Một gia đình có hạnh phúc hay không, có thể nhìn vào 3 điểm này
Có người hỏi: Trong lòng bạn, thế nào là một gia đình hạnh phúc? Người ta trả lời rằng:
Có người hỏi: Trong lòng bạn, thế nào là một gia đình hạnh phúc? Người ta trả lời rằng: “Bốn mùa đều có ba bữa ăn no, đọc sách thưởng trà, trong nhà có tiếng nói chuyện, cuộc sống bình thản, gắn bó lâu dài, thế là hạnh phúc.”
Diện mạo của ngôi nhà phản chiếu chất lượng của cuộc sống. Hạnh phúc của một gia đình là hình ảnh của sự đồng hành đầm ấm – phòng bếp có tiếng, phòng ngủ có lời và thư phòng có tiếng đọc sách.
Phòng bếp có tiếng
Con người xem thức ăn như là món quà mà ông trời ban tặng. Phòng bếp có tiếng, chúng ta thật may mắn khi luôn có thức ăn trong bếp để hâm nóng và thực chất nó cũng như là đang ủ ấm ngôi nhà của mình.
Có một bộ phim truyền hình khắc họa lại cảnh một gia đình nấu ăn cùng nhau. Khi ấy người mẹ vừa khỏi bệnh, đúng lúc người cha trở về nhà, vừa khéo lại đúng vào dịp tết mùa xuân, cả nhà hiếm có dịp mà được cùng nhau quây quần thế này cùng làm bánh . Người lớn thì nhào bột, vo viên, nhào vỏ bánh một cách khéo léo. Trẻ con thì nhào thành những viên nhân tròn xoe.
Ngoài trời gió rét rít lạnh, nhưng trong nhà lại yên bình và ấm áp đến lạ.
Những chiếc bánh nằm ngay ngắn trên đĩa, nước sôi bốc hơi nghi ngút. Trong tiếng cười nói vui vẻ, trên gương mặt mỗi người đều tràn đầy sự hạnh phúc.
Bàn ăn có thể coi là nơi gắn kết những thành viên trong một gia đình, khiến cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của hạnh phúc ấm áp.
Những người luôn đặt tâm huyết vào việc nấu ăn, họ thường coi phòng bếp là nơi để gửi gắm những tâm tư tình cảm, đem tất cả tình yêu thương, sự dịu dàng và nhiệt huyết thả vào từng món ăn, nuôi dưỡng trái tim của gia đình.
Những bữa cơm thơm ngon ẩn chứa sự quan tâm trìu mến giữa các thành viên trong gia đình, nó như tiếp thêm sức mạnh để chúng ta có thể sống hết mình, sống vì tình yêu thương và vì những thử thách phía trước.
Trong thư phòng có tiếng đọc sách
Nhà thơ Tô Thức nổi tiếng của Trung Quốc vào thời nhà Tống đã viết trong cuốn “ Tam Hòe Đường Minh” rằng: “Trung hậu truyện gia cửu, thi thư kế thế trường” ý nghĩa là , lòng trung hậu truyền đời thì gia đình được bền vững; thơ và sách truyền đời thì sẽ lưu mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sử kể rằng: Ông Tô Tuân là nhà văn lớn của thời Đường – Tống trong lịch sử văn học Trung Quốc. Mặc dù gia đình ông có đến hàng chục ngàn cuốn sách trong thư phòng, nhưng hai cậu con trai khi còn nhỏ lại không thích đọc sách và rất ham chơi. Vì thế ông đã tự lấy mình làm gương, khéo léo dẫn dắt, dùng trí tuệ để giải vấn đề.
Nắm bắt sự tò mò của con trẻ, ông vờ như lén lút đọc sách một mình và không cho phép con trẻ tới thư phòng. Cách này đối với hai đứa trẻ mà nói là vô cùng hữu hiệu, trẻ bắt đầu cũng muốn đọc và từ từ khám phá ra niềm vui thích khi đọc sách.
Trong khi khuyến khích và thúc giục các con trai của mình đọc thơ và sách, ông Tô cũng bình đẳng thảo luận về các vấn đề và ý nghĩa trong sách với hai đứa trẻ.
Sinh ra trong gia đình dòng dõi, được hòa mình vào tri thức trong những trang sách và dưới sự dẫn dắt cùng tình yêu thương của cha, hai đứa trẻ đối với cha mẹ trở nên vô cùng hiếu thảo, đối với quan hệ anh chị em thì nhất mực kính trọng, hài hòa thân thiết. Hai anh em sau này đều trở thành các sĩ tử thuộc hàng xuất sắc nhất trong kỳ thi Tế Nam. Nhờ trình độ học vấn cao của mình, cả hai đều được mệnh danh là “Bát đại quân sư của triều đại nhà Đường và nhà Tống”.
Sống trong gia đình có truyền thống đọc sách sẽ mang lại lợi ích cả đời con trẻ. Đọc sách là cơ hội để mở rộng tầm nhìn, là nền tảng xây dựng ước mơ và đưa chúng ta đi thật xa.
Truyền thống đọc sách của gia đình như ngọn hải đăng dẫn lối con người đến bến bờ tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao tinh thần tu dưỡng bản thân, tạo ra khuôn phép và là đòn bẩy cho việc thực hiện ước mơ.
Trong phòng ngủ có lời
Kẻ thủ lớn nhất trong hôn nhân không phải là cãi vã, mâu thuẫn hay lừa dối mà chính là sự im lặng.
Một số người nói:
“Giao tiếp là cách trực tiếp nhất để hòa hợp giữa con người với nhau, là sợi dây kết nối giữa trái tim với trái tim. Đằng sau một cuộc hôn nhân tốt đẹp chính là sự giao tiếp, chia sẻ.”
Giữa vợ chồng, bạn có thể trò chuyện về mọi chuyện trên đời, đơn giản như là nói về bình gas, ăn cơm, vấn đề thời sự, chuyện kinh doanh tại nơi công tác. Hoặc hai người cũng có thể nói về những điều liên quan đến hứng thú, sở thích, nhân sinh quan, giá trị quan. Hai bên cũng có thể nêu ra ý kiến khác nhau về một số điều hay đơn giản là chia sẻ cảm xúc, nói ra lời trong lòng hoặc là thẳng thắn biểu đạt bản thân để thêm phần thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau.
Khi hai người sống chung, khó tránh khỏi có mâu thuẫn và hiểu lầm. Người nguyện ý giao tiếp với đối phương, sẽ không bởi vì chuyện vụn vặt mà tranh cãi. Còn những người không nguyện ý giao tiếp thì chỉ làm cho mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng.
Trong phòng ngủ có lời là sự tôn trọng cởi mở, toàn tâm toàn ý thấu hiểu, nó cũng là một phương tiện để giải quyết vấn đề và để duy trì các mối quan hệ, và cuối cùng, nó chính là một nền tảng của cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Mạn đàm
Càng ngày chúng ta càng thấm thía rằng ngôi nhà đối với một người quan trọng đến nhường nào. Nó là nơi thăng hoa của những tâm hồn, là lâu đài tuyệt đẹp của chính chúng ta.
Gia đình hạnh phúc giống như mùa xuân trên thảo nguyên xanh, tỏa ra sự yên tĩnh và dễ chịu, xoa dịu lòng người và làm cho ai nấy đều trở nên hạnh phúc.
Ở phòng bếp, có một bát canh nóng hổi, một món ăn ngon miệng, một nồi cơm thơm dẻo, tất cả hòa quyện lại và vang lên như một bản nhạc, bản nhạc của sự an tâm, sum vầy và hạnh phúc.
Trong thư phòng có tiếng đọc sách, mỗi cuốn sách là một ngọn hải đăng chiếu sáng cho sự thịnh vượng của gia đình, cho phép gia đình có thể đi xa ngàn dặm.
Trong phòng ngủ có chuyện gì thì dùng lời để chia sẻ, từng lời nói phát ra chính là đang tháo xuống những viên gạch đã dựng nên bức tường ngăn cách giữa hai trái tim, lời nói là để duy trì hòa khí gia đình, giúp gia đình hạnh phúc bền lâu.
Một gia đình, có tình yêu, có sự quan tâm, có sự ung dung nếm trải mọi ngọt bùi cay đắng trên đời, có tình có nghĩa, có thể bên nhau hạnh phúc cả đời.
Cam Cầm/ Vision Times
Hẳn không phải là "quá mức" khi chúng ta bảo vệ cẩn thận con của mình Định nghĩa về sự bảo vệ "đúng mực" và bảo vệ "quá mức” những đứa trẻ luôn là chủ đề đau đầu của các bậc làm cha làm mẹ.