Một tài khoản thu phí không dừng có thể trả phí cho nhiều phương tiện khác hay không?
Hiện, người dân có thể đăng ký dịch vụ dán thẻ ETC tại nhà đối với thẻ ePass của Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam hoặc thẻ e-Tag của Công ty TNHH thu phí tự động VETC.
Theo Thông báo số 186/TB-VPCP ngày 27/6/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng, từ 1/8/2022, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương sẽ phải triển khai thu phí hoàn toàn tự động đối với tất cả tuyến cao tốc.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, các phương tiện có thể thực hiện việc gắn thẻ thu phí không dừng tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tại lần kiểm định gần nhất; các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền hoặc ngay khi qua trạm thu phí ETC.
Một tài khoản thu phí có thể được sử dụng để trả phí cho nhiều phương tiện khác hay không?
Theo Điều 10 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, nhà cung cấp dịch vụ thu phí mở tài khoản thu phí cho chủ phương tiện trên hệ thống thu phí điện tử không dừng ngay lần đầu gắn thẻ đầu cuối.
Theo đó, tài khoản thu phí được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của hệ thống thu phí điện tử không dừng, bao gồm các thông tin:
Thông tin liên hệ của chủ phương tiện: Số chứng minh nhân dân, hoặc số thẻ căn cước công dân, hoặc số hộ chiếu; mã số doanh nghiệp, địa chỉ nơi cư trú hoặc địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại liên lạc và địa chỉ hộp thư điện tử tiếp nhận chứng từ thu phí điện tử không dừng.
- Mã số định danh của phương tiện giao thông đường bộ được nhận chi trả từ tài khoản thu phí.
- Tải trọng phương tiện, số chỗ ngồi, loại xe, biển kiểm soát xe.
- Số tiền trong tài khoản, lịch sử giao dịch của tài khoản.
mỗi tài khoản thu phí có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện giao thông đường bộ và mỗi phương tiện giao thông đường bộ chỉ được nhận chi trả từ 1 tài khoản thu phí.