Một người có phẩm chất cao quý hay thấp hèn, từ lời nói có thể thấy rõ

Chia sẻ Facebook
13/08/2022 06:59:04

Có câu rằng: “Khẩu nãi tâm môn”, miệng là cánh cửa của tâm hồn, lời nói xuất ra từ nội tâm, nên cách nói năng của một người sẽ thể hiện rõ tính nết của người ấy. Người xưa lại giảng: “Quý nhân ngữ trì”, tức người cao quý nói năng chậm rãi từ tốn, cho nên lời nói còn có thể cho thấy phẩm chất của một người.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

(Ảnh minh họa: 5534534, Pixabay, Pixabay License)


“Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng” , lời nói khác nhau sẽ đem lại những kết quả khác nhau. Tôn Tử cũng nói: “Tặng người lời nói, quý như châu báu. Hại người bằng lời, hơn cả đao kiếm” . Đối với những người tu luyện trong quá khứ, tu khẩu, cẩn trọng lời nói là vô cùng quan trọng trên con đường tu hành. Người chân tu không nói dối, không nói lời ác độc, không nói lời ngông cuồng, ác ngữ. Đạo tu dưỡng đức hạnh thời xưa cũng được tổng kết lại trong câu nói: “Ngồi tĩnh lặng thường nghĩ lỗi của mình, khi trò chuyện không đàm luận nói xấu người khác”.

Ngôn ngữ giống như cây cầu kết nối giữa người với người, cũng là phương tiện quan trọng để con người nhận thức thế giới bên ngoài. Vậy nên nếu muốn nói lời thiện thì tất phải chân thành, xuất phát từ thiện ý, muốn điều tốt đẹp cho người khác mà nói.


Trong cuộc sống thường ngày, không ít người có tài ăn nói, biết cách chuyện trò. Nhưng một khi khả năng ấy “bị đặt nhầm chỗ” , họ sẽ nói lời ác, cay nghiệt, không cho người khác chút cơ hội để biểu đạt ý kiến của mình. Họ có thể làm người ta không còn thể diện, lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề… Một số người còn ngụy tạo ra những tin đồn làm hại người khác để thỏa mãn tâm đố kỵ hay dục vọng. Người như vậy thường tự hào về tài ăn nói của mình, nhưng họ đâu biết rằng chờ đợi họ lại là hận thù và báo ứng.

Người lương thiện thì hoàn toàn trái lại. Họ nói gì đều suy nghĩ đến cảm nhận của người khác, suy xét xem người khác có bị phương hại gì không, có chấp nhận được không. Lời nói của họ phát ra từ nội tâm, không phải lời hoa mỹ, lấy lòng người để được lợi ích cá nhân. Do đó dẫu đôi khi ý kiến khác biệt nhưng người nghe cũng không khó chịu, có thể ít nhiều tiếp thu. Những điều này hoàn toàn không thể giả bộ mà được.

Chỉ người có tấm lòng rộng lớn mới có thể thể hiện ra phong thái khoan dung, rộng lượng trong lời nói. Chỉ ngôn từ của người không tư lợi mới có thể tỏa ra ánh sáng chân thành và lương thiện.


Kinh Lễ giảng rằng: “Ác ngôn bất xuất vu khẩu, phẫn ngôn bất phản vu thân” , lời ác không từ trong miệng mình nói ra, thì lời phẫn hận của người khác cũng sẽ không phản hồi trở về thân mình. Việc nhắc nhở nên nói ý nhị. Việc không như ý, không nên than thở nhiều. Việc chưa làm, đừng nói quá. Việc chưa hiểu rõ, nói một cách cẩn thận. Việc chưa xảy ra, không thể tùy tiện nói. Việc của người khác thì nên tôn trọng. Việc của bản thân, nên lắng nghe người khác trước khi nói. Đây chính là cách tu dưỡng lời nói của cổ nhân.


Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Nửa đầu cuộc đời học nói, nửa sau học im lặng


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook