Một NGÀNH HỌC nghe tên đã thấy KHÔ CỨNG nhưng lương khởi điểm có thể tới 20 triệu tháng: Ra trường không lo thất nghiệp

Chia sẻ Facebook
24/04/2022 14:46:06

Đây là ngành học khiến nhiều người dè chừng vì độ khó nhưng lương thưởng rất ổn áp.

Theo thống kê của Viện Điện tử - Viễn thông Đại học Bách khoa Hà Nội, 95% sinh viên ngành Điện tử - Viễn thông có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đại học với mức lương khởi điểm trung bình từ 8 – 20 triệu đồng/tháng.

Điện tử - Viễn thông đang là ngành có tốc độ phát triển rất cao và được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tương lai ngành học này trong những năm tới đây sẽ còn phát triển hơn nữa, kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân lực tăng cao. Nhờ đó, thị trường việc làm sẽ trở nên cạnh tranh, khiến cơ hội việc làm và lương bổng hứa hẹn vô cùng hấp dẫn.

Khi trang bị cho mình khối kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghiên cứu và khả năng ngoại ngữ tốt, các kỹ sư ngành Điện tử - Viễn thông có thể đạt mức lương lên tới 40 – 50 triệu đồng/tháng cùng nhiều đãi ngộ hấp dẫn khác. Vì thế, Điện tử - Viễn thông đang là một trong những ngành học hot hiện nay.

Điện tử - Viễn thông đang là một trong những ngành học hot. (Ảnh minh hoạ)

ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG LÀ NGÀNH GÌ?

Ngành Điện tử - Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Ti vi, điện thoại di động, máy tính, hệ thống nhúng, các mạch điều khiển,… nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận lợi hơn. Xây dựng các hệ thống tự động còn giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy móc thân thiện hơn, thiết lập được hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, vai trò của ngành Điện tử - Viễn thông là không thể thiếu. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:

Chàng trai mang 4 "quả trứng" đi kiểm định, chuyên gia cảnh báo: Bạn đứng thật vững đi đã!

- Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết kế điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, hệ thống IoT

- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại những công ty viễn thông

- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của Giám đốc Kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.

Ảnh minh hoạ.

NHỮNG AI CÓ THỂ THEO NGÀNH ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG?


- Tư duy logic: Nếu có định hướng theo học ngành này, đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì nó cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc. Qua đó, dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp.


- Kiên trì, nhẫn nại: Ngành Điện tử - Viễn thông yêu cầu sinh viên cần có tính nhẫn nại. Vì trong quá trình làm việc hằng ngày, chúng ta phải tiếp xúc với máy móc đòi hỏi sự miệt mài, sáng tạo để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong quá trình làm việc. Đối với những công việc lặp đi lặp lại đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ, cẩn thận và không dễ dàng bỏ cuộc dù trước đó đã nhiều lần thất bại.


- Ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Công nghệ luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Những thứ mới lạ ngày hôm nay có thể trở thành lỗi thời vào ngày mai. Do đó, khi theo học ngành Điện tử - Viễn thông, bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.


- Đam mê: Đam mê chính là tố chất quan trọng nhất với tất cả các ngành. Vì khi đam mê, bạn mới có thể hoàn thành tốt mọi công việc và không bao giờ ngại khó khăn. Đam mê sẽ là bước đệm giúp bạn đi đến thành công.

Ảnh minh hoạ.

NÊN CHỌN TRƯỜNG NÀO ĐỂ THEO NGÀNH ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG?

Những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (mã ngành 7520207) và Công nghệ điện Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (mã ngành 7510302) tốt nhất hiện nay tại các khu vực bao gồm:


1. Miền Bắc

Đại học Bách khoa Hà Nội

Học viện Kỹ thuật mật mã

Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Học viện Bưu chính viễn thông

Đại học Điện lực Hà Nội

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đại học Hàng hải Việt Nam

Đại học Giao thông vận tải.


2. Miền Trung

Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.


3. Miền Nam

Đại học Bách khoa TP. HCM

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Đại học Quốc gia TP. HCM

Học viện Bưu chính viễn thông (cơ sở TP. HCM)

Đại học Công nghiệp TP. HCM

Đại học Giao thông vận tải TP. HCM

Đại học Sài Gòn.


Theo Ứng Hà Chi

Chia sẻ Facebook