Mối quan hệ mật thiết giữa cánh tả Mỹ và chủ nghĩa Marx

Chia sẻ Facebook
25/05/2022 16:32:14

Nhà bình luận chính trị bảo thủ nổi tiếng người Mỹ Mark R. Levin đã xuất bản cuốn sách "Chủ nghĩa Marx của Mỹ" vào năm 2021.

(Ảnh chụp màn hình cuốn sách ‘Chủ nghĩa Marx của Mỹ” của Mark R. Levin)


Nhà bình luận chính trị bảo thủ nổi tiếng người Mỹ Mark R. Levin đã xuất bản cuốn sách “ Chủ nghĩa Marx của Mỹ ” vào năm 2021. Tiếc rằng nó đã bị bỏ lại trong bóng tối, vì nhiều người cho rằng chủ nghĩa McCarthy của Mỹ là tác hại chính, nhìn vào thế giới ngày nay, những biến thể của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Marx mới đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong chính trị thế giới: Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản cộng sản (chủ nghĩa Marx cơ bản + chủ nghĩa tư bản nhà nước), Mỹ Latinh là cánh tả cộng sinh theo đuổi chủ nghĩa Marx và chống chủ nghĩa thực dân, châu Âu là người kế thừa Trường phái Frankfurt – thành trì của Cánh tả Mới, và chống thực dân và chống bá quyền ở châu Phi thậm chí còn mang tính chất Mác xít hơn. Cuối cùng chỉ còn lại một nước Mỹ Đảng Dân chủ Mỹ mang đậm màu sắc xã hội chủ nghĩa, điều này cũng được New York Times công nhận. “Chủ nghĩa Marx của Mỹ ” không chỉ cung cấp một lời giải mã chính trị cho những người Mỹ đang trong trạng thái lo lắng, mà còn gỡ bỏ đám mây cho những người trên thế giới cho rằng hiến pháp Mỹ có một cơ chế sửa lỗi tốt.


Mark Levin đã tổng kết chính xác các giá trị Mỹ của chính phủ Dân chủ trong cuốn “ Chủ nghĩa Marx của Mỹ “, giá trị quan này chính là LGBTQI (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới, người đang trong quá trình tìm hiểu về nhận dạng giới tính của bản thân, liên giới tính) + CRT (Lý thuyết Chủng tộc Phê phán) + biến đổi khí hậu – năng lượng xanh + Văn hóa xóa sổ (cancel culture) + cần sa (sử dụng ma túy). Có người cho rằng đây là một giá trị quan tiến bộ, hơi xa với chủ nghĩa Marx, nhưng xét về nguồn gốc, Mark Levin hoàn toàn không phải nói chuyện giật gân.

1. Nền chính trị bản sắc do Đảng Dân chủ Mỹ xây dựng bắt nguồn từ “lý thuyết đấu tranh giai cấp” của chủ nghĩa Marx, và điểm chung là tìm ra hoặc tạo ra một nhóm nạn nhân.


Tư tưởng chủ trương căn bản của chủ nghĩa Marx nhấn mạnh lý luận về đấu tranh giai cấp, phân chia con người thành các giai cấp theo địa vị kinh tế và chính trị của họ, đồng thời xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội loài người là mâu thuẫn không thể hòa giải giữa giai cấp bóc lột (người tước đoạt) và giai cấp bị bóc lột (người bị tước đoạt). Những kẻ thống trị và người giàu thuộc về giai cấp bóc lột và là thủ phạm; phần còn lại là những người lao động chân tay và thể lực như công nhân, nông dân và thợ thủ công lao động chân tay, thuộc những người bị tước đoạt và là nạn nhân. Đánh thức ý thức nạn nhân của những người bị tước đoạt và tiêu diệt những người tước đoạt chính là cuộc cách mạng vô sản mà Marx gọi là “tước đoạt kẻ tước đoạt” , một hình thức cao nhất của đấu tranh giai cấp.


Lý thuyết Chủng tộc Phê phán (CRT) được xây dựng và quảng bá bởi những người cánh tả Mỹ và đại diện chính trị của họ – Đảng Dân chủ, dùng áp bức chủng tộc để thay thế sự áp bức giai cấp của chủ nghĩa Marx. Khi kể về sự áp bức nô lệ da đen trong lịch sử, họ đã thành công biến đổi món nợ đạo đức của người da trắng thành món nợ hiện thực. Làm cho tất cả những người da trắng có liên quan hoặc không liên quan đến Mỹ cảm thấy tội lỗi. Yêu sách cực đoan nhất là để chính phủ liên bang trả khoản bồi thường khổng lồ cho mọi người da đen và cho người da đen nhiều đặc quyền pháp lý khác nhau, bao gồm quyền miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với các loại hoạt động đánh đập, đập phá, cướp bóc.


Loại chính trị bản sắc này không chỉ gây hại cho các nhóm sắc tộc khác trên đất Mỹ, mà còn gây hại cho người da đen và xã hội Mỹ về lâu dài. Nhiều người da đen nghĩ rằng họ có đặc quyền hợp pháp và phạm tội một cách liều lĩnh; các thành phố do Đảng Dân chủ điều hành, chẳng hạn như New York và San Francisco với nhiều cư dân da đen hơn, đã trở thành thành phố tội phạm và đang suy yếu từng ngày.

2. Cách mạng bạo lực của Marx (tên gọi của Marx là sự phê phán vũ khí), chủ trương sử dụng vũ lực để đập tan thế giới cũ và tạo ra thế giới mới. Cánh tả Mỹ đặc biệt sử dụng bạo lực như một thủ đoạn để đưa ra yêu cầu.

“Mục tiêu của họ (ám chỉ giai cấp vô sản) chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ tất cả các chế độ xã hội hiện có. Để cho các giai cấp thống trị run sợ trước cuộc cách mạng cộng sản. Những gì mà giai cấp vô sản mất trong cuộc cách mạng này chỉ là xiềng xích. Những thứ mà họ sẽ nhận được là toàn bộ thế giới.”

“Chúa Giê-su là nhà cách mạng cấp tiến người da đen nổi tiếng nhất trong lịch sử”

“Tôi chỉ muốn thông qua mọi cách cần thiết để giải phóng người da đen và chủ quyền của người da đen”

, nếu Mỹ

“không cho chúng tôi những gì chúng tôi muốn, vậy thì chúng tôi sẽ phá hủy hệ thống này”.

có hơn 10.600 cuộc biểu tình trên khắp Mỹ

vào ngày 27/6, một nhóm BLM lớn đã hô vang “Eat The Rich!” (Ăn những người giàu), “Abolish Capitalism Now!” (Xóa sổ chủ nghĩa tư bản), và tấn công Beverly Hills, một khu vực giàu có ở Los Angeles.

3. Marx nhấn mạnh chế độ công hữu “ chính quyền kiểm soát mọi tài nguyên “, chỉ trích quyền tài sản tư hữu thiêng liêng không thể xâm phạm. Cánh tả Mỹ đang nỗ lực xóa bỏ luật tư bản rằng tài sản tư nhân là bất khả xâm phạm, và chính quyền Dân chủ của Biden đang nỗ lực xây dựng sự kiểm soát mạnh mẽ của chính phủ đối với nền kinh tế.


Các cuộc biểu tình BLM bắt đầu từ tháng 5/2020 đã chứng kiến ​​rất nhiều vụ cướp bóc. Không chỉ các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ tích cực che đậy và ‘mỹ hóa’ (làm đẹp) hành vi này, mà còn có nữ nhà văn Vicky Ostwell biện minh cho hành vi cướp bóc của BLM. Nữ nhà văn ở Philadelphia, đã xuất bản đúng thời điểm đó cuốn sách “ In Defense Of Looting’, In Defense of Looting: A Riotous History of Uncivil Action (Bảo vệ chiến lợi phẩm: Lịch sử của bạo loạn không văn minh), các kênh truyền thông cánh tả Mỹ như NPR, The New Yorker, và The Atlantic đều nhiệt tình quảng bá và giới thiệu cuốn sách này. Tác giả cuốn sách cho rằng cướp bóc là một công cụ mạnh mẽ cho việc thực hiện sự thay đổi thực sự và lâu dài của xã hội, và lập luận của bà có thể được tóm tắt như sau:


1) Tịch thu tài sản trên quy mô lớn trong thời gian trộm cắp hàng loạt trong thời kỳ bất ổn hoặc bạo loạn, hành vi xông vào cửa hàng cướp bóc trên quy mô lớn, là một chiến thuật mạnh mẽ đang được những người phản kháng sử dụng, mục đích là để đặt câu hỏi về sự công bằng của “pháp trị” cũng như phân phối tài sản và của cải trong các xã hội bất bình đẳng.


2) Cướp bóc chỉ là một chiến thuật của những người phản kháng. Nó thường là một cuộc tấn công vào các doanh nghiệp, không gian thương mại hoặc các tòa nhà chính phủ, để chia sẻ miễn phí những những thứ vốn nên được tiến hành thương mại hóa và được kiểm soát.


3) Chỗ hay của cướp bóc là cho phép người ta có được thứ họ cần ngay lập tức và miễn phí mà không cần phải dựa vào công việc hay tiền lương. Là một hình thức hành động chính trị, đây là sức mạnh chiến thuật cơ bản nhất của hành vi cướp bóc.


4) Trộm cướp tấn công vào cách phân phối vật phẩm và quan niệm về tài sản: để ai đó có mái nhà che đầu hoặc có vé ăn, họ phải làm việc cho ông chủ,  kiểu có công việc mới có được chi phí sinh hoạt là biểu hiện của sự bất công xã hội. Hơn nữa, nguyên nhân của việc dùng phương thức này để tổ chức thế giới, rõ ràng là vì lợi ích của các chủ sở hữu tư bản (vốn). Cướp giật đánh vào trọng tâm của mối quan hệ tài sản này, đồng thời chứng minh rằng không có cảnh sát cũng không có sự áp bức của chính phủ, thì chúng ta có thể có được mọi thứ miễn phí.


Thật trùng hợp, một nhóm có tên là Campus Reform (Cải cách trường học) đang khảo sát cách nhìn nhận của mọi người về nạn trộm cướp . Các thành viên của tổ chức lần đầu tiên đến Chicago để phỏng vấn người da đen, những người được phỏng vấn đều tin rằng việc đến trung tâm mua sắm để lấy một thứ gì đó là chính đáng và đó là việc theo đuổi công bằng xã hội. Campus Reform sau đó đã đến Đại học George Washington ở Washington DC. để hỏi sinh viên đại học xem họ nghĩ gì về nạn cướp bóc và bạo loạn. Thật không may, các sinh viên đại học nói rằng có “lý do chính đáng” cho bạo loạn, cướp bóc, bởi vì “những người nắm quyền ăn cắp nhiều thứ hơn” và cướp bóc chỉ là một phương thức biểu đạt của người không có quyền lực.


Không một phương tiện truyền thông chính thống nào lên tiếng chỉ trích quan điểm trên.

4. Chủ nghĩa Marx ghét trật tự tự nhiên của xã hội loài người và chủ trương cải tạo tự nhiên, Engels cho rằng gia đình là sản phẩm của chế độ tư hữu và tất yếu sẽ lụi tàn trong xã hội tương lai.


‘ Đại nhảy vọt ‘ của Mao Trạch Đông, khiến hơn 30 triệu người chết đói, chính là đấu với trời, đấu với đất và cải tạo tự nhiên, là một thử nghiệm trước để bước vào xã hội chủ nghĩa cộng sản. Lý thuyết biến đổi khí hậu của Đảng Dân chủ – Cánh tả Mỹ (vốn nói là khí hậu nóng lên, nhưng phát hiện rằng nó dễ bị chứng minh là giả nên đã sửa đổi thành “biến đổi khí hậu “) và các chính sách năng lượng xanh; ủng hộ việc thông qua chuyển giới để thay đổi giới tính tự nhiên, thậm chí chủ trương đàn ông có thể mang thai, đây chính là thực tiễn của thay đổi tự nhiên. Đây là một bước tiến xa hơn so với việc “khiến núi cao cúi đầu, nước sông nhường đường” của Mao Trạch Đông.


Những người tin theo chủ nghĩa Marx chưa bao giờ thiếu quyết tâm và năng lực hành động để cải tạo thế giới và hủy diệt thế giới. Không giống như phiên bản 1.0 của chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô lãnh đạo, đó là một cuộc cách mạng cộng sản diễn ra bên ngoài thế giới tư bản. Đảng Dân chủ lên nắm quyền, cuộc cách mạng cộng sản Mỹ bùng nổ trở lại, câu chuyện ‘ Trại súc vật ‘ lặp lại, và điều này xảy ra ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản ở Mỹ, quả là một sự trớ trêu lớn cho nhân loại.

chương trình trò chuyện của Mark Levin

“Đất nước chúng ta đã đến lúc không còn đường quay lại? Tôi chỉ hy vọng không nhìn thấy những kẻ man rợ thiêu rụi thành phố Rome trong những năm tôi còn sống.”

chủ nghĩa tiến bộ

rượu mới

người sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Klaus Schwab, nói với những người tham dự diễn đàn này ở Davos rằng “tương lai sẽ do chúng tôi xây dựng”

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ cùng tham gia với chúng tôi để hỗ trợ công việc không buông lơi và cao cả của những người bảo vệ nhân quyền LGBTQI +, điều này hoàn toàn khác với các giá trị quan được quảng bá trước đây là tự do dân chủ hiến chính.”


Hà Thanh Liên
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà kinh tế học gốc Hoa hiện đang sống tại Mỹ Hà Thanh Liên, được đăng trên Epoch Times .)

1984 của Orwell: Cẩm nang 6 bước cai trị dành cho các nhà độc tài

Đọc cẩm nang độc tài 1984 của George Orwell.

Chia sẻ Facebook