Một mỏ khoáng sản có thể được cả Tổng thống Mỹ và tỷ phú giàu nhất thế giới “hậu thuẫn”
Mỹ cần nguồn niken của riêng mình, đây chính là chìa khóa để mở rộng ngành công nghiệp xe điện.
Tương lai của pin xe điện do Mỹ sản xuất có thể được tìm thấy trong một nhà kho khiêm tốn ở Tamarack, Minnesota. Bên dưới ánh đèn huỳnh quang rực rỡ, những khối đá hình trụ dài được đặt trong hộp các tông, chứa hàng triệu pound niken mà Tesla đã cam kết mua vào ngày 11/1. Cam kết này đã thể hiện tầm hiểu biết của các nhà sản xuất ô tô điện.
Brian Goldner, giám đốc của Talon Metals, một công ty thăm dò và khai thác, đã kiểm tra một trong những khối đá mới được khoan từ độ sâu hàng trăm mét dưới bề mặt Trái đất. "Hơn chín phần trăm", ông nói về hàm lượng kim loại cao bất thường. "Thật là điên rồ".
Vào năm 2020, Elon Musk của Tesla đã khuyến khích các thợ mỏ "vui lòng khai thác thêm niken" và đề nghị một "hợp đồng khổng lồ" cho bất kỳ ai có thể theo dự án một cách bền vững. Vấn đề rất cấp bách vì niken là thành phần chính để sản xuất pin xe điện. Do nhu cầu tăng cao, căng thẳng địa chính trị và thiếu nguồn cung cấp mới, lượng niken cao cấp cần thiết để sản xuất pin cho xe điện đang trở nên khan hiếm.
Theo Goldman Sachs, thế giới phải đối mặt với tình trạng thâm hụt niken cao cấp vào năm 2021. Tình trạng này sẽ tăng lên vào năm 2022 và tăng gấp 4 lần, lên hơn 800.000 tấn vào năm 2030. Tác động của sự thiếu hụt đó đang ngày càng rõ ràng. Vào tháng 3, Tesla đã tăng giá xe chạy bằng pin niken thêm 1.000 USD vì chi phí nguyên liệu thô tăng cao.
Ở Tamarack, nằm cách Duluth 50 dặm về phía tây, thân quặng trải dài hơn 11 dặm và 31.000 mẫu Anh được mô tả là "dự án niken giai đoạn phát triển cao cấp duy nhất ở Mỹ". Nơi này dự kiến sẽ bắt đầu được khai thác vào năm 2026, một năm sau khi mỏ niken duy nhất đang được sử dụng của đất nước ở Michigan dự kiến ngừng hoạt động.
Thời gian được đặt ra rất hợp lý, đặc biệt là đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà sản xuất pin tại Mỹ khao khát nguồn niken bền vững. Theo Nhà Trắng, nhu cầu toàn cầu đối với niken sunfat, loại quặng cao cấp chứa kim loại đủ tinh khiết cho pin, sẽ tăng từ 200.000 lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2040.
Hiện tại, việc sản xuất niken cao cấp gần như không đủ để theo kịp số lượng ô tô điện toàn cầu, dự kiến sẽ tăng từ khoảng 13 triệu hiện nay lên 677 triệu chiếc vào năm 2040. Và lượng niken sau khi khai thác chưa chắc sẽ được cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô và pin của Mỹ. Ví dụ, Nga cũng cấp 20% niken loại 1 trên thế giới. Cho đến nay họ vẫn chưa cắt nguồn cung cho khách hàng, nhưng điều này vẫn có thể thay đổi.
Chính quyền Joe Biden đã lo lắng về những hạn chế về chuỗi cung ứng do căng thẳng ở Ukraine. Các sự kiện gần đây đã làm rõ thêm suy nghĩ của Nhà Trắng, trong khi đó Mỹ chỉ chiếm 0,64% tổng sản lượng niken toàn cầu.
Do đó, vào cuối tháng 3, Mỹ đã viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để thúc đẩy sản xuất các vật liệu quan trọng được sử dụng cho xe điện trong nước. Trong số các biện pháp được nêu ra bao gồm "khai thác và chế biến trong nước một cách có trách nhiệm với môi trường".
Khi niken được khai thác từ quặng chứa sunfua như quặng ở Tamarack, chất thải thường tiếp xúc với không khí và nước. Phản ứng hóa học có thể tạo ra axit sulfuric và các kim loại độc hại có thể ngấm vào nước và gây hại cho thực vật, động vật và con người.
Một đánh giá năm 2012 về 14 mỏ đồng sunfua trên 89% sản lượng đồng của Mỹ cho thấy 13 mỏ không kiểm soát mức độ gây ô nhiễm. Thiệt hại có thể rất lớn, chất thải khai thác có tính axit tích tụ trong nhiều thập kỷ đã biến các khu vực của Butte, Montana, thành một trong những địa điểm Superfund, chương trình được thiết kế để điều tra và làm sạch các địa điểm bị ô nhiễm bởi các chất độc hại, lớn nhất của Mỹ.
Ở Butte và nhiều địa điểm khai thác cũ khác, chi phí dọn dẹp có thể lên tới hàng tỷ USD, thường do người nộp thuế chịu. Paula Maccabee, giám đốc vận động và cố vấn cho Water Legacy, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để phản đối việc khai thác sunfua ở phía bắc Minnesota, lập luận rằng ở cấp độ pháp lý, có rất ít bài học được rút ra từ những thất bại này. Bà nói: "Minnesota và các cơ quan quản lý liên bang đã cho thấy họ không đủ trang bị để kiểm soát các tác động môi trường của việc khai thác sunfua".
Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với việc khai thác mỏ cũng cũng khiến các bộ lạc Mỹ bản địa chú ý hơn đến hoạt động này. Các công ty khai thác từ lâu đã gây tổn hại đến môi trường trong hoặc gần các vùng đất của bộ lạc, thường là chưa có sự chấp thuận từ họ. Việc xe điện ngày càng phát triển có thể sẽ khiến lịch sử lặp lại.
Một phân tích năm 2021 của MSCI cho thấy phần lớn trữ lượng kim loại chuyển thành năng lượng của Mỹ nằm trong phạm vi 35 dặm tính từ các vùng đất của người Mỹ bản địa. Đối với niken, số lượng là 97%. Trong đó, Tamarack là nơi hai bộ lạc được liên bang công nhận chuyên trồng lúa hoang.
Tesla đã không đưa ra phản hồi về dự án Tamarack, nhưng không có nghĩa là công ty không quan tâm. Ví dụ, trong những năm gần đây, thành viên của các bộ lạc tại Minnesota đã biểu tình phản đối những đường ống dẫn dầu, gây ra sự đình trệ và tổn hại danh tiếng cho chủ sở hữu. Nếu Tesla lên kế hoạch khai thác thì họ cũng sẽ chịu hậu quả tương tự, ảnh hưởng đến danh tiếng công ty "bền vững" của họ.
Về phần mình, công ty Talon không quan tâm đến việc điều gì sẽ xảy ra. Công ty đang "lắng nghe mối quan tâm của cộng đồng về việc khai thác tại một khu vực nhiều nước". Nếu muốn đạt được mục tiêu bắt đầu khai thác vào năm 2026, thì Talon sẽ cần phải giải quyết những lo ngại đó. "Chúng tôi chỉ có một cơ hội duy nhất trong việc xây dựng mỏ mà được cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Elon Musk hỗ trợ". Nếu Talon thành công trong nhiệm vụ đó, Mỹ sẽ tiến thêm một bước nữa để đạt được tham vọng không phát thải carbon .
Tham khảo Bloomberg