập Cận Bình tự nhận rằng mình có 3 thành tích chính trị lớn, bao gồm chính sách phong tỏa “zero COVID ”, hoàn thành cái gọi là “ sự quay trở về lần thứ hai ” của Hồng Kông, và cái gọi là “ quá trình chuyển biến từ hỗn loạn sang trật tự ” ở Tân Cương. Xét về cuộc họp sắp tới ở Bắc Đới Hà, liên quan đến các vấn đề nhân sự trong nội bộ ĐCSTQ, chuyến đi này cũng liên quan trực tiếp đến nỗ lực tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20.
Ông Đường Tĩnh Viễn cho rằng chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Tân Cương cũng là gửi một tín hiệu đến nội bộ đảng, đó là ông đang trải thảm trước, và phản ứng về những chỉ trích và áp lực từ trong nội bộ đảng liên quan đến vấn đề Tân Cương.
Vấn đề đàn áp nhân quyền Tân Cương
Tờ Wall Street Journal ngày 15/7 đưa tin, Mỹ và các chính phủ phương Tây khác cho rằng Trung Quốc đang tiến hành một chương trình đồng hóa quy mô lớn đối với nhóm dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Bắc Kinh phủ nhận hành vi ngược đãi người dân tộc thiểu số trong nước và nói rằng chính sách Tân Cương là việc nội bộ của Trung Quốc. Báo cáo tin tức ngắn gọn về chuyến thăm Tân Cương của ông Tập Cận Bình dường như nhấn mạnh sự đoàn kết dân tộc và bác bỏ luận điệu chia rẽ sắc tộc.
Đây là lần thứ 2 ông Tập Cận Bình thăm Tân Cương kể từ khi ông lên nắm quyền tại Đại hội 18 của ĐCSTQ vào năm 2012.
“Chúng ta phải duy trì một xu hướng mạnh mẽ và áp lực cao chống lại các hoạt động khủng bố bạo lực, tấn công kẻ thù trước và tấn công ngay khi chúng xuất hiện, tấn công sớm, tấn công vào đầu mối, tấn công với tốc độ tia chớp, dùng bàn tay sắt để tấn công mang tính hủy diệt.”
Theo báo cáo, vào đêm mà ông Tập kết thúc chuyến thăm Tân Cương (ngày 30/4/2014), các thủ phạm đã sử dụng chất nổ và dao tấn công ga xe lửa ở Nam Urumqi, khiến 3 người thiệt mạng và 79 người khác bị thương. Sau khi vụ việc xảy ra, ông Tập đã yêu cầu “nhanh chóng điều tra phá án và trừng trị nghiêm khắc những kẻ côn đồ” . Trước đó vào ngày 1/3/2014, tại ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam, đã xảy ra một vụ giết người bạo lực nghiêm trọng do một tổ chức cực đoan ở Tân Cương lên kế hoạch. Vụ việc khiến ít nhất 29 người thiệt mạng và 130 người bị thương. Vụ việc gây chấn động cả trong và ngoài Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, các thủ đoạn cai trị hà khắc đối với Tân Cương của chính quyền ông Tập Cận Bình đã được truyền thông bên ngoài Trung Quốc phanh phui. Vào ngày 24/5 năm nay, nhiều phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin, tin tặc đã lấy được hơn 5.000 bức ảnh và tài liệu nội bộ từ cơ sở dữ liệu của chính quyền ĐCSTQ từ tháng 1 đến tháng 7/2018, tiết lộ chính quyền Tân Cương xâm phạm nhân quyền một cách bạo lực, đồng thời giam giữ người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương trên quy mô lớn. Các tài liệu cũng bao gồm một bài phát biểu nội bộ vào năm 2017 của ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) – cựu Bí thư Đảng Cộng sản ở Tân Cương. Theo đó, trong bài phát biểu, ông được cho là đã ra lệnh cho lính canh bắn bất cứ ai cố gắng trốn thoát.
Việc đàn áp mạnh mẽ của ông Trần Toàn Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã bị dư luận quốc tế chỉ trích, ông cũng bị Washington nhắm làm mục tiêu của các lệnh trừng phạt.
Vào ngày 25/12/2021, ông Mã Hưng Thụy (Ma Xingrui), Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, đã kế nhiệm ông Trần Toàn Quốc làm Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương. Nhiều nhà quan sát nhận thấy rằng sự thay đổi nhân sự này có ý nghĩa rất lớn, vì nội hàm chính trị của động thái này vượt xa sự điều chỉnh thông thường của các quan chức địa phương ở Trung Quốc, và liên quan đến vận mệnh chính trị của ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ.
Tác giả Cao Tân (Gao Xin), phụ trách chuyên mục của Đài Á Châu Tự do, đã đăng một bài viết trong chuyên mục “Buổi đêm nói chuyện Trung Nam Hải ” vào tháng Một năm nay, nói rằng nếu trong tương lai, ông Mã Hưng Thụy muốn đảm bảo vị trí của mình với tư cách là thành viên Bộ Chính trị Trung ương khóa 20 kiêm Bí thư của Khu tự tự trị Tân Cương, lựa chọn duy nhất là để tình hình ở Tân Cương “ổn định” hơn, tiếp tục kế thừa chính sách cai trị Tân Cương của ông Trần Toàn Quốc, và khiến Tân Cương giành được một vòng trừng phạt mới từ Mỹ và các nước phương Tây, đặc biệt là các biện pháp trừng phạt đối với bản thân ông.
Trí Đạt (t/h)
Thêm chứng cứ "gây sốc" về cáo buộc tội diệt chủng của ĐCSTQ tại Tân Cương
Nhiều phương tiện truyền thông quốc tế như BBC, USA Today, Bloomberg, Mainichi Shimbun của Nhật Bản... đã tung ra “Hồ sơ cảnh sát Tân Cương”