Món ăn 'quốc dân' của xứ sở kim chi cũng phải lao đao vì lạm phát
Món ăn được nhiều người yêu thích giờ đây cũng không còn là sự lựa chọn hàng đầu.
Clark Park, một Youtuber 35 tuổi, nằm trong số nhiều người ở Hàn Quốc đang cảm thấy chán ngán vì giá thực phẩm tăng cao.
Đây là lý do vì sao anh đã cùng dòng người mua sắm kiên nhẫn đứng chờ đợi để được mua gà rán giá rẻ vào một buổi sáng tháng 8 tại Homeplus, một chuỗi siêu thị vừa giảm 12% giá bán.
Đã có hơn 50 người đứng xếp hàng. Nhiều người thậm chí đã chờ đợi hơn 1 tiếng đồng hồ rồi. Tất cả chúng tôi đều cùng nhau chạy đua đến đây khi nó mở cửa. Đó là lúc tôi cảm nhận được cơn sốt của món gà rán
Gà rán từ lâu là món khoái khẩu của người dân xứ sở kim chi. Tuy nhiên, giờ đây, nó cũng đang chịu cảnh lạm phạt với giá cả ngày một tăng lên.
Món ăn "quốc dân"
Gà rán là một nét văn hóa đặc trưng ở Hàn Quốc, tương tự như khoai tây chiên ở Anh, nó đang trở nên đắt đỏ hơn trong năm nay. Nhiều người Hàn Quốc xem gà rán là món ăn nhẹ nhất định phải có trong các sự kiện thể thao và việc người tiêu dùng thường xuyên mua món ăn này trong vòng một tháng không phải là hiếm.
Bất cứ ai đến thăm Hàn Quốc chắc chắn đều phải thử qua món gà rán cùng bia địa phương hay còn được gọi là "Chimac". Cứ 20 nhà hàng được mở tại nước này thì phải có một nhà hàng là kinh doanh món gà.
Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ gà rán lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc với số dân đông hơn rất nhiều. Đây là dữ liệu từ nhà cung cấp nghiên cứu thị trường Euromonitor International.
Clark Park, một người làm sáng tạo nội dung cho biết, gà rán chính là món ăn "quốc dân" tại đất nước này cùng với kim chi, bibimbap và bulgogi.
Món ăn này đã đem đến lợi nhuận rất lớn cho người kinh doanh. Theo Euromonitor, các nhà hàng gà ở Hàn Quốc đạt doanh thu 7,9 tỷ USD vào năm 2021.
Do đó, trong tình hình lạm phát như hiện nay, một bài toán hóc búa đặt ra cho các nhà hàng đó là làm sao họ phải đảm bảo được lợi nhuận mà vẫn giữ được chân khách hàng.
Tất cả các chi phí liên quan đến gà rán đang tăng rất nhanh. Các nhà cung cấp đang phải gồng gánh nhiều áp lực bởi chi phí dầu ăn, tiền thuê nhà, nhân công, dịch vụ giao hàng và thậm chí là cả thức ăn cho gà cũng tăng vọt
Nhà kinh tế này cho hay, thậm chí một số nhà hàng đã bắt đầu sử dụng robot để giảm chi phí thuê nhân công.
"Cuộc chiến" gà rán
Người bán có những cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau với tình hình gần đây. Theo Yunjin Park, một nhà phân tích nghiên cứu cấp cao về thực phẩm và dinh dưỡng tại Euromonitor, các chuỗi cửa hàng gà hàng đầu đã tăng giá thực đơn lên trung bình 2.000 won Hàn Quốc (34.000 đồng). Điều này đã khiến giá gà rán tăng khoảng 10% - 15%.
Mặc dù con số có vẻ nhỏ nhưng trên thực tế, khách hàng sẽ phải bỏ ra hơn 500.000 đồng cho một bữa gà đơn giản.
Yunjin Park nói với CNN Business: " Thịt gà từng là thức ăn bình dân đối với người Hàn Quốc. Giờ đây nó không còn là món ăn dễ mua nữa ".
Mặc dù vậy, các siêu thị địa phương lại đi theo hướng hoàn toàn khác. Đợt giảm giá tháng 8 mà Clark Park tham gia tại Homeplus là một chương trình khuyến mãi gà rán với tên gọi 'Dangdang' (trong tiếng Hàn nghĩa là tự hào hoặc công bằng), có giá chỉ bằng 1/3 so với mức giá mà hầu hết các nhà bán lẻ đưa ra.
Các cửa hàng khác cũng đang cảm thấy áp lực khi phải chạy đua theo. Vào tháng 8 vừa qua, Emart, một chuỗi siêu thị lớn khác, đã tung ra chương trình khuyến mãi kéo dài một tuần để bán gà rán với giá giảm gần 50%. Và họ đã bán được tất cả 60.000 miếng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng để giảm giá và một số cửa hàng nhỏ hơn có thể bị buộc phải đóng cửa cho đến khi chi phí của họ giảm trở lại.
Một cuộc khủng hoảng toàn cầu
Theo Economist Intelligence Unit, một lý do khiến Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng bão giá như hiện nay là bởi vì quốc gia này nhập khẩu gần một nửa lượng lương thực của mình.
Các nhà kinh tế của Nomura cảnh báo rằng Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế châu Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ giá cả tăng vọt trên thế giới, vì nó phụ thuộc vào nhiều loại thực phẩm đến từ các quốc gia khác.
Giá lương thực toàn cầu đã tăng chóng mặt trong năm nay khiến nhiều nước trong đó có xứ sở kim chi phải lao đao. Lạm phát ở Hàn Quốc đã chạm mốc 23%, tốc độ nhanh nhất trong 23 năm.
Tháng trước, Thái Lan cũng đã phải tăng giá mì ăn liền lần đầu tiên sau 14 năm, đe dọa đến bữa ăn của những gia đình có thu nhập thấp. Trong khi đó mức lương của người tiêu dùng không được tăng đáng kể là bao. Cho đến nay, người dân ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải thắt lưng buộc bụng, chật vật tính toán cho từng bữa ăn hàng ngày.
Nguồn: CNN